Lấy ý kiến nhân dân là thuật ngữ không phải mới ở nước ta, nhưng do ít được đề cập bàn luận nên trên thực tế có những cách hiểu đơn giản, chƣa thống nhất, thậm chí còn nhằm lẫn giữa lấy ý kiến nhân dân với các thuật ngữ khác nhƣ trƣng cầu ý dân, phúc quyết. Vì vậy, để đi sâu vào nghiên cứu đƣa ra đƣợc giải pháp hoàn thiện pháp luật về lấy ý kiến nhân dân trong quá trình ban hành văn bản luật cần phải làm rõ nội hàm thuật ngữ này. Trước hết cần phân biệt rõ thế nào là trưng cầu ý dân, phúc quyết, lấy ý kiến nhân dân.
Phân tích về khía cạnh thuật ngữ cho thấy, phúc quyết là từ Hán - Việt, đƣợc ghép bởi hai từ là phúc và quyết: phúc có nghĩa là "lật lại, xét kỹ ; quyết có nghĩa là "quyết định". Nhƣ vậy, có thể hiểu phúc quyết là việc đƣa một vấn đề đã đƣợc quyết định ra để biểu quyết lại. Ở nước ta, thuật ngữ phúc quyết được dùng trong trường hợp toàn dân phúc quyết và trong trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm đối với ban lãnh đạo của một cơ quan nhà nước (như Ủy ban hành chính). Có thể thấy rằng, chủ thể của quyền phúc quyết có thể là toàn dân hay là một bộ phận hẹp hơn (các đại biểu Hội đồng nhân dân, trong trường hợp phúc quyết Ủy ban hành chính); còn phạm vi vấn đề đưa ra phúc quyết có thể là một vấn đề quan trọng nhƣ Hiến pháp, một đạo luật hoặc cũng có thể chỉ là việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với ban lãnh đạo của một cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, những vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân thì có thể là những vấn đề đã được các cơ quan nhà nước thông qua hoặc cũng có thể chƣa đƣợc thông qua; còn những vấn đề đƣa ra phúc quyết phải là những vấn đề đã được các cơ quan nhà nước thông qua. Chính vì có sự đan xen đó nên trong trường hợp đưa ra toàn dân phúc quyết về công việc của Nhà nước hoặc của địa phương thì người ta cũng gọi đó là trưng cầu ý dân (chẳng hạn như Thụy Sĩ, việc sửa đổi Hiến pháp mặc dù đã đƣợc Quốc hội thông qua nhƣng để có hiệu lực thì bản Hiến pháp sửa đổi đó phải được đa số người dân tán thành thông qua).15
Nếu đề cập đến một vấn đề cụ thể hơn là “phúc quyết Hiến pháp” sẽ thấy đƣợc mối quan hệ giữa phúc quyết và trưng cầu dân ý. Thực chất, trưng cầu ý dân là phương thức để thực hiện quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân, có mối liên hệ mật thiết đối với quyền phúc quyết. Một cuộc trƣng cầu ý dân là một cuộc bỏ phiếu trực tiếp, trong đó có toàn bộ cử tri đƣợc yêu cầu hoặc chấp nhận hoặc từ chối một vấn đề cụ thể. Điều này có thể dẫn đến việc thông qua một Hiến pháp mới, một sửa đổi Hiến pháp, luật, hay đơn giản là một chính sách cụ thể của Chính phủ. Nhƣ vậy có thể nhận thấy, nội dung của hoạt động trƣng cầu ý dân có bao gồm cả việc nhân dân phúc quyết các vấn đề liên quan đến Hiến pháp hoặc thực thiện các phúc quyết trong các trường hợp được xác định trong Hiến pháp. Nếu nhƣ trƣng cầu ý dân có hai loại: trƣng cầu đề tham khảo ý kiến nhân dân (không bắt buộc); kết quả trƣng cầu là kết quả quyết định cuối cùng (bắt buộc) thì để thực hiện quyền phúc quyết Hiến pháp phải tổ chức trưng cầu dân ý bắt buộc. Thông thường sửa đổi Hiến pháp, phê chuẩn người đứng đầu Nhà nước và phê chuẩn việc tham gia các điều ƣớc quốc tế là những nội dung phải tiến hành trƣng cầu dân ý bắt buộc. Cơ sở để
15 Phân biệt trưng cầu ý dân và phúc quyết, lấy ý kiến nhân dân, Trang tin điện tử diễn đàn sinh viên luật Hà Nội, http://sinhvienluat.vn/diendan/showthread.php?19695-Về-việc-sửa-đổi-Hiến-pháp-1992 [ngày truy cập 30/4/2013]
thực hiện trƣng cầu ý dân để phúc quyết Hiến pháp đƣợc dựa trên đề xuất của Quốc hội/Nghị viện (thường là ít nhất 2/3 đại biểu Quốc hội/Nghị viện).16
Lấy ý kiến nhân dân là việc Nhà nước tổ chức để nhân dân đóng góp, tham gia ý kiến của mình về một vấn đề cụ thể đƣa ra lấy ý kiến. Có thể nhận thấy đây cũng là một hình thức dân chủ có tính chất giống nhƣ trƣng cầu ý dân; xét về bản chất, trƣng cầu ý dân là một trong những hình thức của lấy ý kiến nhân dân. Tuy nhiên, nội hàm của trƣng cầu ý dân hẹp hơn so với nội hàm của lấy ý kiến nhân dân. Điểm khác biệt cơ bản giữa lấy ý kiến nhân dân với trưng cầu ý dân là ở chỗ: thông qua trưng cầu ý dân, người dân trực tiếp quyết định đối với vấn đề đƣợc đƣa ra trƣng cầu; còn thông qua việc lấy ý kiến nhân dân, người dân chỉ đưa ra ý kiến để các cơ quan nhà nước tham khảo, việc quyết định về vấn đề đƣa ra lấy ý kiến nhƣ thế nào vẫn hoàn toàn tùy thuộc vào cơ quan nhà nước. Ngoài ra, giữa lấy ý kiến nhân dân với trưng cầu ý dân còn khác nhau ở chỗ: đối tƣợng của việc lấy ý kiến nhân dân là nhân dân nhƣng nhân dân ở đây không nhƣ trong trưng cầu ý dân chỉ gồm những người có quyền bầu cử (cử tri) mà bao gồm tất cả những người có khả năng và tâm huyết đóng góp ý kiến, không hạn chế bất cứ một trường hợp nào cho dù người đó có đầy đủ quyền công dân hoặc quyền bầu cử hay không; những việc đƣa ra lấy ý kiến nhân dân có khi là để xem xét quyết định về một vấn đề cụ thể (nhƣ việc lấy ý kiến về việc có nên xây dựng một công trình hay không) giống nhƣ trong trƣng cầu ý dân nhƣng cũng có thể chỉ là việc góp ý để hoàn chỉnh thêm các vấn đề đƣa ra lấy ý kiến (nhƣ việc lấy ý kiến đối với dự án luật, pháp lệnh); và một điểm khác biệt nữa là ở chỗ trƣng cầu ý dân bắt buộc phải thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu với câu trả lời là đồng ý hay không đồng ý với vấn đề đƣa ra trƣng cầu, còn việc lấy ý kiến nhân dân thường không được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu, người dân góp ý bằng cách thể hiện ý kiến trong văn bản và gửi cho cơ quan tổ chức việc lấy ý kiến nhân dân.17 Lấy ý kiến nhân dân được hiểu là một hình thức dân chủ trực tiếp, Nhà nước tạo điều kiện để nhân dân bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về một vấn đề cụ thể đƣa ra lấy ý kiến.
Nhân dân ở đây có nghĩa là bao gồm đông đảo những người dân, thuộc mọi tầng lớp, không phân biệt giai cấp, tầng lớp. Nhân dân thường là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc những người có liên quan, quan tâm đến vấn đề đưa ra lấy ý kiến. Thông
16Phân biệt trưng cầu ý dân và phúc quyết, lấy ý kiến nhân dân, Trang tin điện tử diễn đàn sinh viên luật Hà Nội http://sinhvienluat.vn/diendan/showthread.php?19695-Về-việc-sửa-đổi-Hiến-pháp-1992 [ngày truy cập 30/4/2013]
17Phân biệt trưng cầu ý dân và phúc quyết, lấy ý kiến nhân dân, Trang tin điện tử diễn đàn sinh viên luật Hà Nội, http://sinhvienluat.vn/diendan/showthread.php?19695-Về-việc-sửa-đổi-Hiến-pháp-1992 [ngày truy cập 30/4/2013]
qua lấy ý kiến, người dân có cơ hội bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, tạo điều kiện để nhà nước có cơ hội xem xét trước khi ra quyết định thông qua vấn đề đó.
Hoạt động lấy ý kiến nhân dân rất đa dạng có thể dưới nhiều hình thức như:
thông qua internet, báo đài, tổ chức hội thảo, lấy ý kiến trực tiếp thông qua tiến hành khảo sát,… nhằm tìm kiếm ý kiến của nhân dân, hoạt động này có thể tập trung vào một nhóm đối tƣợng có lợi ích cụ thể và trực tiếp từ một quyết định nào đó hoặc cũng có thể tìm kiếm ý kiến chung từ nhân dân.
Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp là việc cơ quan có thẩm quyền tổ chức tham vấn nhân dân về dự thảo Hiến pháp. Tức là các quá trình tác động lên nhân nhằm mục đích thông tin cho nhân dân về chính sách quan điểm về một dự án pháp luật để nhân dân biết và nhận thức được ý chí và dự kiến của nhà làm luật trước khi văn bản pháp luật đƣợc ban hành. Qua đó tìm kiếm những thông tin phản hồi mang tính đồng thuận và xung đột mang tính phê phán trong chính sách pháp luật của một dự án luật. Từ đó nhà làm luật có cơ hội và điều kiện khắc phục những yếu kém về thực tiễn và khách quan của dự án luật và có sự chỉnh lý bổ sung cho phù hợp.18