NHIỄM ĐỘC HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHOẺ CON NGƯỜI (Trang 154 - 161)

Mục tiêu học tập:

1. Trình bày được định nghĩa và phân loại HCBVTV

2. Trình bày được đường xâm nhập và các quần thể có nguy cơ nhiễm HCBVTV.

3. Phát hiện và sơ cứu người bị nhiễm độc HCBVTV

4. Trình bày được các biện pháp phòng chống nhiễm độc HCBVTV I. Tình hình sử dụng và nhiễm độc HCBVTV

1. Tình hình sử dụng

Hiện nay, trên thế giới đặc biệt ở các nước đang phát triển, số lượng các loại HCBVTV tăng hằng năm, vì việc sử dụng HCBVTV là rất cần thiết trong nông nghiệp để bảo vệ mùa màng, trong y tế để diệt vec tơ truyền bệnh.

Ở nước ta, vào những năm cuối thập kỷ 80 số lượng HCBVTV được sử dụng là 10.000 tấn/năm, sang những năm đầu thập kỷ 90 số lượng đã tăng lên gấp đôi 21400 tấn/năm vào năm 1995 và tăng lên gấp 3 lần vào năm 1998 là 30.000 tấn/năm.

HCBVTV không còn là mặt hàng độc quyền của nhà nước, theo cơ chế thị trường, tư nhân đã chiếm ưu thế trong việc mua bán, vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.

Người sử dụng mua HCBVTV tự do, ai cũng có thể mua, có thể kiếm dễ dàng ngoài chợ, điều này cho thấy lượng HCBVTV trôi nổi ngoài thị trường như thế nào.

Hiện nay ở nước ta đã và đang sử dụng khoảng 200 loại HCBVTV trong đó gồm 83 loại trừ bệnh, 52 loại trừ cỏ, 8 loại diệt chuột, 9 loại kích thích sinh trưởng và các loại tổng hợp khác với chủng loại rất đa dạng. Tuy chủng loại nhiều như vậy, song nông dân ở hầu hết các vùng thường là do thói quen, do hiểu biết có hạn chế về mức độ độc hại của HCBVTV vẫn dùng những loại hóa chất đã quen dùng và thường là những loại có độc tính cao đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng ở nước ta. Theo báo cáo của TS. Phùng thị Thanh Tú, Viện Pasteur Nha Trang cho thấy nông dân vẫn đang còn dùng các lo thuốc cấm và hạn chế sử dụng như: DDT, monitor, wofatox.

2. Tình hình nhiễm độc

Theo WHO hằng năm trên thế giới ước tính có 3 triệu trường hợp nhiễm độc cấp tính nghiêm trọng, tử vong 22.000 người và 772.000 trường hợp tổn thương mãn tính do tiếp xúc dài ngày.

Theo báo cáo của cục quản lý chất lượng VSATTP trong năm 2000 cả nước có 2212 vụ ngộ độc HCBVTV; năm 2001 có 6962 vụ ngộ độc HCBVTV, tử vong 187 người.

Việc lạm dụng HCBVTV, phương tiện phòng hộ kém, kiến thức ít ỏi về an toàn trong sử dụng và bảo quản HCBVTV làm cho nguy cơ nhiễm độc cho con người và ô nhiễm môi trường do HCBVTV ngày càng cao. Bên cạnh đó còn một số ít trường hợp sử dụng HCBVTV vào mục đích bất chính như đầu độc, tự tử ...

Chính vì vậy việc sử dụng HCBVTV cần phải tuân theo những qui định nghiêm ngặt và phải có các biện pháp cụ thể về hướng dẫn sử dụng, bảo quản HCBVTV.

II. Định nghĩa và phân loại 1. Định nghĩa

HCBVTV bao gồm các hóa chất và các chế phẩm có nguồn gốc sinh học có khả năng phòng, phá hủy và diệt bất kỳ một vật hại nào, kể cả các vec tơ bệnh của người hay súc vật, những loại cây cỏ dại, các động vật gây hại hoặc can thiệp vào quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hoặc tiếp thị thực phẩm, lương thực, gỗ và sản phẩm thức ăn gia súc.

2. Phân loại HCBVTV

2.1. Phân loại theo đối tượng dịch hại hoặc theo công dụng

Các HCBVTV được chia thành các nhóm như: thuốc trừ sâu hại, thuốc diệt nấm bệnh, trừ cỏ dại, diệt ốc hại, diệt chuột, diệt côn trùng...

2.2. Phân loại theo mức nguy hiểm

Hầu hết các loại HCBVTV đều độc. Độ độc cấp tính của thuốc được biểu thị qua liều gây chết trung bình LD50 (Lethal Dose 50) được tính bằng mg hoạt chất/kg khối lượng cơ thể. Căn cứ độ độc cấp tính của thuốc, Tổ chức Y tế thế giới chia HCBVTV thành 4 loại: từ cực độc, rất độc, độc vừa và độc nhẹ.

LD50 Chuột ( mg/ cân nặng ) nguyên chất Mức nguy hiểm

Đường tiêu hóa Đường Da • Cực kỳ độc

• Rất độc • Độc vừa • Độc nhẹ

5 5-50 50-100

500

10 10-100 100-1000

1000 2.3. Phân loại theo cấu tạo hóa học

Tất cả các HCBVTV được chia thành hai nhóm lớn vô cơ và hữu cơ: Đầu thế kỷ 19, HCBVTV chủ yếu là các chất vô cơ như: thủy ngân (II) clorua, asen trioxide, các muối đồng...Nói chung các HCBVTV có nguồn gốc vô cơ có nhiều nhược điểm: liều dùng cao, không tác dụng chọn lọc, bền vững nên gây ô nhiễm môi trường lâu dài, gây tác hại cho người, gia súc và côn trùng có ích. Đến những năm 50 của thế kỷ 20, các HCBVTV được thay thế dần bằng các chất hữu cơ có hoạt tính cao như clo hữu cơ, lân hữu cơ (phospho hữu cơ).

Kết hợp, người ta cũng đưa ra cách phân loại như sau:

2.3.1.Thuốc trừ sâu: Dựa vào cấu trúc hóa học chia ra các nhóm:

- Các chất trừ sâu vô cơ: nhóm asen

- Các hợp chất clor hữu cơ: DDT, Lindan, Clordan, Dieldrin, Heptaclor...

- Các hợp chất phospho hữu cơ: đây là nhóm có số lượng hóa chất dùng để trừ sâu nhiều nhất, chúng là dẫn xuất của axxit phosphoric, bao gồm: DDVP, clorofos, diazinon, malathion, methamidophos...

- Các hợp chất cacbamat: Cacbaryl (Sevin), Cacbofuran (Furadan), Fenobucarb (Bassa)

- Nhóm Pyrethroid: Pyrethrin là hoạt chất từ hoa cúc có tác dụng trừ sâu. Chúng có ưu điểm là thời gian phân hủy ngắn ít độc với người và gia súc. Một số chất điển hình như: Permethrin, delthametrin,...

- Nhóm thuốc trừ sâu sinh học: đây là nhóm thuốc đang được quan tâm, chúng có nguồn gốc có thể từ vi khuẩn, nấm, virus. Trên thị trường Việt Nam phổ biến thuốc BT thiên nông (có nguồn gốc từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis).

2.3.2.Thuốc trừ bệnh: Nhóm này bao gồm thuốc trừ nấm, trừ vi khuẩn, bao gồm:

- Nhóm các hợp chất vô cơ: hợp chất của đồng, thủy ngân, kẽm crôm và các kim loại khác.

- Nhóm các hợp chất hữu cơ: Zineb, Maneb, Kasugamycin (Kasumin): là một loại kháng sinh từ nấm Streptomyces kasugaensis, ...

2.3.3. Thuốc diệt cỏ:

- Hợp chất vô cơ: NaCLO4

- Dẫn xuất phospho hữu cơ: Glyphosate - Dẫn xuất phenoxy acetic: Fusilade - Dẫn xuất cacbamat: Thiobencarb 2.3.4. Các hóa chất diệt các loài gậm nhấm

- Các hợp chất vô cơ: asen, phosphua kẽm, hợp chất cyanua (NaCN, KCN) - Các hợp chất hữu cơ:Wafarin, Fluoro acetamid..

III.Tác động của HCBVTV đến sức khỏe cộng đồng 1. Lợi ích

Những lợi ích do HCBVTV mang lại như tăng sản lượng cây trồng, tăng thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ mắc bệnh do vectơ truyền.

2. Tác hại

HCBVTV đã gây nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

- Gây nhiễm độc cấp tính, mãn tính ở người biểu hiện ở nhiều mức độ từ nhẹ tới nặng thậm chí tàn phế hoặc tử vong.

- Tác hại đến môi trường xung quanh:

+ Diệt cả những côn trùng và động vật hữu ích cho con người

+ Gây ô nhiễm đất, nước không khí: một số HCBVTV nhóm clor hữu cơ và lan hữu cơ đã bị cấm nhưng vẫn được sử dụng phổ biến ở ở nước ta đã để lại dư lượng trên rau, quả, trái cây, không bị phân hủy trong đất và trong nước, con người ăn các sản phẩm đó sẽ bị nhiễm HCBVTV hằng ngày một cách gián tiếp, lâu ngày sẽ có hại cho sức khỏe. Dư lượng HCBVTV tích lũy dần trong cơ thể con người, đặc biệt trong mỡ gây ngộ độc mạn tính với tác hại như thiếu máu, ung thư, sẩy thai, dị tật bẩm sinh...

+ Gây ra và làm tăng hiện tượng kháng HCBVTV ở động , thực vật có hại.

IV. Đường xâm nhập, chuyển hóa và thải trừ HCBVTV

Mức độ nghiêm trọng của các tác hại do tiếp xúc với một HCBVTV phụ thuộc vào liều lượng, đường xâm nhập, HCBVTV dễ hoặc khó hấp thu, chất chuyển hóa, sự tích lùy và khả năng tồn lưu của HCBVTV đó trong cơ thể.

1. Đường vào

HCBVTV có thể được hấp thu vào cơ thể qua da, mắt, hô hấp, tiêu hóa. Sự hấp thu qua da có tầm quan trọng đặc biệt ở các nước đang phát triền vì ở đó không có đầy đủ phương tiện và quần áo bảo hộ lao động, hoặc nếu có việc sử dụng cũng không được chú ý .

Hơi HCBVTV hay các hạt nhỏ khí dung có đường kính nhỏ hơn 5 micromet được hấp thu dễ dàng qua phổi. Các hạt lớn hơn được loại ra khỏi đường hô hấp và được nuốt vào đường tiêu hóa.

HCBVTV xâm nhập vào đường tiêu hóa do tiêu thụ thực phẩm ô nhiễm, tay nhiễm HCBVTV như khi ăn uống, hút thuốc trong lúc làm việc.

2. Chuyển hóa và thải trừ HCBVTV

Chuyển hóa trong cơ thể chủ yếu ở gan, thận.

HCBVTV tan trong mỡ thường được tích lũy ở mô mỡ .Ví dụ: DDT, 666.

Khác với HCBVTV chlor hữu cơ, lân hữu cơ không tích lũy trong cơ thể, nhưng ngược lại nó rất độc và do đó rất nguy hiểm.

Độc tính của HCBVTV còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người tiếp xúc (tình trạng dinh dưỡng, nhiễm khuẩn...). Các stress sinh lý bình thường với người sử dụng như mất nước, nhiệt độ ngoài trời cao làm tăng hấp thu.

V. Các quần thể có nguy cơ nhiễm HCBVTV 1. Quần thể có nguy cơ

- Đối tượng tiếp xúc:

Người trong tiếp xúc nghề nghiệp với HCBVTV thường là nông dân, người phun thuốc, người sản xuất, bán lẻ.

Đối với các thành viên gia đình đi phun thuốc nhất là đối với phụ nữ đặc biệt là phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, đó là những nguy cơ lớn gây ảnh hưởng sức khỏe trực tiếp cho người lao động và gián tiếp đến giống nòi cho thế hệ sau.

Tiếp xúc ngẫu nhiên xảy ra ở các thành viên gia đình của người sử dụng và qua vùng địa phương nơi họ làm việc. Đối tượng của tiếp xúc do tai nạn hoặc cố ý có thể là các nạn nhân (tự tử, đầu độc) hoặc do không biết (trẻ em uống ăn từ các đồ chứa)

Tiếp xúc cấp tính có thể xảy ra ở các quần thể rất xa nơi sản xuất hoặc đồng ruộng do hậu quả nhiễm bẩn thức ăn, nước uống cung cấp.

- Quần thể có nguy cơ:

Bên cạnh tiếp xúc do nghề nghiệp trực tiếp (nông nhân, người phun thuốc, người sản xuất), tiếp xúc do tai nạn hoặc ngẫu nhiên xảy ra qua không khí (phun), đất, nước, thực phẩm. Trong các tác hại này nồng độ HCBVTV có thể thấp, những tiếp xúc xảy ra trong thời gian dài, ảnh hưởng có thể tiến triển chậm, khó chẩn đoán.

Nhìn chung mức độ thâm nhiễm theo thứ tự sau:

+ Công nhân nông trường: sử dụng nhiều HCBVTV cho cây ăn quả, cây cao su, chè cà phê, bông.

+ Nông dân canh tác mùa vụ: gạo, ngô, đậu dễ bị ảnh hưởng bởi sâu bọ, sử dụng các biện pháp kiểm soát sâu bọ chọn lựa, cất giữ HCBVTV.

+ Người phun thuốc trong các chương trình y tế diệt các côn trùng trung gian truyền bệnh.

+ Người tiêu thụ thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm 2. Các yếu tố thuận lợi cho việc nhiễm thuốc

Một vài yếu tố thuận lợi cho việc nhiễm thuốc như: phơi nắng, mệt mỏi, uống bia rượu.

VI. Nhiễm độc HCBVTV

1. Nhiễm độc HCBVTV phospho hữu cơ (Lân hữu cơ)

HCBVTV lân hữu cơ , ngoài tác dụng mạnh với các loại sâu bọ, còn có độc tính cao đối với người, gia súc và dễ gây nhiễm độc cấp.

HCBVTV lân hữu cơ phân giải nhanh trong đất, trên cây trồng, chuyển hóa tương đối nhanh trong cơ thể động vật có xương sống và không có khả năng tích lũy.

Do đó ngày càng được sử dụng rộng rãi ở tất cả các nước trên thế giới.

1.1. Độc tính

- Loại rất độc: LD50 dưới 50mg/kg đường tiêu hóa, gồm: Parathion metyl (Wofatox), Demeton, Gusathion, Mevinphos...

- Loại độc vừa: LD50 từ 50-500mg/kg, gồm: Diazinon, DDVP, Fenthion...

- Loại ít độc: LD50 trên 500mg/kg gồm: Chlorthion, Dipterex, Malathion...

HCBVTV lân hữu cơ được hấp thu nhanh chóng qua tiêu hóa, hô hấp và da.

Trong có thể lân hữu cơ ức chế men cholinesteraza làm mất khả năng phá hủy acetylcholin, chất này tích lũy lại và gây nhiễm độc.

1.2. Triệu chứng

1.2.1.Nhiễm độc cấp tính

Những triệu chứng nhiễm độc LHC xảy ra rất nhanh ngay sau một liều quá mức trong vòng 1/2 -1 giờ, đôi khi 2- 3 giờ nếu nhiễm qua da. Những triệu chứng đầu tiên của nhiễm độc cấp là nhức đầu, buồn nôn, cảm giác ngột ngạt, mệt mỏi. Nhiễm độc LHC gây nên những rối loạn giống như nhiễm độc muscarin và nicotin.

- Triệu chứng nhiễm độc muscarin: Buồn nôn, nôn, tiết nhiều nước bọt, chảy nước mắt, co đồng tử , tiết dịch kèm co thắt phế quản gây khó thở, nhịp tim chậm, huyết áp giảm.

- Triệu chứng nhiễm độc nicotin: Run, co giật hoặc co cứng cơ cục bộ, yếu cơ rồi liệt cơ nhanh chóng lan đến cơ hô hấp, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp.

- Dấu hiệu tổn thương thần kinh trung ương: gặp trong các nhiễm độc nặng, biểu hiện nhức đầu, lẩn lộn, co giật, hôn mê và suy hô hấp đưa tới chết

1.1.2.. Nhiễm độc mãn tính

Nhiễm độc mãn tính HCBVTV -LHC có thể xảy ra ở những người sản xuất, pha chế và những người tao tác thường xuyên với HCBVTV. Triệu chứng nhiễm độc bao gồm:

nhức đầu 59,2%, mất ngủ 34,3%, giảm trí nhớ 16,4% , chóng mặt 20,9%, rối loạn TKTV 37,5%, sẩn ngứa 11,7%.

1.2. Chẩn đoán

Chẩn đoán nhiễm độc HCBVTV lân hữu cơ dựa vào:

- Yếu tố tiếp xúc: Đối với nhiễm độc nghề nghiệp HCBVTV, phải chú ý khai thác nghề nghiệp, thời gian tiếp xúc, tình hình ô nhiễm môi trường lao động.

- Triệu chứng lâm sàng

+ Đối với nhiễm độc cấp tính, việc chẩn đoán không khó lắm với các triệu chứng nhiếm độc muscarin và nicotin.

+ Đối với nhiễm độc mạn tính, việc chẩn đoán khó khăn, các dấu hiệu lâm sàng phần lớn là chủ quan.

- Xét nghiệm: Định lượng hoạt tính men Cholinesteraza (chE) trong máu. Hằng số của hoạt tính men chE thật, chE giả và men chE chung tính ra số lượng micromol acetylcholin bị thủy phân trong 0,04 mlmáu trong 15 phút là:

Hoạt tính men chung Hoạt tính men thật Hoạt tính men gỉa Nam 2,722 ± 0,244 2,260 ± 0,244 0,462 ± 0,110 Nữ 2,488 ± 0,218 2,010 ± 0,231 0,478 ± 0,124

Trong thực tế có thể coi như dấu hiệu báo động khi ChE giả giảm trên 25%, và ChE thật giảm 10-20%.

2. Nhiễm độc HCBVTV chlor hữu cơ

HCBVTV chlor hữu cơ là loại được sử dụng đầu tiên trên thế giới và được sử dụng rộng rãi để diệt muỗi và côn trùng. Các hợp chất chlor hữu cơ rất bền vững trong môi trường, chúng tồn tại dai dẳng trong đất, trong nước, đặc biệt trong lương thực thực phẩm nhiều tháng, nhiều năm. Chlor hữu cơ tích lũy trong cơ thể , trong tổ chức mỡ và do đó dễ gây nhiễm độc mạn tính với các triệu chứng nhiễm độc thần kinh là chủ yếu.

Nhiễm độc cấp tính có các biểu hiện là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau dạ dày.

Hội chứng thần kinh như: nhức đầu, chóng mặt, sau dó là run. Trường hợp nặng gây co giật, có thể tăng thân nhiệt, mất tri giác và tử vong. Ngoài ra có thể bi liệt hành tủy, liệt trung tâm hô hấp và vận mạch, gây suy hô hấp và trụy mạch. Có thể xuất hiện viêm gan, thận nhiễm độc, viêm nhiều dây thần kinh.

Nhiễm độc mạn tính xảy ra khi tiếp xúc thường xuyên với HCBVTV chlor hữu cơ trong nông nghiệp, sản xuất. Nhiễm độc gây tổn thương hệ thần kinh, tiêu hóa, tim mạch và quá trình tạo huyết.

Chẩn đoán nhiễm độc HCBVTV chlor hữu cơ là khó khăn vì không có phương pháp nào xác định chắc chắn nên triệu chứng lâm sàng là quan trọng.

Yếu tố tiếp xúc và nồng độ chất độc trong môi trường là rất cần thiết. Định lượng chlor hữu cơ trong máu được thế giới đánh giá cao. Với nồng độ trên 16μg/100ml được xem là nồng độ có thể xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc. Kết quả các chất chuyển hóa trong nước tiểu có giá trị tham khảo về mặt tiếp xúc với chlor hữu cơ.

3. Cacbamat

Nhiễm độc cacbamat về cơ bản giống nhiễm độc lân hữu cơ vì cơ chế nhiễm độc của nó cũng là ức chế men Cholinesteraza.

So với lân hữu cơ, nhiễm độc cacbamat diễn biến trong thời gian ngắn, các triẹu chứng nhiễm độc nhẹ hơn và men AchE có thể phục hồi trong thời gian ngắn.

4. Pyrethroid

Các pyrethroid được sử rộng rộng rãi trong nông nghiệp, đặc biệt được dùng trong ngành y tế để diệt côn trùng truyền bệnh.

Khi nhiễm độc Pyrethroid biểu hiện thần kinh trung ương bị kích thích. Nhiễm độc cấp tính thể nhẹ biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn...Trường hợp nhiễm độc trung bình thấy các triệu chứng nặng hơn, thêm rối loạn tri giác, co giật chi. Trường hợp nhiễm độc nặng xuất hiện các cơn co giật, hôn mê.

VII. Điều trị nhiễm độc 1. Nguyên tắc

- Làm giảm bớt nguy cơ đe dọa sự sống - Giới hạn lượng chất độc hấp thu - Giải độc, điều trị hỗ trợ

2. Điều trị cấp cứu ở hiện trường

- Trước tiên phải làm giảm bớt các tác động đe doạ sự sống: Phải đảm bảo cho bệnh nhân thở bình thường và làm sạch đường thở. Nếu bệnh nhân nôn, có thể chết vì ngạt thở. Miệng và họng phải được làm sạch bằng khăn, ngón tay hoặc hút để luôn giữ thông đường thở.

- Giới hạn lượng chất độc hấp thu + Cởi bỏ quần áo bị dính thuốc

+ Các vùng da tiếp xúc được rữa sạch bằng xà phòng với nước + Nếu vào mắt phải rữa ngay với nước sạch

- Trong các ca nhiễm độc nặng với lân hữu cơ cần phải tiêm ngay Atropin và phải được bác sĩ xem xét càng sớm càng tốt.

- Các ca nhiễm độc Clor hữu cơ, cần chuyển ngay tới bệnh viện vì hiện trường rất khó xử lý co giật nếu xảy ra

3. Chuyển tới một trung tâm y tế

Bất kỳ khi người nào bị nhiềm độc cũng phải được chuyển tới một trung tâm y tế để xác định chẩn đoán và điều trị tiếp.

4. Xử trí ở một trung tâm y tế

- Điều trị hỗ trợ và chửa triệu chứng - Dùng thuốc giải độc

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHOẺ CON NGƯỜI (Trang 154 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)