Cần suy nghĩ để ngày càng được thuyết phục rằng những đặc điểm về giới là có thể thay đổi được

Một phần của tài liệu giáo trình GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN (Trang 42 - 79)

II. NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC CHƯƠNG NÀY

2. Cần suy nghĩ để ngày càng được thuyết phục rằng những đặc điểm về giới là có thể thay đổi được

đổi này đang tiếp diễn và tạo cơ sở cho những nỗ lực hướng đến bình đẳng giới.

VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ

Giới tính chỉ sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới về mặt sinh học, có tính phổ biến và không thay đổi. Trong sự khác biệt này, nữ giới phải đảm nhiệm chức năng sinh học là mang thai, sinh con và cho con bú.

Giới là một phạm trù khoa học xã hội, được sử dụng để nói về các vai trò, thái độ và giá trị của giới tính do các cộng đồng xã hội gán cho.

Những tính chất của quan hệ giới được tạo dựng qua quá trình lịch sử, có tính xã hội, không cố định mà có thể thay đổi qua thời gian, có thể khác nhau trong những bối cảnh văn hóa, xã hội khác nhau. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhận thức về đặc điểm, vai trò và quan hệ của giới nam và giới nữ.

Để thay đổi quan hệ giới và các đặc trưng giới, cần vượt qua những định kiến và quan niệm cũ, tức là bắt đầu từ sự thay đổi nhận thức của từng người về vị trí, vai trò của mỗi giới và đặc biệt là các quan hệ giới giữa nam và nữ để tiến tới thiết lập những quan hệ mới trên cơ sở bình đẳng và hợp tác giữa hai giới.

VII. CÂU HỎI ĐỂ SINH VIÊN TỰ TRẢ LỜI HOẶC THẢO LUẬN NHÓM

1. Thảo luận nhóm:

Sinh viên thảo luận về giáo dục đối với con trai và con gái trong các mẫu gia đình khác nhau và tác động của các kiểu mẫu giáo dục này đối với sụ hình thành nhận thức về giới, về vai trò giới nơi con cái. Có thể chọn mẫu gia đình còn nâng ảnh hưởng tư tưởng phong kiến, gia

đình có tư tưởng bình đẳng, dân chủ hơn. Cuối cùng, sinh viên có thể phân tích giáo dục bình đẳng đối với nam và nữ đem lại lợi ích gì cho cả nữ giới, nữ giới và cho sự phát triển hài hòa của gia đình và xã hội.

Bài tập nhóm này có mục đích giúp sinh viên phân biệt được hai khái niệm giới và giới tính và thấy sự ích lợi của sự phân biệt này.

Phương pháp thực hiện:

a. Sinh viên điền vào hai cột dưới đây những nhận định của mình hoặc của đa số về những đặc điểm về tính tình, công việc, vai trò, hoài bão... của nam giới và nữ giới. Ghi ngay những suy nghĩ đến với mình, không đắn đo, suy luận nhiều.

Nữ giới Nam giới

b. Sau khi điền xong, nhóm xem xét từng đặc điểm trong cột “nữ giới” và xem có những đặc điểm nào có thể đặt được trong cột “nam giới”. Làm tương tự với cột “nam giới”. Nói cách khác, xem nam giới có thể làm những gì mà nữ giới làm, và ngược lại. Sinh viên sẽ thấy những chức năng sinh học không thể hoán vị được, còn những đặc điểm khác đều có thể hoán vị được, cho dù trong thực tế không diễn ra như vậy. Đó là những đặc điểm thuộc về giới. Bài tập này cũng cho ta nhận thức về vai trò rập khuôn của nam giới và nữ giới.

2. Hoạt động chung cho cả lớp: Xác định đặc điểm giới hay giới tính.

Một sinh viên đọc các nhận định sau đây, cả lớp xác định đó là đặc điểm thuộc về giới tính hay thuộc về giới.

Nếu thuộc về giới: các sinh viên đứng dậy; nếu thuộc về giới tính:

các sinh viên ngồi yên. Nếu có khác biệt ý kiến, sinh viên giải thích và biện hộ cho ý kiến của mình.

1. Phụ nữ sinh con, đàn ông thì không.

2. Trẻ em gái hiên lành và nhút nhát, trẻ em trai mạnh

dạn và có óc khám phá.

3. Ở nhiều nước, thu nhập của lao động nữ chỉ bằng 70% thu nhập của lao động nam.

4. Phụ nữ cho con bú bằng sữa mẹ, nam giới cho con bú sữa trong bình.

5. Phụ nữ chịu trách nhiệm nuôi con.

6. Nam giới là người quyết định.

7. Ở Ai Cập thời cổ đại, nam giới ở nhà và dệt vải. Nữ giới điều hành các hoạt động kinh tế của gia đình. Nữ giới thừa kế tài sản, nam giới không thừa kế.

8. Nam vỡ giọng vào tuổi dậy thì, nữ không vỡ giọng.

9. Phụ nữ bị cấm làm những việc nguy hiểm như làm việc dưới hầm mỏ, nam làm những việc nguy hiểm này.

10. Nữ ít có khả năng lãnh đạo, nam có khả năng lãnh đạo hơn.

CHƯƠNG III

SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG III

Chương III trình bày cách phân loại công việc trong nghiên cứu về giới, với mục đích phân tích sự khác biệt về gánh nặng công việc đối với nam và nữ giới. Trong khuôn khổ đó, các hoạt động được phân ra làm ba loại chính: sản xuất/kinh tế; tái sản xuất/chăm sóc, nuôi dưỡng;

cộng đồng. Công cụ để khảo sát các hoạt động sẽ được trình bày trong phần bài tập.

II. NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC CHƯƠNG NÀY:

1. Hiểu được nội dung và tính chất của ba loại công việc sản xuất, tái sản xuất và cộng đồng.

2. Sự phân công lao động có thể khác nhau tùy theo bối cảnh văn hóa, xã hội, tùy theo tầng lớp xã hội và nhận thức của từng gia đình.

3. Phân biệt được hai khái niệm điều kiện sống và địa vị của phụ nữ; hiểu được các hoạt động tác động đến điều kiện sống hoặc đến địa vị của phụ nữ.

4. Hiểu và sử dụng được công cụ phân tích hoạt động của nam giới và nữ giới.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

– HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ, UNICEF, UNDP, Tài liệu tập huấn về giới, Hà Nội, 1996. (Chương trình bày phân công lao động theo giới).

– TRẦN THỊ VÂN ANH, LÊ NGỌC HÙNG, Phụ nữ, giới và phát triển, NXB Phụ nữ, 1996.

IV. NỘI DUNG CƠ BẢN:

1. Sự phân công lao động theo giới.

Sự khác biệt giữa nam và nữ giới trong công việc là yếu tố quan trọng trong quan hệ giới, góp phần tạo ra sự chia rẽ và đôi khi nảy sinh đối kháng giữa nam và nữ giới. Nhưng sự khác biệt này cũng góp phần tạo ra sự trao đổi, lệ thuộc lẫn nhau, hợp tác với nhau trong việc duy trì cuộc sống và mưu sinh cho gia đình. Phụ nữ là người đóng góp chính cho kinh tế và đời sống của gia đình, nhưng thường thường công việc của họ đem lại ít thu nhập hơn nam giới.

Phần lớn phụ nữ ở các nước đang phát triển, nhất là ở nông thôn thực hiện những công việc trong một nền kinh tế tự túc. Công việc của họ không được tính bằng tiền, họ không được trả lương, do đó những thành quả kinh tế của họ cũng không được tính toán đầy đủ vào các chỉ tiêu kinh tế quốc gia – Có thể nói phần lớn các công việc mà phụ nữ đảm trách là những công việc âm thầm, vô hình, không được thấy rõ và không được thừa nhận.

Sự phân công lao động theo giới có thể khác nhau trong các nền văn hóa hoặc thời đại khác nhau. Điều này chứng tỏ các công việc của nam và nữ giới không do giới tính quy định mà là do bối cảnh xã hội,

phong tục tập quán, giáo dục và gia đình.

Ví dụ: Ở Việt Nam, đa số tiểu thương buôn bán ở chợ là phụ nữ, nhưng ở Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ rất ít phụ nữ buôn bán ở chợ mà lại do nam giới đảm trách.

Khi khảo sát một vùng, một cộng đồng theo quan điểm phân tích giới, ta phải đặt câu hỏi ở đó có những hoạt động kinh tế, xã hội gì, và trong các hoạt động ấy, nam làm gì, nữ làm gì.

2. Phân loại công việc

Có thể phân ra 3 loại công việc:

Hoạt động sản xuất: một cách tổng quát đó là các hoạt động kinh tế đem lại thu nhập bao gồm các hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Về hình thức tổ chức, đó có thể là những hoạt động sản xuất nhỏ, tiểu thương tiểu chủ, hay là làm nhân viên ăn lương, làm chủ các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ. Cả nam lẫn nữ đều tham gia hoạt động sản xuất, nhưng thường vai trò và trách nhiệm của nữ giới thấp hơn và ít thấy rõ hơn nam giới.

Hoạt động tái sản xuất: bao gồm việc chăm sóc nhà cửa, lo nấu ăn cho tất cả gia đình, lấy nước và chất đốt, mua sắm, chăm sóc sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình, nuôi nấng và dạy dỗ con cái.

Ví dụ: Đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, chăm sóc người bệnh trong gia đình… - Ta thường gọi là “việc nhà”. Những hoạt động ấy rất quan trọng vì chúng giúp cho mọi người trong gia đình tái tạo sức lao động, giúp nuôi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai. Tuy nhiên,

các hoạt động tái sản xuất này lại không được xem là công việc thực sự.

Thường là phụ nữ (mẹ và con gái) chịu trách nhiệm chính về những việc này trong gia đình. Ở những xã hội mà mức sống còn thấp, các công việc nhà chiếm rất nhiều thì giờ. Chẳng hạn, việc đi chợ, nấu ăn, lấy nước và củi ở những gia đình nghèo, không có bếp ga hoặc bếp điện, không có tủ lạnh, không có nước máy… làm mất nhiều thì giờ hơn một bà nội trợ ở các nước phát triển, có đầy đủ tiện nghi trong nhà.

Một đặc điểm cần lưu ý là người phụ nữ làm các công việc tái tạo sức lao động này không chỉ riêng cho họ mà cho tất cả thành viên trong gia đình.

Hoạt động cộng đồng: bao gồm những hoạt động, dịch vụ phục vụ cho tập thể: gia đình, họ hàng, cộng đồng ở địa phương. Đó là các lễ hội, kỵ giỗ, các hoạt động văn hóa, xã hội, tôn giáo… Các hoạt động này thường mang tính tự nguyện, không đem lại thu nhập và không được phân tích, tính toán trong các phân tích có ý nghĩa kinh tế. Tuy nhiên, đây là những hoạt động quan trọng cho sự phát triển của các cộng đồng.

Cả nam lẫn nữ đều tham gia vào hoạt động cộng đồng. Có khi nam giới vì bận rộn với công việc sản xuất nên nữ giới lại trở thành người chăm lo nhiều hơn các hoạt động cộng đồng của họ hàng, khu phố.

Nhìn chung, cả nam lẫn nữ đều có tham gia ba mảng hoạt động nêu trên. Loại công việc rất phân tán, tủn mủn mà lại ít được đánh giá cao về mặt kinh tế là các hoạt động tái sản xuất thì lại do nữ giới đảm nhận. Như vậy, cần chú ý đến điều kiện làm việc của nữ giới vất vả và đa dạng, phân tán hơn nam giới nhiều, phải đảm nhiệm nhiều việc cùng

đó nam giới có thể chỉ tập trung vào một công việc chính là hoạt động kinh tế.

Với điều kiện làm việc như vậy, dễ hiểu tại sao phụ nữ khó tập trung tâm trí chi cho một việc, hoặc tại sao phụ nữ lại chỉ làm được những việc nhỏ, không có tầm nhìn lâu dài, ít hướng đến những việc có quy mô lớn.

Với quan điểm tiếp cận giới, những người xây dựng dự án phát triển cần chú ý đến điều kiện làm việc phân tán, đa dạng của phụ nữ để xây dựng những hoạt động thích hợp, tạo điều kiện cho phụ nữ có thể tham gia được.

Việc phân tích công việc do nam giới và nữ giới làm giúp thấy rõ hơn:

Tất cả các loại công việc được thực hiện trong gia đình, trong cộng đồng, xã hội và giá trị đích thực của các việc này.

Đánh giá được ảnh hưởng khác nhau của các dự án đối với nam giới và nữ giới, tiến đến việc xây dựng các kế hoạch phát triển đem lại lợi ích cho cả 2 giới.

Các hoạt động có thể giúp phụ nữ bớt gánh nặng của công việc.

Các biện pháp bảo đảm cho phụ nữ có điều kiện tham gia vào các dự án.

3. Vị trí và điều kiện sống của phụ nữ

Các dự án phát triển thường có mục đích cải thiện điều kiện sống của người dân theo quan điểm tiếp cận giới và phát triển, cần làm rõ điều kiện sống hàng ngày của phụ nữ và vị trí của họ trong xã hội.

Điều kiện sống liên quan chủ yếu đến các điều kiện vật chất, sức khỏe, học vấn… của bản thân người phụ nữ, không so sánh với nam giới. Ví dụ: họ làm việc gì, họ và con họ có những nhu cầu gì.

Vị trí kinh tế – xã hội của phụ nữ được xét trong viễn cảnh so sánh với nam giới.

Ví dụ: So sánh trình độ học vấn, cơ hội có việc làm, lương giữa nữ và nam giới – Sự tham gia của phụ nữ vào các cấp lãnh đạo so với nam giới.

Trong một gia đình hoặc trong một cộng đồng nghèo, nam giới, nữ giới và trẻ em đều cùng chịu nghèo khổ và thiệt thòi, và cùng có những nhu cầu như nhau: nước sạch, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên nam và nữ sống và cảm nhận những nhu cầu đó một cách khác nhau.

Ví dụ: Về nhu cầu nước và chất đốt. Người phụ nữ vì phải đảm nhiệm các công việc nội trợ hàng ngày (nấu ăn, giặt giũ…) nên thấy có nhu cầu rất bức thiết về cấp nước, chất đốt, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thu nhập.

Nam giới với trách nhiệm truyền thống là trụ cột kinh tế của gia đình có thể dành ưu tiên cho việc tiếp cận các nguồn lực: đất đai, kỹ thuật, nguyên vật liệu.

Các dự án phát triển có thể tác động đến điều kiện sống và vị trí của phụ nữ và nam giới một cách khác nhau.

Một dự án cấp nước ở nông thôn có thể cải thiện điều kiện sống của phụ nữ rất nhiều nhưng không ảnh hưởng mấy đến nam giới.

Ngược lại, một dự án đưa giống mới hoặc kỹ thuật mới vào nông nghiệp có thể làm cho điều kiện làm việc của phụ nữ trở nên vất vả hơn vì họ phải tăng cường việc nhổ cỏ, vệ sinh đồng ruộng, vốn là một hoạt động mà phụ nữ phải đảm nhiệm.

Một dự án có thể ảnh hưởng không tốt hoặc ảnh hưởng tích cực đến vị trí của người phụ nữ: ảnh hưởng xấu nếu các hoạt động hạ thấp vai trò hoặc loại trừ phụ nữ ra khỏi các hoạt động hay làm cho phụ nữ mất quyền kiểm soát. Tác động tích cực nếu người phụ nữ được tham gia như là một tác nhân tích cực cải thiện tình hình.

Ví du: Một dự án cấp nước nông thôn có thể thay đổi vị trí của phụ nữ nếu dự án chú ý đến việc huấn luyện kỹ thuật, huấn luyện kỹ năng quản lý, kiến thức về sức khỏe cho phụ nữ, nếu người phụ nữ được tham gia vào ban quản lý dự án.

Cần lưu ý rằng nếu không có quan điểm phân tích giới các chương trình nhắm đối tượng là phụ nữ không đương nhiên cải thiện điều kiện sống hay địa vị của người phụ nữ. Nhìn chung nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ thường nhắm đến việc cải thiện điều kiện sống của họ, tăng cường khả năng của phụ nữ để họ có thể thực hiện tốt hơn vai trò và những trách nhiệm truyền thống của họ. Các hoạt động này thường tìm cách giúp phụ nữ thụ hưởng các lợi ích và tiếp cận được với các nguồn tài nguyên (học tập, thu nhập…), nhưng ít chú ý đến tăng cường sự kiểm soát của phụ nữ đối với các nguồn tài nguyên này. Các hoạt động này cũng ít chú ý đến việc tăng cường vị trí, vai trò của phụ nữ so với nam giới và phát huy vai trò của phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ cùng nam giới tham gia vào các hoạt động xã hội như một tác nhân của phát triển và biến đổi xã hội.

Các chỉ báo của sự cải thiện địa vị phụ nữ thường không rõ ràng

như sự cải thiện điều kiện sống của phụ nữ, vì chúng có tính chất định tính hơn là định lượng. Chúng ta có thể xem xét các chỉ báo sau:

Làm cho nam và nữ giới ngày càng chấp nhận phụ nữ là những người có quyền quyết định ở cộng đồng.

Làm cho phụ nữ tự tin hơn và tự lập về kinh tế.

Có thêm nhiều tổ chức của phụ nữ và các tổ chức này được nhiều người biết đến.

Có thêm nhiều phụ nữ trong các chương trình học tập và đào tạo.

Sức khỏe của phụ nữ và trẻ em được cải thiện.

Cải thiện địa vị của phụ nữ về mặt pháp lý.

Giảm được những hành vi ngược đãi phụ nữ.

Phụ nữ được tăng quyền tự chủ đối với việc sinh con.

Giảm sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ.

Gia tăng các mối quan tâm và nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề phụ nữ.

Một phần của tài liệu giáo trình GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN (Trang 42 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(214 trang)