HÀNG QUỐC TẾ VIỆT NAM
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIỆT NAM
2.2.2. Chỉ tiêu định lượng
2.2.2.1. Tính ổn định của nguồn vốn huy động a. Cơ cấu theo loại tiền
Bảng 2.4.Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013
Giá trị % Giá trị % Tổng NVHĐ
40.062 43.23
9 52.103 3.177 7,93 8.864 20,5
VNĐ 33.919 37.93
0 45.934 4.011 11,83 8.0042 21,1%
Ngoại tệ quy VNĐ 6.143 5.309 6.169 -834 - 13,58 860 16,20
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền
Tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ giảm đáng kể vào năm 2013, giảm 834 tỷ so với năm 2012, tương ứng 13,58%, tuy nhiên đến năm 2014, khi tình hình kinh tế đang dần được cải thiện thì nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ sẽ tăng trở lại lên đến 6.169 tỷ đồng,tương ứng với 16,20%. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đã có xu hướng tăng trở lại nhưng nguồn huy động bằng VNĐ vẫn chiếm ưu thế do đồng ngoại tệ còn chịu nhiều rủi ro về tỷ giá.
b. Cơ cấu theo đối tượng khách hàng
Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng
Đơn vị: tỷ đồng 2012 2013 2014 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013
Giá trị % Giá trị %
Tổng NVHĐ 40.062 43.239 52.103 3.177 7,93 8.864 20,5 Dân cư 18.231 22.410 30.284 4.179 22,92 7.874 35.14
TCKT 21.831 20.829 21.819 -1.002 - 4,58 990 4,75
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng
Dễ thấy là giữa năm 2012 và 2014 có sự thay đổi về dòng tiền gửi của TCKT và dân cư. Năm 2013, tiền gửi của TCKT đã giảm mất 1.002 tỷ đồng, tương ứng giảm 4,58% ngược lại nguồn vốn từ dân cư lại tăng thêm 4.179 tỷ đồng , tương đương 22,92%. Nguyên nhân là do trước năm 2012, khách hàng của ngân hàng chủ yếu là TCKT, nhưng sau đó, môi trường kinh tế có chuyển biến theo hướng bất lợi cho các doanh nghiệp nên sản xuất kinh doanh của họ gặp nhiều khó khăn.
Đông thời, do ngân hàng đã tích cực đa dạng hóa sản phẩm tiết kiệm , tổ chức thường xuyên các chương trình dự thưởng nên đã thu hút ngày càng nhiều tiền gửi của dân cư. Năm 2014, tỷ trọng nguồn vốn từ dân cư có sự gia tăng đáng kể, một phần là do chính sách thu tiền nhàn rỗi có hiệu quả, một phần là khách hàng muốn tìm đến chỗ an toàn mặc dù lãi suất có giảm xuống.
2.2.2.3. Chi phí huy động vốn
26
Chi phí huy động vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn, thể hiện ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí để có được đồng vốn huy động.
Bảng 2.6. tỷ lệ chi phí trả lãi bình quân
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chi phí trả lãi 3.358 5.141 6.066
Tổng NVHĐ bình quân 33.003 41.305 49.617
Tỷ lệ chi phí trả lãi bình quân(%) 10,17 12,45 12,23 Chi phí trả lãi bình quân ngân hàng tăng đều qua các năm , nhưng tăng mạnh nhất là năm 2013, nguyên nhân là do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, nên VIB cũng tăng lãi suất huy động vốn để cạnh tranh với đối thủ, điều này làm gia tăng đáng kể chi phí trả lãi bình quân, tăng mạnh vào năm 2013 là 12,45%.
Tuy nhiên, năm 2014, khi NHNN điều chỉnh lại thì mặt bàng lãi suất đã ổn định lại vì thế khi quy mô tín dụng tăng lên thì tỷ lrrj chi phí lãi bình quân lại giảm xuống là 12,23%.
2.2.2.4. Quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Như trên phân tích đánh giá vốn huy động qua sự tăng giảm của quy mô, sự thay đổi cơ cấu vốn vẫn chưa đủ để kết luận ngân hàng có sử dụng vốn hiệu quả hay không. Một ngân hàng muốn đạt được mục tiêu lợi nhuận an toàn và nâng cao được hình ảnh, uy tín của mình thì phải đảm bảo nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn phải phù hợp với nhau về quy mô, cơ cấu huy động và cho vay nhằm đạt sự thông suốt trong quá trình luân chuyên vốn. Bởi nếu nguồn vốn huy động lớn trong khi lượng vốn đầu tư thấp thì sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, vì dù cho vay được hay không ngân hàng cũng phải trả lãi cho khách hàng. Còn khi huy động vốn ít mà nhu cầu cho vay nhiều thì ngân hàng sẽ không đáp ứng kịp thời vốn cho khách hàng, do đó, ngân hàng sẽ đi tìm nguồn vốn khác và ngân hàng sẽ bị mất khách hàng, uy tín giảm sút.
a. Sự phù hợp giữa quy mô huy động vốn và sử dụng vốn
Bảng 2.7. cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Đơn vị: tỷ đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng NVHĐ 40.062 43.239 52.103
Sử dụng vốn 17.297 17.928 20.738
Thừa vốn 22.765 25.311 31.365
Tỷ lệ dư nợ/ tổng NVHĐ 43,18% 41,46% 39,80%
Tổng dư nợ cho vay trên tổng NVHĐ của ngân hàng ở mức thấp nà còn có xu hướng giảm qua các năm, từ 43,18% năm 2012 xuỗng còn 39,80% vào năm 2014. Sự biến động này cho thấy tình hình sử dụng vốn của VIB là chưa tốt dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn. Nguyên nhân này là do, NHNN kiểm soát tín dụng, hạn chế cho vay phi sản xuất nên đối tượng bị cho vay bị thu hẹp.
b. Sự phù hợp giữa cơ cấu vốn và sử dụng vốn
- Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn theo loại tiền
Bảng 2.8. tỷ lệ sử dụng vón theo loại tiền
Đơn vị: tỷ đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng NVHĐ 40.062 43.239 52.103
Dư nợ cho vay 17.297 17.928 20.738
Huy động vốn bằng nội tệ 33.919 37.930 45.934
Cho vay nội tệ 15.785 16.856 20.652
Phần dư 18.134 21.074 25.282
Tỷ lệ sử dụng vốn nội tệ 46,54% 44,44% 44,96%
Huy động vốn bằng ngoại tệ 6.143 5.309 6169
Cho vay ngoại tệ 1.689 1.986 1.183
Phần dư 4.454 3.323 4.986
Tỷ lệ sử dụng vốn ngoại tệ 27,49% 37,41% 19,18%
Hoạt động huy động vốn và cho vay bằng nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu huy động và cho vaytheo lạo tiền của VIB, tuy nhiên tỷ lệ sử dụng vốn nội tệ vẫn còn chưa cao. Năm 2013, tỷ lệ sử dụng vốn thấp nhất trong hai năm 2012 và 2014, chỉ có 44,44%, nhưng đến năm 2014 tỷ lệ sử dụng vốn
28
đã tăng trở lại và cao hơn qua các năm 2012 và 2013 do tình hình kinh tế đã có sự thay đổi.
Tỷ lệ sử dụng vốn ngoại tệ tăng cao nhất năm 2013 là 37,41%. Tuy nhiên do thay đổi tỷ giá hối đoái và sự tăng trưởng không ổn định làm cho tỷ lệ này đã giảm xuống vào năm 2014 còn 19,18%. NHNN quy định, chỉ có nhưng doanh nghiệp xuất khẩu,có nguồn thu về ngoại tệ mới được vay vốn.