Công ước quốc tế về sự xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ – 1979 còn gọi là Công ước về phụ nữ (Women’s Convention)

Một phần của tài liệu giáo trình GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN (Trang 88 - 92)

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG VI

6. Công ước quốc tế về sự xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ – 1979 còn gọi là Công ước về phụ nữ (Women’s Convention)

Nguồn gốc: Tuyên bố xóa bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ do UB Địa vị phụ nữ soạn 1963, và được đại hội đồng LHQ thông qua 1967.

Các khái niệm sau đây sẽ giúp ích cho việc tìm hiểu Công ước:

+ Tính công bằng về giới: Cách tiếp cận dựa trên sự công bằng về giới là hướng vào việc bảo đảm rằng là các chính sách hoặc chương trình phát triển sẽ không làm cho phụ nữ bị sa sút về kinh tế hay về mặt trách nhiệm xã hội như trước đây nữa.

Cách tiếp cận này cố gắng bảo đảm cho phụ nữ được phân chia công bằng các lợi ích cũng như các trách nhiệm của xã hội, được đối xử

vị xã hội và giáo dục, được trả lương bình đẳng cho cùng một công việc.

Mục tiêu của tính công bằng về giới đòi hỏi các tính toán cụ thể và việc giám sát các chương trình để bảo đảm rằng ít nhất các chương trình, chính sách, dự án đã được thực hiện không làm cho phụ nữ rơi vào cảnh tồi tệ hơn các thành phần dân cư khác, nhất là nam giới có cùng địa vị xã hội trong nhóm và gia đình của họ.

Sự bình đẳng về cơ hội: mọi người đều có cơ hội như nhau, không có sự phân biệt đối xử mang tính chất cơ cấu làm cản trở bất kỳ cá nhân hay nhóm xã hội nào.

Sự nhạy cảm về giới: là khả năng nhìn nhận các vấn đề về giới và đặc biệt là khả năng thừa nhận các quan niệm và lợi ích khác nhau của phụ nữ nảy sinh từ những vị trí xã hội khác nhau và các vai trò khác nhau của giới.

Sự nhạy cảm về giới cũng được xem như là một sự nhận thức về giới mang tính phân tích và tính phê phán cao hơn trước những bất bình đẳng về giới.

Tăng quyền lực của phụ nữ: (Empowerment) – Khi tham gia chính trị, hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tham gia bộ máy chính trị, bầu cử, ứng cử, các hoạt động chính quyền, đoàn thể hoặc các tổ chức phi chính phủ, các phong trào… người phụ nữ đã tăng quyền lực cho mình.

Từ “Empowerment” được dùng ngày càng rộng rãi nhưng ít khi được định nghĩa. Ngay trước khi dùng từ này, phụ nữ đã nói nhiều đến việc tăng sự kiểm soát (làm chủ) đối với đời sống của họ, và tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến họ ở trong gia đình và trong cộng đồng, trong các chính sách quốc gia và quốc tế.

Như vậy, empowerment là đạt thêm sự kiểm soát, tham gia

quyết định.

CEDAW được ký năm 1979, có hiệu lực 3/9/1981, nhưng đến 9/1991 mới có 104 nước phê chuẩn với nhiều điều bảo lưu.

Quyền bình đẳng hợp pháp: Từ khi có CEDAW, nhiều quốc gia đã sửa đổi hiến pháp (do áp lực của các tổ chức phụ nữ đưa nguyên tắc nam nữ bình đẳng vào)

Có quyền bình đẳng hợp pháp là rất quan trọng vì có cơ sở pháp lý để đấu tranh, và trở thành một vấn đề công khai.

Tất nhiên có khoảng cách giữa pháp lý và thực tế. Tốc độ chuyển biến từ lý thuyết đến thực tế nhanh hay chậm là tùy thuộc vào quyết tâm của chính phủ: định hướng lại những ưu tiên nhằm chấm dứt mọi kỳ thị và tạo ra một xã hội công bằng, bình đẳng hơn.

Ví dụ: Có thể nêu những khó khăn về ngân sách để không thực hiện những ưu tiên cho sự xóa phân biệt đối xử.

+ Có thể có khoảng cách giữa hiến pháp (thừa nhận bình đẳng) và những bộ luật khác: việc làm, hôn nhân thừa kế… còn phân biệt.

Ví dụ: Péru: Hiến pháp 1979 và bộ dân luật 1984 thừa nhận bình đẳng, nhưng các luật khác như: tuổi kết hôn tối thiểu, quản lý tài sản trong hôn nhân… thì còn phân biệt đối xử.

Thái Lan: Hiến pháp 1974 thừa nhận quyền bình đẳng, nhưng Luật gia đình 1976 lại phân biệt đối xử đối với phụ nữ.

Đàn ông Thái có thể cho gia đình phụ nữ của cải để được gia đình gả con gái.

Đàn ông có thể xin ly dị vợ vì lý do vợ ngoại tình, nhưng người phụ nữ thì không, trừ phi người chồng cấp dưỡng và xem một người phụ nữ khác như vợ mình.

Ngay cả khi luật pháp tiến bộ thì vẫn còn có những yếu tố khác ngăn cản phụ nữ thực hiện quyền của mình. Kelkar đã viết rằng luật pháp Ấn Độ đã công bố bình đẳng giới, nhưng trong thực tế, tình trạng nữ lệ thuộc nam, người trẻ lệ thuộc người lớn là phổ biến, điển hình là trong lãnh vực thừa kế: chị em gái nhường quyền thừa kế cho anh em trai, người phụ nữ góa nhường cho con trai để khỏi mang tiếng ích kỷ hoặc đem tài sản về cho gia đình mình.

Nhiều nước đã công bố tuổi kết hôn tối thiểu với mục đích là tăng cường vị trí, vai trò của phụ nữ, để cho tuổi sinh đẻ chậm hơn (nhưng trong thực tế cũng còn tảo hôn).

Nhưng cũng có một ví dụ về liên hệ giữa học vấn và tuổi kết hôn:

trường hợp Sri Lanka: tuổi được kết hôn theo pháp luật là 12 tuổi, nhưng Sri Lanka đã đầu tư cho giáo dục: 70% nữ biết chữ – và 80% phụ nữ < 20 tuổi còn độc thân (nhờ tác dụng của giáo dục).

Cần có chương trình hành động để thay đổi não trạng coi thường phụ nữ, nhà nước, các đoàn thể phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự thay đổi này.

Lấy lại bản sắc và lòng tự tin là điều tối quan trọng đối với phụ nữ để thay đổi mối quan hệ về giới trong gia đình và ngoài xã hội, điều này rất khó vì phụ nữ đã chịu hàng ngàn năm lệ thuộc.

Người ta thừa nhận rằng việc tham gia các hoạt động tập thể có tổ chức bên ngoài gia đình là một giai đoạn quan trọng để người phụ nữ đạt đến bình đẳng giới, nhưng vị trí hiện tại của người phụ nữ cũng như

sự phân chia vai trò về giới đã có phần hạn chế những hình thức hoạt động xã hội của phụ nữ.

Trong nhiều xã hội, phụ nữ thường chịu trách nhiệm về các mối quan hệ họ hàng, nam giới: quan hệ cộng đồng.

Nhiều phụ nữ đã có kinh nghiệm sống qua 3 hạn chế về giới:

nhiều gánh nặng và trách nhiệm, phân chia công việc theo giới tính, sợ hoặc đã có kinh nghiệm về bạo lực (tình dục, thể chất).

Một phần của tài liệu giáo trình GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(214 trang)