Vị trí, vai trò, chức năng, ý nghĩa Hiến pháp

Một phần của tài liệu thuận lợi và khó khăn trong việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi hiến pháp (Trang 21 - 25)

Là một văn kiện pháp lý – chính trị, Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền bao giờ cũng mang tính pháp chế tối thƣợng so với tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật quốc gia. Hiến pháp là nền tảng pháp lý, căn cứ chủ đạo đối với việc ban hành toàn bộ các văn bản pháp lý khác của Nhà nước, là cơ sở định hướng hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội cũng như hành vi và ý thức pháp luật của công dân. Vì vậy, Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, tất cả các văn bản khác đều phải phù hợp với Hiến pháp. Trong hệ thống pháp luật của mỗi nước, Hiến pháp có vị trí cao nhất. Vị trí cao nhất của Hiến pháp được bảo đảm bởi:

Hiệu lực pháp lý của Hiến pháp là cao nhất, vì vậy hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp về nội dung và hình thức, nếu trái với Hiến pháp thì cần phải sửa đổi, bổ sung…

Thủ tục thông qua Hiến pháp đặc biệt hơn so với việc thông qua các văn bản luật khác. Thủ tục này còn bảo đảm cho Hiến pháp có tính ổn định, bảo đảm tính bền vững của Hiến pháp.

Chủ thể thông qua Hiến pháp là nhân dân, trong điều kiện nước ta nhân dân uỷ quyền cho Quốc hội thông qua Hiến pháp.

Trong hệ thống pháp luật của mỗi nước, Luật Hiến pháp giữ vị trí chủ đạo vì nó có đối tƣợng điều chỉnh đặc biệt và là cơ sở để xây dựng các ngành Luật khác nhau. Ví dụ:

Luật Hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, xác định nguyên tắc của mối quan hệ giữa công dân và nhà nước, đó chính là những nguyên tắc chủ đạo để xây dựng ngành luật hành chính, hay là Luật Hiến pháp xác lập những nguyên tắc cơ bản trong những quan hệ kinh tế, xác lập nền tảng cơ bản cho việc xây dựng ngành luật dân sự, thương mại…

Nói cách khác, đó là những quy định làm nền tảng cho các Ngành luật về tổ chức quyền lực nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và mối liên hệ giữa nhà nước với xã hội dân sự trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Với nội dung như vậy, Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo, làm cơ sở pháp lý cao nhất trong quốc gia, đề ra

những quy tắc căn bản nhất, ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật cho các ngành luật khác.8

1.1.4.2.Vai trò

* Vai trò Hiến pháp với việc xác lập chủ quyền nhân dân

Trong lịch sử nhân loại, phạm trù “chủ quyền nhân dân” đƣợc đề cập đến từ khá sớm. Tuy nhiên, chỉ đến giữa thế kỷ XVIII, “chủ quyền mới trở thành một học thuyết.

Học thuyết “chủ quyền nhân dân” được sáng lập bởi nhà tư tưởng người Pháp J.J.Rousseau. Theo quan điểm của Rousseau, chủ quyền ở đây không phải cái gì khác mà là ý chí chung của cộng đồng xã hội đƣợc hình thành từ những cá nhân riêng lẻ. Khi đã đạt đƣợc ý chí chung thì toàn thể cộng đồng xã hội đƣợc gọi là nhân dân, chủ quyền tối cao không thể từ bỏ và không thể phân chia. Theo Rousseau, việc phân chia quyền lực nhà nước thành các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp chỉ là biểu hiện bề ngoài. Về thực chất các bộ phận quyền hành đƣợc chia tách ra nhƣ vậy đều phụ thuộc vào quyền lực tối cao, đều giả định có ý chí tối cao, mỗi bộ phận đều chỉ nhằm thực hiện ý chí tối cao đó.9

Ngày nay, tư tưởng chủ đạo của học thuyết chủ quyền nhân dân, đã được thừa nhận rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới. Hiến pháp của các nước, dưới các hình thức khác nhau, đều khẳng định nhân dân là nguồn gốc của mọi quyền lực, trong đó có quyền lực nhà nước.

Trong nhà nước, quyền lực tối cao của nhân dân được thể hiện trước hết ở vai trò của nhân dân đối với bản Hiến pháp. Hiến pháp với tính chất là văn bản pháp luật chủ đạo của mỗi quốc gia, Hiến pháp hợp thức hoá về mặt pháp lý quyền lực nhà nước, vì vậy, nội dung của Hiến pháp phải thể hiện ý chí chung của toàn thể nhân dân. Do vậy, việc thông qua Hiến pháp phải đƣợc sự chấp thuận của nhân dân. Lịch sử hơn 200 năm lập hiến của nhân loại cho thấy, nhân dân có thể trực tiếp thông qua Hiến pháp bằng cuộc trƣng cầu ý dân, hoặc thành lập tổ chức lập hiến (Quốc nghị lập hiến, Quốc hội lập hiến) để thông qua Hiến pháp. Bản Hiến pháp đầu tiên của nhân loại, Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1787 đƣợc thông qua bởi Hội nghị lập hiến. Để khẳng định chủ quyền nhân dân, trong lời nói đầu của Hiến pháp thường ghi nhận việc thông qua Hiến pháp là

8 Nguyễn Đăng Dung: Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2006, trang 34,35

9Vũ Hồng Ánh : Hiến pháp với chủ quyền nhân dân, Báo điện tử đại biểu nhân dân

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=69&ItemId=223390&GroupId=1669 [ngày truy cập 15/3/2013]

đƣợc sự chấp thuận bởi nhân dân hoặc việc thông qua Hiến pháp phù hợp với ý chí của nhân dân. Lời nói đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 tuyên bố: “Chúng tôi, nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, với mục đích xây dựng một Liên bang hoàn hảo hơn, thiết lập công lý, duy trì an ninh trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng chung, giữ vững nền tự do cho bản thân và con cháu chúng ta, quyết định thiết lập Hiến pháp này cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”; Lời nói đầu của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946 khẳng định: “Đƣợc nhân dân giao cho trách nhiệm soạn thảo Hiến pháp, Quốc hội nhận thấy Hiến pháp cần phải xây dựng theo các nguyên tắc sau:

Đoàn kết toàn dân không phân biệt nòi giống, giàu nghèo, gái trai, tôn giáo; bảo đảm các quyền tự do dân chủ cho nhân dân; kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”; những quy định tương tự có thể tìm thấy trong Hiến pháp của nhiều nước khác. Chẳng hạn lời nói đầu của Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 tuyên bố: “Chúng tôi, nhân dân đa sắc tộc Liên bang Nga, cùng chung số phận trên mảnh đất này; khẳng định quyền và tự do của con người, hoà bình và đồng thuận xã hội; giữ gìn sự thống nhất đất nước từ bao đời nay… chấp thuận thông qua bản Hiến pháp này”.

Về nguyên tắc, với tư cách là người mang chủ quyền, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, để thực thi quyền lực nhà nước, cần phải có sự hiện diện của bộ máy hoàn hảo với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đảm nhận các chức năng của quyền lực nhà nước. Bộ máy đó chính là nhà nước với các bộ phận lập pháp, hành pháp, tư pháp. Để bảo đảm cho ngăn ngừa nhà nước nói chung, các cơ quan nhà nước nói riêng lạm quyền, thao túng quyền lực nhà nước, việc tổ chức bộ máy nhà nước cần được xây dựng sao cho không một cơ quan nhà nước nào nắm toàn bộ quyền lực nhà nước.

* Vai trò của Hiến pháp đối với việc tổ chức quyền lực nhà nước Vai trò của Hiến pháp đối với tổ chức quyền lực nhà nước được thể hiện:

Thứ nhất, bằng việc ghi nhận nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Hiến pháp khẳng định một chân lý tối thượng - nhân dân - người sáng tạo nên lịch sử - tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, chủ quyền của nhân dân cao hơn quyền lực nhà nước.

Thứ hai, việc khẳng định nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, Hiến pháp góp phần tạo nên cơ sở hiến định các cơ quan nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Toà án, Viện kiểm sát thực thi đúng, đầy đủ, có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình với tư cách là những “công bộc”, “người đầy tớ” của nhân dân.

Thứ ba, bằng việc ghi nhận một cách đầy đủ - khoa học và chặt chẽ những nguyên tắc cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước, Hiến pháp góp phần xác lập cơ chế phân công, phối hợp, cân bằng, kiểm tra và giám sát giữa các cơ quan công quyền của quyền lực nhà nước nhằm loại trừ các biểu hiện tuỳ tiện, lạm quyền, tệ quan liêu - tham nhũng - hách dịch - cửa quyền, xâm phạm các quyền và tự do hiến định của công dân, đồng thời đem lại các dịch vụ công tốt nhất cho xã hội.10

1.1.4.3.Chức năng

Chức năng chung nhất của Hiến pháp là hợp pháp hoá ở mức cao nhất cơ sở tồn tại của một chế độ xã hội, chế độ nhà nước, một trật tự các quan hệ xã hội. Hiến pháp nào cũng vậy, đều có chức năng bảo đảm tính hợp pháp cao nhất cho chế độ xã hội và chế độ nhà nước, xác định địa vị pháp lý chung nhất của cá nhân, của tập thể.

Chức năng thứ hai của Hiến pháp là quy định cơ sở xuất phát điểm và định hướng cho quá trình phát triển và hoàn chỉnh các chế định pháp lý, tạo khuôn khổ pháp lý chung cho toàn bộ hệ thống pháp lý. Có thể gọi đó là chức năng sáng tạo và phát triển của Hiến pháp. Những quy định của Hiến pháp về mục tiêu phát triển đất nước, những bảo đảm pháp lý cho quyền và tự do của con người và của công dân có khả năng định hướng cho hoạt động của Nhà nước và hành vi của cá nhân, làm cơ sở chung cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của cá nhân và tập thể.

Chức năng thứ ba của Hiến pháp là chức năng ổn định hoá các quan hệ xã hội.

Bản thân Hiến pháp là văn bản có tính ổn định cao, do vậy khả năng của nó trong việc bảo đảm sự ổn định của các quan hệ xã hội, các thiết chế chính trị và Nhà nước cũng như các định chế xã hội và sự an toàn pháp lý cho cá nhân, cho xã hội là rất lớn.11

1.1.4.4.Ý nghĩa của Hiến pháp

Hiến pháp là một đạo luật cơ bản của nhà nước, do cơ quan đại diện và quyền lực nhà nước cao nhất ban hành Là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất, Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng và quyết định của đời sống xã hội, nhƣ hình thức tổ chức nhà nước, cơ cấu và thẩm quyền của bộ máy nhà nước, trình tự hình thành các cơ

10 Vũ Hồng Ánh : Hiến pháp với chủ quyền nhân dân, Báo diện tử đại biểu nhân dân.

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=69&ItemId=223390&GroupId=1669 [ngày truy cập 1/4/2013]

11 Đào Trí Úc,Hiến pháp trong đời sống xã hội quốc gia Trang thông tin điện tử dự thảo online,

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_TAILIEU/Attachments/83/HP_trong_doi_song_xa_hoi_va_quoc_

gia.doc. [ngày truy cập 3/4/1013]

quan nhà nước, chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; những nguyên tắc chung nhất thể hiện mục đích, xu hướng vận động của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Các quy định của Hiến pháp là những quy định xác lập, có giá trị xuất phát điểm; chúng điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất và đồng thời là cơ sở pháp luật cho tất cả các ngành luật nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật của một nước.Các văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Những văn bản trái với Hiến pháp bị xem là vi Hiến thì phải bị sửa đổi hoặc bải bỏ.12

Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý, là đạo luật cơ bản, luật gốc của nhà nước. Hiến pháp phản ánh ý chí, lợi ích của toàn dân tộc. Thông qua Hiến pháp, tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân được khẳng định; nhân dân trao quyền cho các cơ quan nhà nước, bảo đảm tính hợp pháp cao nhất của việc thực hiện quyền lực nhà nước.

Một phần của tài liệu thuận lợi và khó khăn trong việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi hiến pháp (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)