vùng kinh tế - xã hội Diện tích (%) Dân số (%) Mật độ dân số (người/km2)
Toàn quốc 100,0 100,0 270
trung du và miền núi phía Bắc 28,8 12,8 121
đồng bằng sông hồng 6,4 22,8 968
Bắc trung Bộ và Dh miền trung 29,0 21,5 201
tây Nguyên 16,5 6,1 100
đông Nam Bộ 7,1 17,2 654
đồng bằng sông cửu Long 12,3 19,5 430
Mật độ dân số ở nước ta phân bố không đồng đều ở các vùng và theo xu hướng: dân số tập trung đông ở khu vực đồng bằng và thưa thớt hơn ở khu vực miền núi. Mật độ dân số của vùng đồng bằng sông hồng cao nhất nước, đạt 968 người/km2, tiếp theo là vùng đông Nam Bộ, với mật độ dân số 654 người/km2. tính chung, hai vùng này tập trung tới 40% dân số cả nước nhưng chỉ chiếm 13,5%
diện tích lãnh thổ. tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước (100 người/km2). Những số liệu trên cho thấy, dân số việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt lớn giữa các vùng. Sự phân bố không đồng đều chủ yếu và trước hết là do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều ở các vùng. đồng bằng sông hồng và đông Nam Bộ là hai vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, tập trung nhiều khu công nghiệp lớn của cả nước, thu hút hàng nghìn lao động từ các vùng khác đến, do đó mật độ dân số cao. Ngược lại, hai vùng trung du và miền núi phía Bắc và tây Nguyên là hai khu vực miền núi, kinh tế kém phát triển nên mật độ dân số thấp.
1.2. cơ cấu dân số
1.2.1. Cơ cấu dân số theo giới tính
Số liệu về cơ cấu dân số theo giới tính2 có ý nghĩa quan trọng trong phân tích thống kê quá trình tái sản xuất dân số nói chung và phân tích từng hiện tượng sinh, chết, hôn nhân và di cư nói riêng. Mặt khác, đây còn là cơ sở để phân tích mối quan hệ giữa dân số với các vấn đề kinh tế - xã hội khác như quản lý và sử dụng lao động, lập kế hoạch phát triển kinh tế. theo kết quả điều tra năm 2013, dân số nam chiếm 49,5% và dân số nữ chiếm 50,5%.
2. Cơ cấu dân số theo giới tính được đo bằng tỷ số giới tính, được định nghĩa là số lượng nam giới trên 100 nữ giới.
hình 1.1: Tỷ số giới tính của dân số Việt nam, thời kỳ 1960-2013
tỷ số giới tính của toàn bộ dân số nước ta từ trước đến nay luôn nhỏ hơn 100. Ngoài nguyên nhân chủ yếu (nam giới có mức tử vong cao hơn nữ giới), hiện tượng này của việt Nam còn bị ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20 của thập niên trước. tuy nhiên, tỷ số giới tính có xu hướng tăng liên tục sau khi việt Nam thống nhất vào năm 1975. cụ thể, tỷ số giới tính thu thập được của các cuộc tổng điều tra dân số (tđtDS) năm 1989, 1999, 2009 và điều tra BđDS năm 2010, 2011, 2012 và 2013 tương ứng là 94,7; 96,4; 97,6; và 97,7; 97,9; 97,9 và 97,9 nam/100 nữ.
có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ số giới tính của việt Nam tăng liên tục sau khi việt Nam thống nhất vào năm 1975. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là tình trạng phân biệt giới. việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên đối mặt với vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh nhưng sự thật đây là một thách thức rõ ràng và ngày càng tăng lên. hiện nay, toàn châu Á đang thiếu hụt khoảng 117 triệu phụ nữ do mất cân bằng giới tính khi sinh. có một bằng chứng cụ thể ở châu Á và việt Nam cho thấy, mất cân bằng giới tính khi sinh chủ yếu là do việc lựa chọn giới tính trước khi sinh, do những quan niệm có từ lâu đời về việc ưa thích con trai và đánh giá thấp giá trị trẻ em gái. Những quan niệm này đã tạo nên áp lực to lớn về việc phải sinh được con trai đối với phụ nữ và cuối cùng ảnh hưởng tới địa vị kinh tế - xã hội, đời sống sinh sản cũng như sức khỏe và sự sinh tồn của họ.
1.2.2. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi phản ánh bức tranh tổng quát về mức sinh, mức chết và tốc độ gia tăng dân số của các thế hệ sinh cho đến thời điểm điều tra. Một công cụ hữu ích để mô tả cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi là tháp dân số, hay còn gọi là tháp tuổi.
1.2.2. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi phản ánh bức tranh tổng quát về mức sinh, mức chết và tốc độ gia tăng dân số của các thế hệ sinh cho đến thời điểm điều tra. Một công cụ hữu ích để mô tả cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi là tháp dân số, hay còn gọi là tháp tuổi.
Hình 1.2: Tháp d ân số Việt Nam các năm 1989, 1999, 2009 và 2013
Do mức độ sinh gần đây đã giảm đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng đã làm cho dân số nước ta có xu hướng già hoá với tỷ trọng dân số trẻ giảm và tỷ trọng người già ngày càng tăng. Sự thu hẹp của ba thanh ở đáy tháp
0-4 5-9 10-14
15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 65-69 70-74 75-79 80-84 85+
2009
6 4 2 0 % 0 2 4 6
2013
Nam Nữ
hình 1.2: Tháp dân số Việt nam các năm 1989, 1999, 2009 và 2013
Do mức độ sinh gần đây đã giảm đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng đã làm cho dân số nước ta có xu hướng già hoá với tỷ trọng dân số trẻ giảm và tỷ trọng người già ngày càng tăng. Sự thu hẹp của ba thanh ở đáy tháp năm
2013 so với các năm 1989, 1999 và 2009 đối với cả nam và nữ chứng tỏ rằng mức sinh của dân số nước ta giảm liên tục và nhanh.