I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG VI
7. Bảo vệ quyền con người của phụ nữ : chống bạo lực đối với phụ nữ92 V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY
Phụ nữ là nạn nhân của nhiều hình thức bạo lực, từ trong gia đình (lạm dụng) đến ngoài xã hội. Các phong trào phụ nữ lên án bạo hành đối với phụ nữ vì đó là sự xâm phạm thô bạo nhất một quyền căn bản của con người là quyền bảo toàn thân thể. Sau đây, ta xem xét 4 loại:
– Bạo hành trong gia đình – Hiếp dâm
– Mại dâm
– Chiến tranh, xung đột vũ trang
Trước đây, phụ nữ cam chịu vì bạo lực quá phổ biến. Nay họ đã biết nói: “Không, chúng tôi không chấp nhận bạo lực chống lại chúng tôi. Chúng ta có thể thay đổi tình hình”.
7.1 Bạo hành trong gia đình
Hình thức này tồn tại khắp nơi, ở mọi giai tầng xã hội, nạn nhân phần lớn là phụ nữ và trẻ em.
Bạo hành giữa vợ và chồng: hết 98% là vợ bị bạo hành.
Thái độ của các xã hội khác nhau đối với bạo hành: nếu địa vị người phụ nữ thấp kém, người phụ nữ bị xem như là vật sở hữu của người đàn ông, thì người ta chấp nhận “quyền” của người đàn ông được khép vợ vào “kỷ luật” – Đó là việc riêng của anh ta, hoặc của gia đình họ hàng anh ta.
Có nơi bạo hành trong gia đình bị trừng trị bởi pháp luật, nhưng luật có thể được áp dụng hoặc không.
Dường như chưa có xã hội nào có cách phòng ngừa có hiệu quả bạo hành trong gia đình. Thống kê sau đây cho thấy điều đó:
– Péru: 70% tội phạm được tố cáo cho cảnh sát: vợ bị chồng đánh.
– Một nghiên cứu ở trong một khu nhà ổ chuột ở Bangkok cho thấy 50% người vợ bị chồng đánh thường xuyên.
– Mỹ: cứ 15 giây có 1 người phụ nữ bị đánh, và mỗi ngày có 4 phụ nữ bị đánh chết.
– Ở Bang New South Wales, Úc, 1 trên 4 trường hợp giết người xảy ra giữa vợ và chồng.
Xu hướng thích con trai dẫn đến giết bào thai gái.
Tệ cắt bỏ một phần bộ phận sinh dục nữ. Ước lượng trên toàn thế giới có 85 triệu phụ nữ, phần lớn ở các nước châu Phi, là nạn nhân của tệ nạn này.
Hậu quả của bạo hành đối với phụ nữ rất nặng nề:
Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe (thể chất và tâm thần) của phụ nữ
rất lớn.
Ảnh hưởng đến con cái: những trẻ bị lạm dụng tình dục khi lớn lên thường gặp nhiều khó khăn về tâm lý.
* Bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình là một vi phạm nghiêm trọng quyền phụ nữ (1986: Hội đồng kinh tế và xã hội của LHQ nhận định), do đó, bảo vệ phụ nữ chống lại bạo lực là 1 quyền.
* Phụ nữ không biết những quyền của mình, những quyền có thể giúp họ tự vệ, chống lại những tập tục đàn áp phụ nữ của xã hội.
Các NGO là những tổ chức tiên phong phổ biến cho phụ nữ biết quyền của họ, và yểm trợ họ khiếu nại trước Tòa án.
Ví dụ: Hội LHPN ở Bắc Kinh đã rất quan tâm đến bạo hành trong các gia đình 2-3 thế hệ (2/3 gia đình ở Trung Quốc thuộc dạng này). Hội đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về luật.
7.2 Hiếp dâm
Hiếp dâm là một loại bạo hành đặc biệt đối với phụ nữ. Mặc dù hành động hiếp dâm đã tồn tại từ lâu và không thay đổi, nhưng những cách nhìn nhận vấn đề đã thay đổi.
Trong quá khứ, trong nhiều xã hội, hiếp dâm là một hành động tấn công vào danh dự gia đình và vào “vật sở hữu” của người đàn ông.
Người cha và người chồng là những đối tượng bị (xúc phạm) hại, còn người phụ nữ có thể bị trừng phạt vì đã làm ô nhục gia đình.
Sau đó, hiếp dâm được giải thích như một hành động không kiểm
được lý giải trên quan điểm của nam giới.
Gần đây (vài thập niên), đã có sự thay đổi: hiếp dâm được xem như là một hành động thực hiện quyền lực của mình, một hành động bạo lực vi phạm sự toàn vẹn thân thể, một sự vi phạm vào 1 quyền căn bản của con người, đó là “sự an toàn của thân thể”. Như vậy, đã có sự thay đổi: hiếp dâm được xem xét từ quan điểm của người bị hại.
Có thể đó là lý do khiến người ta tố cáo các trường hợp hiếp dâm nhiều hơn trước, nhưng cũng chỉ được 1/10 số trường hợp (9/10 không được tố cáo)
Các nghiên cứu ở một số nước Châu Á cho thấy số trường hợp hiếp dâm phát triển.
7.3 Mại dâm
Một dạng bạo lực gắn với mại dâm (hoạt động chỉ liên quan đến phụ nữ), đó là sự bóc lột kẻ yếu thế bởi những kẻ mạnh hơn: ma cô, tú bà, du khách đến từ nước giàu, người giàu.
Hậu quả về sức khỏe: đã được phân tích nhiều trong các tài liệu về an sinh xã hội.
7.4 Xung đột vũ trang
Bạo lực trên quy mô lớn: có ít nhất 200 cuộc xung đột từ sau chiến tranh II.
– Phụ nữ bị chế, hãm hiếp (một cách trả thù của nam giới phe đối phương), tra tấn, đàn áp chính trị.
Chiến lược xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ:
– Phát triển địa vị của phụ nữ, công nhận quyền con người
của phụ nữ.
– Tìm hiểu và nêu đầy đủ hơn tình trạng bạo lực đối với phụ nữ.
– Giáo dục trẻ em nam và nữ về bình đẳng nam nữ, tôn trọng nhân quyền của mọi người, và có những phương cách không bạo động để giải quyết các xung đột.
– Thay đổi luật: tăng cường trừng phạt đối với bạo lực.
– Làm cho các giới hữu trách, luật gia, nhà giáo, công nhân… hiểu tầm quan trọng của vấn đề.
– Đấu tranh với những hủ tục: chôn vợ, hồi môn, cắt bỏ bộ phận sinh dục của phụ nữ…
– Làm cho công chúng thay đổi thái độ, không dễ dãi với những hình thức bạo hành.
V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY 1. Trọng tâm của chương là tìm hiểu nội dung của CEDAW và đối chiếu những mục tiêu mà CEDAW đề ra với thực trạng của phụ nữ tại các nước. sinh viên cần đọc văn kiện này ở phần phụ lục.