Lập Kế Hoạch Kinh Doanh: Phương Pháp Làm Việc Thông Minh

Một phần của tài liệu Phụ nữ thông minh khởi nghiệp – Ginny Wilmerding (Trang 46 - 77)

PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC THÔNG MINH

Nếu bạn bị cuốn sách này thu hút, hẳn bạn từng đạt thành tích rất cao khi còn học phổ thông và/ hoặc đại học. Khi đó, bạn hẳn phải tự miêu tả bản thân là người thông minh, tham vọng và có định hướng nghề nghiệp. Bạn ước mơ về công việc và nghề nghiệp mình sẽ theo đuổi, hiểu rằng trong thế hệ bạn, phụ nữ cuối cùng đã có được sân chơi bình đẳng với nam giới. Những nghề nghiệp bạn hình dung ra cũng đa dạng như sở thích của bạn vậy — luật sư công nghiệp và thương mại, y tế, giảng dạy, dịch vụ công cộng, v.v. Tại một thời điểm nào đó, có lẽ bạn đang bắt đầu mài giũa các kỹ năng cho công việc. Có thể bạn hình dung viễn cảnh mình làm việc cho một công ty thuộc danh sách Fortune 500 (công ty này được công nhận là nơi làm việc lý tưởng dành cho phụ nữ) hoặc tham gia vào một công ty dịch vụ chuyên nghiệp nào đó.

Hướng tới một công việc có thể đem lại kinh nghiệm kinh doanh vững chắc và được tiếp cận với thế giới

các doanh nghiệp lớn là quyết định sáng suốt tại thời điểm đó trong đời bạn. Các doanh nghiệp lớn đem lại cho bạn cơ hội học hỏi về một ngành nghề, phát triển và đưa ra thị trường các sản phẩm mới, quan sát quá trình ra quyết định chiến lược và được đào tạo các kỹ năng nghiệp vụ.

Tuy nhiên, một quyết định khôn ngoan khi mới vào nghề sẽ hoàn toàn khác với khi bạn đã chín chắn hơn và đang mong muốn thay đổi trong lối sống cũng

như cả phong cách làm.

Ngày hôm nay, bạn hoặc (1) đang bế tắc hay có đôi chút thất vọng với công việc, (2) cố gắng tái gia nhập lực lượng lao động sau một thời gian nghỉ việc, hoặc (3) mong muốn theo đuổi ước mơ làm doanh nhân mà mình đã theo đuổi rất lâu. Có thể bạn đã nhận ra chưa ai từng chỉ cho bạn con đường sự nghiệp rõ ràng giống như những người theo các ngành y tế, pháp luật hoặc giáo dục. Hay ngay cả khi bạn chọn một ngành có định hướng rõ ràng (tài chính, tư vấn hay luật doanh nghiệp), công việc của bạn vẫn có thể

đòi hỏi tới mức khó có thể nghĩ tới các lựa chọn như làm việc bán thời gian, theo giờ linh động hay chia sẻ công việc. Đôi khi, bạn cảm thấy nghẹt thở khi phải cố gắng cân bằng giữa gia đình, công việc và sở thích cá nhân hàng ngày trong khi không có chút thời gian rảnh rỗi nào.

Tất cả các độc giả của tôi đều có một điểm chung đó là các bạn đều mơ ước được làm việc cho chính mình và các bạn đang băn khoăn liệu làm như vậy có thay đổi cuộc đời bạn theo hướng tốt lên hay không? Bạn có thể lựa chọn: làm việc cho một ông chủ - không phải là bạn, hoặc tái định vị lại bản thân trong thế giới nghề nghiệp và tự vấn xem bạn thực sự muốn làm gì. Nghề nghiệp trước đây đem lại cho bạn những kinh nghiệm quý báu, giúp bạn quyết định những bước đi tiếp theo. Tuy nhiên, bạn cũng có thể rẽ sang hướng khác nếu bạn cảm thấy không hứng thú hay bạn đã chứng tỏ được bản thân.

Có thể một vài sự giúp đỡ về hoạch định nghề nghiệp

sau đây sẽ có ích cho bạn.

Lập kế hoạch nghề nghiệp: Quá khứ và hiện tại

Bạn hãy nghĩ lại khoảng thời gian khi còn là sinh viên năm cuối. Trường bạn hẳn có văn phòng Hỗ trợ Nghề nghiệp, giúp tổ chức có cơ hội tuyển dụng tại trường dành cho các sinh viên sắp tốt nghiệp. Các sức ép từ xã hội, tài chính và cha mẹ đè nặng, thôi thúc bạn tìm lấy một nghề nghiệp ổn định tại một công ty danh tiếng (“Tôi làm marketing cho Procter

& Gamble”; “Tôi là Giám đốc phát triển sản phẩm của IBM”; “Tôi làm việc tại phòng kinh doanh của Fidelity”; “Tôi là tư vấn quản trị”; “Tôi là kế toán tại J.

Walter Thompson”).

Đã có ai từng khuyến khích bạn tìm việc tại một doanh nghiệp nhỏ chưa? Có công ty nhỏ nào từng thông báo tuyển dụng tại trường bạn không? Bạn có từng tìm việc tại một công ty có chưa đầy 10 nhân viên, nhập khẩu thực phẩm, thiết kế bản tin và tờ gấp, cung cấp dịch vụ địa chính, nhân lực tạm thời hay kinh doanh thiết bị y tế tái chế? Bạn có từng mong muốn làm việc trong một nhà hàng, cửa hàng

bán lẻ hay một đại lý bưu điện,… không? Bạn có từng muốn làm công việc đầu tiên của mình tại một doanh nghiệp gia đình qui mô nhỏ không? Có thể câu trả lời là có, nhưng có lẽ phần lớn là không.

Nếu bạn có thể nhớ lại thời gian đó, hẳn bạn vẫn nhớ bạn đã phản ứng trước những gợi ý đó ra sao: tiêu cực, tẩy chay. Trong đầu bạn tràn đầy những ý tưởng lớn lao, còn những công ty như vậy lại không nằm trong tầm ngắm của bạn — những công ty quá nhỏ.

Tuy nhiên, các công ty nhỏ cũng không tìm kiếm nhân sự như bạn bởi một vài lý do. Hầu hết các công ty nhỏ không có các chương trình đào tạo lớn hay dành nhiều thời gian để đào tạo nhân sự, do đó thường thích tuyển dụng các nhân viên đã có kinh nghiệm. Thêm vào đó, các công ty nhỏ khó có thể đưa ra mức lương hấp dẫn hay nhiều quyền lợi;

những người kiếm được nhiều tiền thường là các chủ doanh nghiệp. Cuối cùng, các công ty nhỏ rõ ràng không đủ lớn để tham gia vào các hội chợ tuyển dụng tại các trường đại học. Chúng ta hãy cùng nhìn

nhận sự thật: các sinh viên mới tốt nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ thường không phù hợp với nhau.

Khi bạn đã đạt đến giai đoạn giữa của sự nghiệp (hay ngay cả khi bạn tạm bỏ việc một thời gian để xây dựng gia đình), quan điểm của bạn đã khác. Ann Gray, cái tên bạn sẽ biết tới trong Chương 9, còn nhớ chính xác thời điểm cô nhận ra rằng cô không còn hứng thú với những vấn đề trong các công ty lớn nữa. Không chỉ sở thích của bạn thay đổi mà cả những nguồn lực bạn có trong tay cũng không còn giống như xưa.

Những mục tiêu nghề nghiệp trong giai đoạn hai

Khi lập kế hoạch cho tương lai, bạn sẽ đạt tới mục tiêu nhanh hơn nếu bạn hiểu rõ bạn đang phấn đấu cho mục tiêu gì và tại sao. Hầu hết những phụ nữ mà tôi phỏng vấn trong cuốn sách này đều cho hay: mục tiêu nghề nghiệp của họ đã thay đổi khá nhiều so với khi họ bắt đầu bước vào lực lượng lao động. Liệu có phải chúng ta đều bắt đầu với những mục tiêu không thiết thực? Tôi xin được gọi chúng ta là những con

người ngây thơ trước cuộc đời phức tạp — đồng nghĩa với việc chúng ta còn trẻ!

Vậy nếu bạn không còn lơ lửng trên mây với công việc tại doanh nghiệp lớn của mình thì bạn sẽ diễn đạt những mục tiêu nghề nghiệp mới của mình ra sao? Có thể sẽ như sau: “Những mục tiêu mới của mình cho giai đoạn hai của sự nghiệp này là có được cuộc sống hạnh phúc nhờ tự kinh doanh (hay gần như vậy); đóng vai trò quan trọng vào việc quyết định tốc độ tăng trưởng của công ty; đảm nhiệm trách nhiệm và thử thách lớn lao trong khi được phép làm việc theo thời gian linh động/bán thời

gian; và

được trả lương xứng đáng.” Chà, những mục tiêu nghe thật hấp dẫn!

Mục tiêu trước đây của bạn. Mục tiêu hiện tại của bạn

Cơ hội được làm việc và chứng tỏ bản thân. Kiểm soát cuộc sống và công việc

Những kinh nghiệm có ích cho hồ sơ xin việc của bạn. Niềm tự hào và tự tôn về những việc bạn đã làm Lương cao hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Lương thưởng xứng đáng với công sức bạn bỏ ra

Những người giỏi giang chỉ dạy cho bạn trong lĩnh vực bạn lựa chọn. Những hình mẫu phụ nữ

Điều thú vị ở chỗ chính thời điểm hiện tại lại là lúc bạn thực sự cần tới văn phòng hỗ trợ nghề nghiệp nhất. Có lẽ, phụ nữ cần nhiều sự hỗ trợ và hướng dẫn nhất chính vào thời điểm đã đi được từ một phần ba cho tới một nửa sự nghiệp của mình. Đây chính là lúc chúng ta đang đứng trước ngã tư đường mà không có nguồn lực hỗ trợ lập kế hoạch nghề nghiệp nào như khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Có một ngành công nghiệp đã tự tiếp thị bản thân rất thành công với các phụ nữ đang đứng ở ngã tư sự nghiệp, đó là ngành môi giới bất động sản - nơi đã thu hút vô số phụ nữ trung tuổi trong những thập kỷ gần đây. Cũng giống như những bậc đàn chị đã chuyển sang ngành môi giới bất động sản này, hầu

hết chúng ta đều khó có thể hay không thực sự sẵn sàng chuyển chỗ ở vì công việc, đi công tác thường xuyên hay làm việc 80 tiếng một tuần. Những hạn chế và sở thích này khiến rất nhiều người nghĩ rằng mình không thể tự doanh được hay cho rằng chúng ta có rất ít lựa chọn. Một số người tiếp tục những công việc kém lý tưởng hơn bởi vì chúng ta lo sợ không thể biến chuyển cuộc sống theo hướng tốt đẹp hơn. Song thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể.

TIỂU SỬ PHỤ NỮ THÔNG MINH

Chọn bạn

Hsiu-Lan Chang, 54 tuổi, hiện là chủ sở hữu cửa hàng nhượng quyền FastFrame tại Brookline, Massachusetts, chính là điển hình cho mẫu phụ nữ thành đạt. Sinh ra tại Hồng Kông và lớn lên trên đất nước Nhật Bản, bà nói được năm thứ tiếng và biết tận dụng khả năng ngôn ngữ để di cư sang châu Âu, ban đầu với cương vị phiên dịch cho cấp tổng giám đốc, sau đó chuyển sang lĩnh vực dịch vụ tài chính, bán hàng và đàm phán chiến lược. Trong suốt 20

năm sinh sống tại Pháp, bà làm việc cho Pierre Cardin, sau đó chuyển sang công tác tại ngân hàng đầu tư Matushka Gruppe của Đức. Chang lập gia đình với một người gốc Monaco và nuôi nấng hai con nhỏ tại đó một thời gian, sau đó bà li dị chồng. Vào giữa những năm 1990, khi con trai cả muốn học đại học tại Hoa Kỳ, bà chuyển sang Boston và trở thành Giám đốc kinh doanh và marketing toàn cầu cho Batterymarch Financial Management.

Sau tám năm làm việc với những chuyến công tác triền miên, những thay đổi trong công ty khiến bà phải thôi việc và bà buộc phải quyết định cần phải làm gì tiếp theo. Trước khi chuẩn bị nhận lời mời về làm cho một công ty dịch vụ tài chính tương tự tại New England, Chang nhớ lại cảnh bà ngồi trong phòng toàn các đồng nghiệp nam, những người đã phỏng vấn bà và có kinh nghiệm khá khác người. Đột nhiên, bà hiểu rằng bà không muốn tiếp tục làm việc và liên tục phải đi công tác khắp nơi chỉ để đem lại lợi ích cho một công ty lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực

khi không có kế hoạch dự phòng nào. Có con trai đã trưởng thành và đứa con nhỏ đang học trung học, Chang muốn thay đổi lối sống để được gặp hai con nhiều hơn mà vẫn có thể chi trả cho cuộc sống như thường. Sức hấp dẫn của công việc trước đây đã không còn.

Sau một vài tháng cân nhắc các lựa chọn, Chang đi tới kết luận: bà muốn tự kinh doanh, không cần tới đối tác, và bà thuê một nhà tư vấn nhượng quyền để hỗ trợ lựa chọn loại hình kinh doanh. Trong suy nghĩ của mình, bà chia các thử thách ra làm hai loại: phần

“cứng” (sản phẩm, thiết bị và tài sản cố định, nhà xưởng và các khoản đầu tư cố định khác) và phần

“mềm” (bán hàng, quản lý nhân sự). Bà hiểu mình có thể xử lý được các vấn đề liên quan tới phần “mềm”

nhưng lại rất lo lắng về việc lập kế hoạch cho các phần “cứng” của công ty riêng, do vậy bà đã quyết định mở một cửa hàng nhượng quyền phù hợp với bản thân. Sau khi đánh giá và tìm kiếm trong một thời gian dài, bà khám phá ra FastFrame và đã mở một cửa hàng ngay trên góc phố đông đúc của đường

Chang giữ kỷ lục trong số các cửa hàng nhượng quyền của FastFrame về doanh số bán hàng tháng đầu tiên cao nhất, và bà đã được nhận giải thưởng

“Cửa hàng mới của năm” (Rookie of the Year) do FastFrame và Hiệp hội Nhượng quyền Thương mại Quốc tế trao tặng vào đầu năm 2006. Sau một năm rưỡi kinh doanh, cửa hàng của bà phát triển mạnh mẽ và thu hút vô số khách hàng thu nhập cao. Hsiu- Lan thích thú nhận ra rằng nghề đóng khung tranh lại vô cùng hợp với phần tính cách sáng tạo và đam mê nghệ thuật của bà. Bà thấy rằng sở hữu cửa hàng đem lại cho mình sự tự chủ và cân bằng trong cuộc sống – điều mà bà chưa từng có trước đó. Bà có nhân viên là các họa sỹ tài năng và họ hoàn toàn có thể điều hành cửa hàng những lúc bà không ở đó. Quan trọng hơn, Chang cũng nhận thấy doanh nhân nhượng quyền cho bà là một đối tác kinh doanh thân thiết, tiềm năng.

Tuy nhiên, một trong những thay đổi và điều chỉnh lớn nhất Chang trải qua là đối phó với phản ứng của bạn bè và đồng nghiệp cũ trước lựa chọn của bà.

thực sự và cũng đánh mất một số bạn bè” trong quá trình này. Rất nhiều đồng nghiệp cũ của bà trong ngành dịch vụ tài chính đã hoài nghi và khinh bỉ trước việc Chang điều hành một cửa hàng nhỏ về đóng khung tranh tại vùng ngoại ô. Thái độ không ủng hộ và hợm hĩnh của họ khiến Chang nhận ra rằng công việc mà trước đây Chang cùng làm với họ là điểm chung duy nhất giữa bà và họ. Kể từ đó, bà coi những người dân địa phương là bạn bè mới, những người tôn trọng và thấu hiểu quyết định của cô. Dường như họ tinh tế hơn rất nhiều so với những đồng nghiệp lắm lời trước đây của bà.

Thực sự, bản thân Chang có lẽ sẽ có thái độ hoài nghi và khinh miệt như vậy khi còn trẻ, trước khi những quan niệm của bà về thành công trong sự nghiệp thay đổi. Tuy nhiên, hẳn Chang đã bước ra khỏi lĩnh vực dịch vụ tài chính sớm hơn nếu bà không phải gánh gánh nặng tài chính khi phải một mình nuôi hai con. Chẳng có giai đoạn hay lứa tuổi thần kỳ nào trong đời để một người có thể thực hiện bước biến chuyển quan trọng này cho đến khi thái độ khiêm

hợp với hiểu biết và tự tin vào bản thân ngày càng lớn giúp ta định vị lại các ưu tiên mà không phải lo lắng tới thái độ của những người xung quanh.

Định nghĩa lại thế nào là sự nghiệp thành công

Đã tới lúc bạn cần xem xét lại quan niệm của mình về sự nghiệp thành công, vượt qua những băn khoăn về danh tiếng và chấn chỉnh lại những quan điểm sai lầm về doanh nghiệp nhỏ.

Chúng ta rất dễ nhận thấy sự phát triển của quan niệm sai lệch về việc lựa chọn lại doanh nghiệp nhỏ để theo đuổi trong sự nghiệp của các phụ nữ trẻ đầy tham vọng. Khi nghe tới từ “doanh nghiệp nhỏ”, bạn sẽ nghĩ tới các cửa hàng cạnh nhà. Một khi đã gia nhập thế giới các tập đoàn lớn, bạn khó có thể nghĩ nhỏ lại được. Trong những năm gần đây, khi nghe tới

“công ty mới thành lập” hay “doanh nghiệp nhỏ”, điều đầu tiên bạn hình dung ra là một công ty công nghệ cao, toàn nhân viên nghiện việc, cố gắng trở thành Amazon.com thứ hai. Bạn có thể được biết

rằng doanh nghiệp nhỏ là xương sống của nền kinh tế Mỹ song bạn không dễ dàng hình dung ra sự nghiệp hay cơ hội hợp tác nào với doanh nghiệp nhỏ.

Hy vọng rằng bạn đang bắt đầu nhận ra tại sao chương này lại có tên là: “Phương pháp mới để làm việc thông minh.” Những câu nói như: “Tôi sở hữu một công ty đồ nướng nhỏ”, “Tôi làm việc cho một công ty tư vấn máy tính nhỏ để hưởng hoa hồng”,

“Công việc năm trước của tôi là đánh giá các công ty bán lẻ mà tôi muốn mua lại”, “Tôi đang xem xét một công ty nhượng quyền về giáo dục hoặc thể thao”,

“Tôi giúp giải quyết các vấn đề tài chính cho một công ty thời trang nhỏ” nghe có vẻ chẳng có gì cao sang.

Tuy nhiên, bạn đừng quá chú trọng tới việc giải thích với những người xung quanh. (Nếu bạn quá chú trọng tới việc này, hãy tự khuyến khích bản thân bằng cách hình dung ra cảnh chính mình đang nói với bạn bè rằng: “Tôi sở hữu một công ty riêng”

trong tương lai.) Thay vào đó, hãy tập trung vào những lý do thông minh cho thấy tại sao bạn lựa

Một phần của tài liệu Phụ nữ thông minh khởi nghiệp – Ginny Wilmerding (Trang 46 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(496 trang)