Chúng ta hãy cùng xem xét vấn đề theo quan điểm triết học. Chính xác thì tại sao bạn lại nghĩ về việc làm kinh doanh? Bạn có khao khát cảm giác đạt được điều gì đó của riêng mình không? Bạn có mệt mỏi vì phải làm việc cho người khác không? Bạn đang gặp khó khăn khi tìm một công việc mới? Bạn thấy bất mãn với công việc hiện tại? Hay bạn đang ấp ủ một đam mê và muốn biến đam mê đó thành một nghề nghiệp thực sự?
Tất cả những lý do trên đều hợp lý. Vậy… liệu bạn có tư duy kinh doanh tốt để có thể thành công không?
Trước khi khám phá khả năng tạo dựng thành công sự nghiệp thứ hai từ một công ty nhỏ, hãy tìm hiểu và xét xem bạn đã sẵn sàng suy nghĩ khác biệt tới mức nào.
Hãy bắt đầu tự hỏi những câu hỏi sau:
• Bạn có tư duy kinh doanh không hay chỉ đơn thuần
• Bạn có quan tâm tới việc kiếm tiền không?
• Bạn có biết cách suy xét rủi ro không?
• Bạn có thoải mái bộc lộ hoài bão kinh doanh của mình không?
• Lựa chọn phong cách sống có tầm quan trọng thế nào trong việc bạn quyết định bước đi tiếp theo của mình?
Định hướng kinh doanh
Tôi thường tự hỏi tại sao có nhiều phụ nữ đánh đồng mối quan tâm tới nghề nghiệp với “kinh doanh”?
Theo cách nào đó, chúng ta thường có xu hướng mô tả các mối quan tâm nghề nghiệp theo ngành nghề (như ngân hàng, dược phẩm, hàng tiêu dùng, quảng cáo) hay các phòng ban chức năng (như marketing, tài chính, quan hệ công chúng, nhân sự, hoạt động, hành chính) thay vì dựa trên tiềm năng kinh doanh.
Những công việc đầu tiên của chúng ta thường bắt đầu tại các công ty lớn, nơi chúng ta học cách làm việc nhóm, trở nên chuyên nghiệp và đóng góp phần
nhỏ của mình vào thành công của công ty. Song, những điều đó có đồng nghĩa với việc học hỏi những nguyên tắc cơ bản của kinh doanh không? Câu trả lời hầu như chắc chắn của tôi là không. Tuy vậy, do chúng ta làm việc cho các tổ chức hoạt động vì lợi nhuận, chúng ta thường cho rằng mình có định hướng kinh doanh.
Liệu có phải do chúng ta quá tập trung làm tốt công việc của mình nên chúng ta hiếm khi nghĩ tới những nền tảng để một doanh nghiệp tồn tại như khả năng sinh lợi, quản lý dòng tiền, trả lương hợp lý và bán ra đủ số lượng sản phẩm hay dịch vụ hay không? (Liệu bạn có trả lời giống như rất nhiều người khác, rằng:
“Ừm, có thể, nhưng đó là việc của người khác, đâu phải việc của tôi”?) Và điều này có dự báo gì cho công cuộc chúng ta tách mình ra khỏi thế giới của các công ty lớn và tự kinh doanh?
Bước đầu tiên chúng ta phải thực hiện trong quy trình thay đổi tư duy chính là nhìn nhận được sự khác biệt giữa thành công trong nghề nghiệp với xuất sắc trong kinh doanh.
Ví dụ, hãy xét trường hợp của một cô bạn tôi quen tên là Sarah. Cô rất tự hào về thành công trong kinh doanh của mình: cô đang sản xuất sản phẩm chất lượng tốt nhất cho một số khách hàng tên tuổi, cô có một nhóm làm việc gồm toàn những nhân viên và đại diện bán hàng rất mãn nguyện với công việc và cô yêu công việc mình đang làm. Tuy nhiên, Sarah dần nhận ra và cảm thấy căm ghét phải thừa nhận rằng sản phẩm của cô bị đặt giá thấp, nhân viên của cô nhận được lương thưởng cao hơn mức cô có thể đặt ra cho mình (mặc dù Sarah là người gánh chịu toàn bộ rủi ro), và thái độ sao nhãng quản lý tài chính có thể gây nguy hại cho cô nếu xảy ra khủng hoảng.
Sarah cần hoán đổi một chút định hướng nghề nghiệp thành định hướng kinh doanh thực sự, và cô cũng cần thay đổi quan điểm rằng tập trung vào các chỉ số tài chính cơ bản là nhàm chán. Chúng ta hãy cùng nhìn nhận: Thành công về tài chính thường là cách duy nhất để một doanh nghiệp nhỏ phát triển.
Nhờ có lợi nhuận, bạn có thể hậu
đãi nhân viên hơn nếu bạn cho việc đó là quan trọng, hay bạn có thể dùng tiền để theo đuổi một số mục tiêu khác cao hơn. Tuy vậy, phụ nữ thường cảm thấy tội lỗi khi quá chú ý tới các chỉ tiêu về lợi nhuận.
Bộc lộ thái độ ham muốn trở nên giàu có trong kinh doanh thường bị xem thường. Tuy nhiên, khi nam giới thể hiện điều này, họ nhận được cái cười xuề xòa hoặc sự ủng hộ từ các đồng nghiệp đồng giới khác, trong khi phụ nữ chỉ nhận được những cái nhìn không tán thành. Tôi không bao giờ quên kỷ niệm vào cuối những năm 1990 khi tôi còn là phó giám đốc phát triển kinh doanh của một dịch vụ trực tuyến được quảng bá rầm rộ và cấp nhiều vốn dành cho trẻ em (thật ngẫu nhiên, công ty tôi khi đó có ít nhân sự đang làm cha mẹ bởi thời gian làm việc quá dày đặc). Vào hôm chúng tôi cho ra mắt sản phẩm phiên bản beta, công ty tổ chức liên hoan. Những nhân viên nhiệt huyết với công việc và công ty, mệt mỏi sau thời gian làm việc căng thẳng, giờ đang nhảy múa, cười đùa và cùng nâng ly. Tôi nói với người sáng lập công ty: “Anh hẳn phải rất tự hào.” Thay vì
sử công ty cũng như của chính anh ta, anh ta quay sang tôi và nói rằng sự kiện này chẳng có mấy ý nghĩa với anh ta. Điều anh ta thực sự quan tâm và trông đợi chính là đợt phát hành cổ phiếu IPO lần đầu sắp tới (nhờ đó anh ta sẽ trở nên giàu có). Tôi thực sự ngạc nhiên, dù rằng chính tôi cũng hy vọng những quyền chọn cổ phiếu trong ngăn kéo bàn mình sẽ được giá một ngày nào đó.
Doanh nhân này tập trung vào việc nhanh chóng làm giàu cho bản thân, chứ không phải là xây dựng một công ty sinh lợi cao và có quyền lực lớn. Mục đích của anh ta không đúng đắn. Anh ta tự cho rằng những ý tưởng của mình là vĩ đại trong khi chính bản thân anh ta cũng cần được đào tạo thêm về tư duy kinh doanh. Không có gì đáng ngạc nhiên khi công ty này thất bại bốn năm sau đó.
Mặc dù điều này thoạt nghe có vẻ trái ngược với quan điểm thông thường, song bạn hoàn toàn có thể học được định hướng kinh doanh. Đó chỉ là một dạng kỷ luật.
Thái độ của phụ nữ đối với tiền bạc
Nền văn hóa của chúng ta, dưới góc độ nào đó, khiến cho phụ nữ không tập trung vào những nền tảng cơ bản của kinh doanh và làm giàu. Nếu bạn tự cho rằng mình có định hướng kinh doanh, vậy hãy tự giúp mình bằng cách: cho phép bạn quan tâm đến vấn đề kiếm tiền. Việc này hết sức quan trọng để đạt được một khởi đầu hoàn hảo trong sự nghiệp kinh doanh và nó cũng là sự thay đổi tư duy thứ hai tôi muốn đề cập.
Isabella Califano, người đồng sáng lập Chickabiddy
— một công ty năng động kinh doanh quần áo dành cho nữ giới — đã nói rằng: “Vấn đề lớn nhất mà phụ nữ gặp phải đó là họ không hề được dạy để hiểu ý nghĩa của tiền bạc. Họ thường được khuyên hãy tìm một sự nghiệp mà mình yêu thích, và chẳng cần quan tâm đến tài chính cũng như kinh doanh. Còn về phía nam giới, họ được giảng giải rất kỹ về cách kiếm tiền.” Cô đã phát hiện ra điều này khi cô từ bỏ công việc tại công ty quảng cáo để mở một cửa hàng kinh
doanh trang phục lướt sóng dành cho phụ nữ. Khi còn làm cho công ty cũ, cô đã đúc rút được những kiến thức về thị trường quần áo, biết cách tạo dựng một thương hiệu — chắc chắn đó là những kỹ năng kinh doanh quý giá. Tuy nhiên, cô nhận ra mình hiểu biết rất hạn chế về dòng tiền hay những vấn đề tài chính hằng ngày của một công ty sản xuất. Sau đó, cô nhanh chóng tìm tòi học hỏi, và trong buổi nói chuyện với tôi, cô ấy coi mình đã là một “chuyên gia tài chính” thực sự. Thế nhưng, cho đến lúc này, sau nhiều năm làm việc vất vả, cô ấy vẫn chưa có được mức thu nhập cao cũng như rất khó khăn trong việc mở rộng đội ngũ nhân viên của mình.
Trong cuốn sách The Old Girls Network: Inside Advice for Women Building Businesses in A Man’s World, ba nữ tác giả đã nhấn mạnh: “Chúng ta cần lập luận rằng xét một cách chung nhất, về quyền lực, phụ nữ thua kém xa so với nam giới. Có tình trạng này một phần do cách chúng ta dùng tiền, kiếm tiền và quan niệm của chúng ta về tiền bạc… Không có nhiều người trong chúng ta biết được rằng chúng ta
không được chỉ bảo rằng thông qua việc sáng tạo và bán các sản phẩm, dịch vụ, chúng ta có thể khẳng định được năng lực, sự thông minh và tính độc lập của mình. Đó là những việc mà chúng ta có thể làm tốt vì người khác và tạo dựng một cuộc sống tươi đẹp.”
Nhận thức đúng đắn về rủi ro
Một yếu tố cần thiết để có được những suy nghĩ hiệu quả nhất về vấn đề tiền bạc đó là phải nhận thức đúng đắn về rủi ro — thử thách thứ ba bạn gặp phải trong quá trình hình thành tư duy kinh doanh.
Không những phải hiểu rõ rủi ro ở mức nào là hợp lý, bạn còn phải nắm bắt được tại sao khi đón nhận rủi ro này là có lợi, còn rủi ro khác lại bất lợi cho công ty của mình? Một điều khiến phụ nữ (và kể cả nam giới) cảm thấy khó khăn là việc họ không hiểu được khi nào họ phải đón nhận rủi ro và mức rủi ro thế nào là nằm trong khoảng chấp nhận được, ngay cả khi việc đón nhận thêm rủi ro có thể mang đến những thuận lợi cho doanh nghiệp.
Chẳng hạn, bạn có thể đồng ý mua lại một doanh nghiệp nhỏ với mức giá phải chăng, song cần vay nợ để có khoản tiền mua lại đó. Việc vay nợ sẽ không rủi ro nếu bạn biết rằng các khoản phải trả sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian hợp lý, phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Song, khoản vay sẽ rủi ro nếu kế hoạch trả nợ quá gắt gao. Hay ví như, bạn muốn khởi sự doanh nghiệp từ đầu. Nếu bạn có đủ kinh nghiệm về ngành, đã lập kế hoạch kinh doanh thấu đáo và đã ký kết được hợp đồng chắc chắn cho sản phẩm hoặc dịch vụ đầu tiên của mình, thì chẳng có gì là rủi ro khi bạn bỏ việc và đầu tư 25.000 đôla tiền túi vào doanh nghiệp. Song, bạn sẽ quá mạo hiểm khi bỏ việc và chi 25.000 đôla từ thẻ tín dụng để làm sách giới thiệu danh mục sản phẩm và sản xuất sản phẩm mẫu nếu bạn chưa có kinh nghiệm và cũng không có khoản dự trữ tiền mặt nào.
(Trong trường hợp này, bỏ việc và đầu tư 5.000 đôla vào ý tưởng kinh doanh còn mạo hiểm hơn đầu tư 25.000 đôla bởi vì 5.000 đôla có lẽ không đủ để đưa bạn đi tới đâu cả.)
Khả năng chịu rủi ro của từng người không giống nhau, do vậy không có ngưỡng rủi ro chuẩn nào cho tất cả chúng ta. Không cân nhắc tới rủi ro có tác hại khôn lường. Tuy nhiên, có rất ít trường hợp hoàn toàn né tránh rủi ro. Deborah Moore, thuộc Mạng lưới Tư vấn Kinh doanh Sunbelt (công ty môi giới kinh doanh lớn nhất thế giới) cho hay: “Tôi từng thấy phụ nữ phá hỏng các thương vụ chỉ vì họ không biết cách đánh giá rủi ro. Họ tìm kiếm sự ổn định, do đó họ quá thận trọng khi bắt tay khởi sự doanh nghiệp mới và cũng không sẵn lòng đầu tư quá nhiều tiền trước. Họ tự giới hạn chính mình, quá e sợ rủi ro và không thấy được phân tích rủi ro - lợi nhuận hợp lý.” Khi đánh giá rủi ro, bạn chỉ cần am hiểu một chút thì sẽ tiến rất xa.
Tham vọng nghề nghiệp và tham vọng sống
Thay đổi tư duy thứ tư chúng ta cần thực hiện liên quan tới tham vọng của chính mình - những tham vọng đã thay đổi rất nhiều kể từ khi chúng ta mới rời ghế nhà trường để bước vào đời. Khi Ania Camargo
và Electa Sevier hợp tác mở công ty tư vấn sáu năm trước, họ đều nhất trí với nhau rằng tham vọng của họ đã thay đổi so với những ngày mới vào nghề:
“Ngay trong buổi gặp đầu tiên, khi chúng tôi hình thành ý tưởng cùng sáng lập công ty, chúng tôi đều nhất trí rằng: Chúng tôi không chỉ muốn thành công trong sự nghiệp mà còn thành công trong cuộc sống.”
Điều này đồng nghĩa với việc họ lựa chọn khách hàng kỹ lưỡng hơn, làm việc linh hoạt, thời gian làm việc ngắn hơn và ít đi công tác hơn, đặt giá theo giá thị trường và giữ công ty ở quy mô nhỏ (chỉ có hai người).
Điều đáng khen ngợi ở Ania và Electa là họ đã làm rõ những mục tiêu muốn đạt tới ngay từ khi mới thành lập doanh nghiệp. Song tôi không nghĩ rằng đã nghe thấy họ đề cập tới từ tham vọng.
Nhà tâm lý học đồng thời cũng là giảng viên trường Đại học Cornell, Anne Fels, có bài báo đăng trên Harvard Business Review số ra tháng Tư năm 2004 với tiêu đề: “Liệu phụ nữ có thiếu tham vọng?” Cô thấy rằng bản thân từ này gợi lên những tính cách
tiêu cực mà những người phụ nữ cô phỏng vấn không muốn người khác sẽ nghĩ về mình như thế, như tự cao tự đại, ích kỷ, tự phô trương hay “lợi dụng người khác để đạt được mục đích của mình”.
Phụ nữ đặc biệt phải đấu tranh với quan niệm cho rằng tham vọng đồng nghĩa với ích kỷ.
Trong cuốn sách Creating a Life, Sylvia Ann Hewlett đã trích lời Cindy, một phụ nữ nội trợ ở Raleigh, Bắc Carolina: “Nam giới luôn cho rằng tôi tham lam khi tôi nói mình muốn có mọi thứ. Nhưng tôi không nói những điều viển vông. Tôi chỉ đề cập tới những thứ căn bản: tình yêu và công việc. Có người nào trên thế giới này lại không mong muốn hai điều đó?” Thực tế, chẳng có gì sai trái hay điên rồ khi khao khát có được cả hai điều này.
Liệu tham vọng kinh doanh có khác với tham vọng làm việc tại các tập đoàn lớn hay thậm chí là tham vọng hoạt động cộng đồng không? Tôi xin thưa rằng có. Tham vọng kinh doanh liên quan nhiều tới lựa chọn (và kết quả) cá nhân, ra quyết định và giải quyết vấn đề độc lập, trách nhiệm và cam kết. Khi
làm việc ở công ty của chính mình, chỉ có bạn và những cố vấn thân cận nhất biết được tình hình tài chính của bạn, song bạn vẫn có thể biết được mình thành công tới đâu thông qua các kết quả hữu hình
— không còn cần tới các bản đánh giá công việc hay quan ngại về chức danh. Đó là tin vui nhưng cũng có thể khiến một số người nản chí. Phụ nữ thường tỏ thái độ tích cực và ngưỡng mộ các nữ chủ doanh nghiệp hay các phụ nữ hợp tác hoặc tư vấn cho doanh nghiệp. Họ sẽ tích cực ủng hộ bạn hơn — thái độ mà họ có thể không thể hiện nếu bạn cố gắng leo lên từng nấc thang trong một tập đoàn lớn. Ngay cả khi những người phụ nữ này không muốn tự mình thành lập hay tư vấn cho doanh nghiệp, thì họ vẫn muốn gián tiếp hưởng cảm giác đó thông qua bạn.
Khi nghe Ania và Electa chia sẻ, chúng ta khó tách bạch mục tiêu kinh doanh và mục tiêu sống của họ.
Đó là lựa chọn của họ. Bạn có thể lựa chọn khác đi:
phát triển một doanh nghiệp có tiềm năng, tốc độ tăng trưởng cao và có thể ít dành ưu tiên cho cuộc sống và các mục tiêu cá nhân. Nhìn chung, cuốn sách
thu nhập, độc lập, linh hoạt và cân bằng trong sự nghiệp — chứ không dành cho phụ nữ khát khao làm giàu nhanh chóng hay tạo dựng các công ty hàng đầu.
Gary Schine, tác giả cuốn How to Succeed as a Lifestyle Entrepreneur: Running a Business without Letting It Run Your Life, đặt cho tuýp phụ nữ này tên gọi lifestyle entrepreneurs (các nữ doanh nhân có phong cách).
Tuy nhiên, bạn đọc đừng kỳ vọng sẽ tìm thấy thuật ngữ này trong nhiều cuốn sách viết về doanh nghiệp nhỏ. Schine nhận xét: “Các tác giả viết về đề tài thế giới doanh nghiệp nhỏ thường hiếm khi đề cập tới thực tế là nhiều người lựa chọn con đường làm doanh nhân chủ yếu vì mục tiêu lối sống chứ không phải tiền bạc.” Tại sao vậy? Dân Mỹ thường chú trọng tới công việc, do vậy tập trung vào lối sống sẽ được coi là thú vui xa xỉ. Thêm nữa, mô hình thành công trong công việc của người Mỹ đòi hỏi thành tựu là trên hết, chứ không phải là hạnh phúc, cuộc sống cân bằng hay cảm giác mình là quan trọng hoặc gia tài.