Cơ sở pháp lý đối với việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo HP

Một phần của tài liệu thuận lợi và khó khăn trong việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi hiến pháp (Trang 38 - 41)

Ở Việt Nam, các Hiến pháp (trừ Hiến pháp năm 1946) đều trao quyền lập hiến và lập pháp cho Quốc hội nhƣng lịch sử lập hiến đã khẳng định một truyền thống và nguyên tắc pháp luật đó là đảm bảo và thu hút sự tham gia đóng góp ý kiến đông đảo của người dân (thông qua việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân) trong quá trình chuẩn bị dự thảo Hiến pháp trước khi đưa ra thảo luận và thông qua tại Quốc hội. Tuy nhiên, tương ứng với mỗi giai đoạn lịch sử, việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp trước khi trình Quốc hội lại đƣợc tổ chức thực hiện ở quy mô và mức độ rất khác nhau.

Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau trong quy trình, thủ tục xây dựng Hiến pháp nói chung và việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân nói riêng là chúng ta chƣa có cơ sở pháp lý rõ ràng cho hoạt động lập hiến hay thủ tục lập hiến, và vấn đề lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Hiến pháp trong trường hợp này. Công việc triển khai lấy ý kiến nhân dân thường được tổ chức theo kế hoạch do Quốc hội, cơ quan Thường trực Quốc hội hoặc Uỷ ban dự thảo Hiến pháp quyết định và tổ chức thực hiện. Thẩm quyền làm sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đƣợc trao cho Quốc hội “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải đƣợc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.” Theo quy định tại Điều 83, 147 Hiến pháp 1992. Và việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Hiến pháp hiện nay chủ yếu phải dựa trên những nguyên tắc và quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 cụ thể:Điều 3: quy định về nguyên tắc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là phải bảo đảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước và phải bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật. Còn tại Điều 4: Quy định về tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì quy định, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức khác, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có

quyền tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản; tổ chức lấy ý kiến của đối tƣợng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.Ý kiến tham gia về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải đƣợc nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo.

Bên cạnh đó, Quốc hội còn ban hành nghị quyết số 38/ 2012/ QH13 của Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Theo đó, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp đƣợc quy định nhƣ sau

Yêu cầu của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân

Tổ chức thảo luận, lấy ý kiến nhân dân với các hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải đƣợc tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai; bảo đảm tiến độ, chất lƣợng, thiết thực và tiết kiệm. Ý kiến đóng góp của nhân dân phải đƣợc tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác và nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp ý kiến và phản ánh trung thực, kịp thời ý kiến của nhân dân; không để các đối tƣợng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Nội dung lấy ý kiến nhân dân là toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bao gồm: Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.

Hình thức lấy ý kiến nhân dân: Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 6 của Nghị quyết này;

Thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; Thông qua Trang thông tin điện tử của Quốc hội htttp://duthaoonline.quochoi.vn và các phương tiện thông tin

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người đứng đầu

Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 căn cứ vào Nghị quyết này có trách nhiệm ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân; chủ trì tổ chức việc lấy ý kiến nhân dân; tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân, bảo đảm nội dung, tài liệu, tập huấn cán bộ; tổng hợp và trình Quốc hội Báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân; nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp của nhân dân để chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức thảo luận, lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội gửi đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thảo luận, lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng gửi đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các Ban của Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức thảo luận, lấy ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của ngành, cơ quan mình gửi đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng tổ chức họp chuyên đề thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp tổ chức thảo luận, lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của địa phương mình gửi đến Chính phủ và Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm vận động nhân dân tham gia góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Uỷ ban trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phối hợp với cơ quan trung ƣơng của các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức thảo luận, lấy ý kiến của các thành viên tổ chức mình, ý kiến của các tổ chức xã hội khác, ý kiến của các đại diện tiêu biểu trong giới nhân sĩ, trí thức, luật gia, các tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổng hợp ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến gửi đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thảo luận, lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của tổ chức mình gửi đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội thu thập, nghiên cứu ý kiến đóng góp của cử tri để chuẩn bị cho việc thảo luận, thông qua Hiến pháp tại kỳ họp Quốc hội.

Các cơ quan thông tấn, báo chí có trách nhiệm tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến; mở chuyên trang, chuyên mục về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và đƣa tin, đăng tin đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan ý kiến đóng góp của nhân dân.Các cơ quan, tổ chức khác và cá nhân gửi văn bản đóng góp ý kiến đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại Điều này có trách nhiệm tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, thành viên tổ chức mình và các tầng lớp nhân dân tham gia ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Thời gian lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 bắt đầu từ ngày 02 tháng 01 năm 2013 và kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2013.

Dù luật không có quy định rõ về lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp và chủ yếu khi tổ chức lấy ý kiến phải dựa trên quy định của Luật ban hành van bản quy phạm pháp luật 2008, nhƣng nó cũng tạo tiền đề để thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân, các dự án luật trước đã dự trên những quy định này và đã dược Quốc hội thông qua đồng thời áp dụng thành công. Từ đó cho thấy dù quy định của luật về lấy ý kiến nhân vẫn còn rất sơ sài.25

Một phần của tài liệu thuận lợi và khó khăn trong việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi hiến pháp (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)