Quy mô và phân bố dân số

Một phần của tài liệu Điều tra Biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 142013 Các kết quả chủ yếu (Trang 20 - 23)

Biểu 1.1: Phân bố số hộ theo số người trong hộ và quy mô hộ trung bình chia theo thành thị/nông thôn và vùng kinh tế - xã hội, 1/4/2013

Nơi cư trú/vùng kinh tế - xã hội Phần bố phần trăm theo quy mô hộ Số người bình quân

một hộ Tổng

số hộ 1

người hộ 2-4

người hộ 5-6

người hộ 7+

người

Toàn quốc 100,0 7,8 66,5 21,1 4,5 3,7

trung du và miền núi phía Bắc 100,0 5,2 64,6 23,7 6,5 3,9

đồng bằng sông hồng 100,0 10,2 68,6 18,9 2,3 3,4

Bắc trung Bộ và Duyên hải miền trung 100,0 8,1 65,6 22,2 4,2 3,7

tây Nguyên 100,0 5,1 63,3 24,7 6,8 4,0

đông Nam Bộ 100,0 8,2 67,6 18,8 5,4 3,7

đồng bằng sông cửu Long 100,0 6,6 66,1 22,3 5,0 3,8

Thành thị 100,0 8,2 68,4 18,9 4,5 3,6

trung du và miền núi phía Bắc 100,0 8,3 73,8 15,7 2,2 3,4

đồng bằng sông hồng 100,0 8,9 70,2 18,3 2,5 3,5

Bắc trung Bộ và Duyên hải miền

trung 100,0 7,8 67,2 20,7 4,4 3,7

tây Nguyên 100,0 6,5 68,7 20,6 4,3 3,7

đông Nam Bộ 100,0 8,6 68,0 17,7 5,7 3,6

đồng bằng sông cửu Long 100,0 7,5 64,7 21,2 6,6 3,8

nông thôn 100,0 7,6 65,6 22,3 4,5 3,7

trung du và miền núi phía Bắc 100,0 4,4 62,1 25,9 7,6 4,1

đồng bằng sông hồng 100,0 10,7 67,9 19,2 2,1 3,4

Bắc trung Bộ và Duyên hải miền trung 100,0 8,2 65,0 22,8 4,1 3,7

tây Nguyên 100,0 4,4 60,9 26,7 8,0 4,1

đông Nam Bộ 100,0 7,5 67,0 20,6 5,0 3,7

đồng bằng sông cửu Long 100,0 6,2 66,6 22,7 4,5 3,8

Biểu 1.1 cho thấy trên phạm vi toàn quốc cũng như 6 vùng kinh tế - xã hội, thành thị, nông thôn thì có đến 2/3 số hộ cả nước có quy mô từ 2-4 người; hơn 1/3 số hộ có quy mô từ 5-6 người. Số hộ độc thân (hộ 1 người) và hộ có quy mô lớn (từ 7 người trở lên) chiếm tỷ trọng nhỏ. So với những năm trước tỷ trọng hộ độc thân có xu hướng tăng lên (năm 2011 là 7,3%, năm 2012 là 7,5% và năm 2013 là 7,8%), tỷ trọng hộ từ 7 người trở lên có xu hướng giảm xuống (năm 2011 là 4,9%, năm 2012 là 4,6% và năm 2013 giảm xuống 4,5%).

tỷ trọng hộ độc thân và hộ có từ 7 người trở lên có sự khác biệt giữa các vùng.

tỷ trọng hộ độc thân cao nhất là ở vùng đồng bằng sông hồng (10,2%) và thấp nhất ở vùng tây Nguyên (5,1%). tỷ trọng hộ có từ 7 người trở lên có xu hướng ngược lại, vùng tây Nguyên và trung du và miền núi phía Bắc có tỷ trọng hộ có từ 7 người trở lên cao nhất (6,8 và 6,5%), trong khi đó vùng đồng bằng sông hồng tỷ trọng này chỉ chiếm 2,3%.

theo điều tra năm 2013, quy mô hộ trung bình là 3,7 người/hộ, hầu như không thay đổi so với năm 2012. tuy nhiên, quy mô hộ trung bình có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2009 (từ 3,8 xuống 3,7 người/hộ). So với bình quân của cả nước thì chỉ có vùng đồng bằng sông hồng là có quy mô hộ trung bình thấp hơn (3,4 người/hộ), các vùng còn lại đều lớn hơn hoặc bằng với mức bình quân của cả nước (3,7 người/hộ).

Số người bình quân một hộ cao nhất là ở vùng tây Nguyên (4,0 người/hộ) và trung du và miền núi phía Bắc (3,9 người/hộ). đây là hai vùng có sự ảnh hưởng của xã hội truyền thống, mỗi hộ có nhiều thế hệ cùng sinh sống. Bên cạnh đó mức sinh hai vùng này cao nhất cả nước, nên số trẻ em trong hộ chiếm tỷ lệ cao cũng là một yếu tố làm cho quy mô hộ trung bình ở hai vùng này cao.

trên phạm vi cả nước, vùng, nhìn chung quy mô hộ trung bình ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn và không có sự thay đổi nhiều so với năm 2012.

1.1.2. Quy mô dân số

Dân số việt Nam có đến 1/4/2013 ước tính là 89,5 triệu người (tăng 952.131 người so với 1/4/2012), theo xếp hạng dân số việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới và

đứng thứ 8 trong khu vực châu Á . trong đó, dân số thành thị là 28,9 triệu người, chiếm 32,3%; dân số nông thôn là 60,6 triệu người, chiếm 67,7%.

với 20,4 triệu người, đồng bằng sông hồng là vùng có quy mô dân số lớn nhất, chiếm 22,8%, tiếp đến là Bắc trung Bộ và Duyên hải miền trung (19,3 triệu người) chiếm 21,5%, tây Nguyên là vùng có số dân ít nhất (5,5 triệu người) chỉ chiếm 6,1% dân số cả nước.

Biểu 1.2: quy mô dân số chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và vùng kinh tế - xã hội, 1/4/2013

Đơn vị tính: Người

vùng kinh tế - xã hội tổng số Nam Nữ thành thị Nông thôn

Toàn quốc 89 479 014 44 263 618 45 215 396 28 859 282 60 619 732 trung du và miền núi phía Bắc 11 483 603 5 723 897 5 759 706 1 958 597 9 525 006 đồng bằng sông hồng 20 399 235 10 098 830 10 300 405 6 336 606 14 062 629 Bắc trung Bộ và Dh miền trung 19 265 831 9 539 077 9 726 754 5 101 441 14 164 390

tây Nguyên 5 455 477 2 792 593 2 662 884 1 569 890 3 885 587

đông Nam Bộ 15 433 635 7 446 031 7 987 604 9 455 011 5 978 624 đồng bằng sông cửu Long 17 441 233 8 663 190 8 778 043 4 437 737 13 003 496

1.1.3. Phân bố dân số

với mật độ dân số 270 người/km2 vào năm 2013, việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao trong khu vực cũng như trên thế giới. Mật độ dân số việt Nam đứng thứ 40 trên thế giới, đứng thứ 16 ở châu Á và đứng thứ ba ở khu vực đông Nam Á, chỉ sau Xin-ga-po (7.971 người/km2) và Phi-líp-pin (321 người/km2).

theo Liên hợp quốc tính toán thì để cuộc sống thuận lợi, bình quân trên 1 km2 chỉ nên có từ 35-40 người. Như vậy, ở việt Nam mật độ dân số gấp hơn 6 lần so với mật độ chuẩn.

1 Nguồn: The 2013 World Population Datasheet/Population Reference Bureau.

Biểu 1.3: Phân bố diện tích, dân số và mật độ dân số chia theo vùng kinh tế - xã hội, 1/4/2013

vùng kinh tế - xã hội Diện tích (%) Dân số (%) Mật độ dân số (người/km2)

Toàn quốc 100,0 100,0 270

trung du và miền núi phía Bắc 28,8 12,8 121

đồng bằng sông hồng 6,4 22,8 968

Bắc trung Bộ và Dh miền trung 29,0 21,5 201

tây Nguyên 16,5 6,1 100

đông Nam Bộ 7,1 17,2 654

đồng bằng sông cửu Long 12,3 19,5 430

Mật độ dân số ở nước ta phân bố không đồng đều ở các vùng và theo xu hướng: dân số tập trung đông ở khu vực đồng bằng và thưa thớt hơn ở khu vực miền núi. Mật độ dân số của vùng đồng bằng sông hồng cao nhất nước, đạt 968 người/km2, tiếp theo là vùng đông Nam Bộ, với mật độ dân số 654 người/km2. tính chung, hai vùng này tập trung tới 40% dân số cả nước nhưng chỉ chiếm 13,5%

diện tích lãnh thổ. tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước (100 người/km2). Những số liệu trên cho thấy, dân số việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt lớn giữa các vùng. Sự phân bố không đồng đều chủ yếu và trước hết là do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều ở các vùng. đồng bằng sông hồng và đông Nam Bộ là hai vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, tập trung nhiều khu công nghiệp lớn của cả nước, thu hút hàng nghìn lao động từ các vùng khác đến, do đó mật độ dân số cao. Ngược lại, hai vùng trung du và miền núi phía Bắc và tây Nguyên là hai khu vực miền núi, kinh tế kém phát triển nên mật độ dân số thấp.

Một phần của tài liệu Điều tra Biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 142013 Các kết quả chủ yếu (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(348 trang)