Những hạn chế trên bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau trong đó có cả những nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan. Cụ thể do:
+ Các quy định pháp quy về kế toán chưa được ban hành đồng bộ, thống nhất và tuần tự nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp nhất BCTC. Các quy định về chế độ kế toán của những nhà làm chế độ chỉ chú ý nhiều đến khía cạnh kiểm
soát doanh nghiệp mà chưa chú ý thích đáng đến tính kinh tế của thông tin tò phía người sử dụng bên ngoài. Do đó, doanh nghiệp chưa chú ý đến việc sử dụng các BCTC làm cầu nối kinh tế một cách có hiệu quả, ngược lại còn có những vi phạm và khó khăn trong việc cung cấp BCTC ra bên ngoài. Vì thế ảnh hưởng đến tính tin cậy, trung thực của thông tin cũng như tính công khai, minh bạch của chúng. Hiện nay, rất nhiều chuẩn mực và thông tư kế toán liên quan đến việc hợp nhất đã được ban hành nhằm giúp cho việc lập BCTCHN được dễ dàng và thuận tiện. Tuy nhiên, ngay trong bản thân các quy định này có những điểm chưa khoa học và phù hợp với thông lệ chung để thuận tiện cho người làm kế toán hợp nhất. Chẳng hạn như các vấn đề về mẫu sổ khó thực hiện đối chiếu; các bút toán ròi rạc và không quy định rõ ghi tăng và ghi giảm thì ghi như thế nào; chỉ quy định việc loại trừ các chỉ tiêu liên quan đến các giao dịch nội bộ thuận chiểu từ CTM bán cho CTC nhưng không quy định chiều ngược lại; chưa quy định cụ thể cho 2 trường hợp: hàng hóa đã bán hết ra ngoài và hàng hóa chưa bán hết ra ngoài hoặc không phân biệt hàng háo giao dịch đó là hàng tồn kho hay tài sản cố định;...
+ Tại các tập đoàn, chưa thành lập bộ phận kế toán riêng để thực hiện việc chỉ đạo, kiểm soát, thu thập thông tin và lập BCTCHN. Các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình CTM - CTC bao gồm nhiều đơn vị kế toán có nhiệm vụ tổ chức kế toán và lập báo cáo tài chính riêng nên để có cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính cho toàn doanh nghiệp cần thiết phải có nghiên cứu và thiết kế mô hình kế toán phù hợp với quy mô và đặc điểm doanh nghiệp. Mô hình kế toán này vừa phải bảo đảm cung cấp thông tin riêng cho từng đơn vị kế toán, vừa phải bảo đảm chuyển tải kịp thời, đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc hợp nhất báo cáo tài chính để phục vụ cho yêu cầu quản lý chung trong phạm vi toàn doanh nghiệp.
+ Các cơ quan nhà nước cũng như tổ chức nghề nghiệp chưa ban hành đầy đủ các quy định mang tính hướng dẫn liên quan đến việc kiểm toán BCTCHN. Hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến kiểm toán tập đoàn không nhiều, các văn bản có liên quan đến kiểm toán BCTCHN thì rời rạc ở một số chuẩn mực và quy.
+ Hoạt động kiểm soát chất lượng của hiệp hội kế toán, kiểm toán đối với các tổ chức kiểm toán độc lập chưa được tiến hành thường xuyên và chặt chẽ. Phạm
vi và mức độ kiểm soát vẫn còn hạn chế. Chưa thực hiện mạnh mẽ những trường hợp tổ chức kiểm toán và KTV vi phạm nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán.
+ Hoạt động kiểm toán nước ta còn rất mới, chưa được phổ biến và coi trọng. Nền kinh tế nước ta chưa đạt đến mức độ nền kinh tế thị trường đầy đủ, nên hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán BCTCHN nói riêng không phải lúc nào cũng coi là một yêu cầu bức thiết.
+ Chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng rất không tốt nên việc người làm kiểm toán không đảm bảo chất lượng và yêu cầu công việc kiểm toán. Hơn nữa, việc phối kết hợp giữa các tổ chức kiểm toán và giữa các KTV chưa tốt. Việc tuân thủ nguyên tắc đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp chưa cao. Ngoài ra việc cung cấp dịch vụ còn chịu tác động của quy luật cung cầu, cạnh tranh. Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức kiểm toán, nên một số công ty đã hạ thấp giá phí kiểm toán một cách tùy tiện để có được sự lựa chọn của khách. Ngoài ra, việc xây dựng và thực hiện các công việc theo một quy trình đầy đủ dẫn đến việc hạn chế khách hàng kiểm toán và mất nhiều thời gian cũng như chi phí. Do đó dẫn đến việc giảm quy mô và thủ tục kiểm toán nên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện đúng đắn, đầy đủ các công việc kiểm toán.
+ Sự trợ giúp về chuyên môn và kỹ thuật của các hiệp hội nghề nghiệp chưa có tác dụng nhiều trong hoạt động của các tổ chức kiểm toán. Khi thành lập, các tổ chức kiểm toán mới thường hoạt động theo kinh nghiệm. Do đó nếp kiểm toán cũ, lạc hậu vẫn được duy trì, nên việc hoàn thiện công tác kiểm toán thường chậm.
+ Việc đào tạo KTV ở các Học viện, Trường đại học chỉ mang tính chất lý luận, chưa sát với thực tế. Ngoài ra, việc đào tạo KTV ở các tổ chức kiểm toán thường mang tính chất kinh nghiệm, dậy thực hành mang tính chất máy móc là chính mà chưa vận dụng lý luận kiểm toán. Do đó, việc vận dụng kiến thức vào hoạt động kiểm toán thực tế thường không phù hợp. Ngoài ra, do KTV ở mỗi tổ chức kiểm toán thường xuyên có sự biến động, nên việc trang bị chuyên môn nghề nghiệp kiểm toán thường không tác động nhiều đến hoạt động của tổ chức kiểm toán.
Đánh giá chung, những hạn chế trên là do xuất phát tò cơ chế, chính sách của Nhà nước, sự hạn chế trong nhận thức của các tổ chức kiểm toán, của các KTV và cơ sở đào tạo. Những hạn chế đó cần phải nhìn nhận một cách toàn diện, cầu thị để từng bước khắc phục cả ở giác độ vĩ mô và vi mô.
Kết luận chương 2
Chương 2 của luận án đã trình bày tương đối đầy đủ và trung thực về: Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam hiện nay; Thực trạng việc BCTCHN của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Việt Nam hiện nay - Những ưu điểm và tồn tại; Quá trình hình thành và phát triển cũng như những thành quả đạt được và vướng mắc trong hoạt động của các tổ chức kiểm toán độc lập của Việt nam trong thời gian qua; Thực trạng kiểm toán BCTCHN của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con của các tổ chức kiểm toán độc lập tập trung ở các nội dung: Đối tượng, mục tiêu và nội dung kiểm toán; Quy trình và kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Qua thực trạng này, luận án cũng đã đánh giá và chỉ rõ những ưu điểm và tồn tại trong kiểm toán BCTCHN, đồng thời đưa ra nguyên nhân của những thực trạng đó.
Từ lý luận để xem xét thực tế thấy rằng: Mặc dù kiểm toán BCTCHN ở các TCKTĐL của Việt nam đã đạt được những thành tựu và kết quả nhất định, song bên cạnh đó còn có những hạn chế tồn tại không ít. Vì vậy, muốn cho kiểm toán BCTCHN phát huy được vai trò, vị trí to lớn của nó trong quản lý kinh tế, cần có sự bổ sung về mọi mặt của lý luận và thực tiễn.
Việc đánh giá đúng đắn và khách quan thực trạng kiểm toán BCTCHN của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở các TCKTĐL của Việt nam cũng như kinh nghiệm kiểm toán của các TCKTĐL quốc tế là cơ sở và định hướng cho các giải pháp hoàn thiện. Việc hoàn thiện công tác kiểm toán BCTCHN của tập đoàn kinh tế sẽ là những đóng góp để bổ sung thêm hoạt động kiểm toán BCTC các doanh nghiệp và được trình bày tiếp ở chương 3.
CHƯƠNG 3