Nguyên tắc hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Việt N am

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN BCTC các DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG THEO mô HÌNH CÔNG TY mẹ CÔNG TY CON DO tổ CHỨC KIỂM TOÁN độc lập THỰC HIỆN (Trang 143 - 215)

Kiểm toán BCTCHN của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con mang tính đặc thù riêng. Do vậy, việc xây dựng và hoàn thiện kiểm toán BCTCHN của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc 1: Hoàn thiện kiểm toán BCTCHN của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con phải đảm bảo tính đồng bộ: Hoàn thiện pháp luật và quy định cũng như chuẩn mực về kiểm toán; hoàn thiện tổ chức các công việc kiểm toán BCTCHN; Hoàn thiện đối tượng, mục tiêu, nội dung kiểm toán; Hoàn thiện quy trình và kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán; Hoàn thiện tổ chức áp dụng quy trình kiểm toán vào hoạt động kiểm toán BCTCHN trong thực tiễn.

Nguyên tắc 2\ Hoàn thiện kiểm toán BCTCHN của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong công tác kiểm toán. Chất lượng và hiệu quả là hai mặt đối lập của một cuộc kiểm toán. Nếu tăng khối lượng kiểm toán thì có thể đảm bảo chất lượng nhưng không đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả trong công tác kiểm toán. Nếu giảm khối lượng kiểm toán thì đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả nhưng không đảm bảo chất lượng trong công tác kiểm toán. Do vậy, hoàn thiện kiểm toán BCTCHN phải đảm bảo khái quát hết các vấn đề trọng yếu sau khi kết thúc kiểm toán, đảm bảo rằng những vấn đề được kiểm toán là trọng yếu và đủ đại diện cho tổng thể. Đồng thời,

bằng chứng thu được trên mẫu kiểm toán và ý kiến nhận xét cho tổng thể dựa trên mẫu đó là phù hợp và có độ tin cậy.

Nguyên tắc 3: Hoàn thiện kiểm toán BCTCHN của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con vừa mang ý nghĩa lý luận, vừa đảm bảo tính ứng dụng trong công tác kiểm toán. Nguyên tắc này đòi hỏi, khi hoàn thiện kiểm toán BCTCHN của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con phải dựa trên căn cứ, cơ sở khoa học của lý luận kiểm toán. Đồng thời khi hoàn thiện cần phải dựa trên thực trạng hoạt động kiểm toán BCTCHN của các tổ chức kiểm toán độc lập. Như vậy, công tác kiểm toán được hoàn thiện cần phải vừa có tính lý luận khoa học và có ý nghĩa thực tiễn cao.

Nguyên tắc 4: Hoàn thiện kiểm toán BCTCHN của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con phải dựa trên luật kiểm toán độc lập, các cơ sở các thông lệ và chuẩn mực kiểm toán BCTC được ban hành hoặc được thừa nhận ở Việt Nam. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính thống nhất trong quá trình kiểm toán, cả trong nhận thức và trong hoạt động kiểm toán. Nếu không có sự thống nhất sẽ ảnh hưởng trong công tác quản lý kiểm toán cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô.

Như vậy, công việc cũng như kết quả kiểm toán không đảm bảo tính kiểm soát, đánh giá kết quả và so sánh được. Đồng thời không đảm bảo được mục đích kiểm toán là cung cấp thông tin cậy, kịp thời trong điều kiện hiện nay, đó là xu hướng hội nhập khu vực và thế giới. Ngoài ra, việc thay đổi và sửa đổi chuẩn mực của Việt Nam hoặc chuẩn mực mà quốc tế thừa nhận sẽ không ảnh hưởng đến quy trình kiểm toán BCTCHN của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con đã được thiết lập.

Nguyên tắc 5: Hoàn thiện kiểm toán BCTCHN của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con phải phản ánh tổng quát, đầy đủ, toàn diện các vấn đề của một cuộc kiểm toán BCTC nói chung và một cuộc kiểm toán BCTCHN của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nói riêng. Nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng và hoàn thiện về đối tượng, mục tiêu, nội dung, trình tự và kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán phải đảm bảo đầy đủ các vấn đề cơ bản, cần thiết không thể thiếu được của một cuộc kiểm toán, tránh trường hợp thiên lệch hoặc quá đi sâu vào một lĩnh vực cụ thể nào. Điều này đòi hỏi

trong kiểm toán BCTCHN của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thì các KTV phải có trình độ tối thiểu về kiểm toán và kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp.

Nguyên tắc 6: Hoàn thiện nội dung, quy trình và kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán phải đảm bảo tính có thể ứng dụng, dễ đào tạo chuyển giao. Muốn vậy hoàn thiện phải đảm bảo tính đầy đủ, chi tiết được xắp xếp theo một trình tự khoa học, dễ hiểu, dễ làm, dễ vận dụng. Nguyên tắc này giúp kiểm toán viên vận dụng quy trình vào thực tế được thuận lọi, dễ hiểu, dễ làm, tránh sự hiểu sai, trùng lặp hoặc vận dụng không phù hợp.

3.1.2. Định hướng hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chỉnh hợp nhất của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Việt Nam

* Định hướng hoàn thiện kiểm toán BCTCHN của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con cần đảm bảo:

Xác định các khâu công việc kiểm toán cơ bản cần thực hiện để bao quát hết các vấn đề trong kiểm toán BCTCHN của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Xác định nội dung công việc cụ thể, cần thiết trong các khâu công việc kiểm toán trong quy trình kiểm toán.

Xác định một trình tự thực hiện các công việc kiểm toán khoa học, phù hợp với thực tế để áp dụng ở các tổ chức kiểm toán.

* Định hướng hoàn thiện đối tượng và mục tiêu kiểm toán BCTCHN của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con cằn đảm bảo:

Xác định đúng đối tượng kiểm toán, đối tượng cụ thể của kiểm toán cũng như các khía cạnh mà KTV cần thỏa mãn trước khi xác nhận cho đối tượng kiểm toán BCTCHN của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Xác định đúng mục đích kiểm toán BCTCHN của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và mục tiêu kiểm toán đối với từng nội dung kiểm toán.

* Định hướng hoàn thiện việc xác định nội dung kiểm toán BCTCHN của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nhằm đảm bảo:

Xác định các tiêu chí để xác định nội dung kiểm toán.

Xác định những nội dung chính cần kiểm toán.

Xác định những công việc cần thực hiện.

* Định hướng hoàn thiện giai đoạn lập KHKT bao gồm: Hoàn thiện quá trình chuẩn bị kiểm toán; khảo sát thu thập thông tín và xây dựng KHKT phù hop với muc đích và nôi dung kiểm toán. Viêc hoàn thiên giai đoan này cần đảmM r I o o I

bảo:

Xác định rõ mục đích tác dụng của giai đoạn này.

Xác định rõ các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này.

Xác định các phương pháp cần thu thập thông tin để lập kế hoạch.

Xác định rõ các kế hoạch mà KTV cần phải lập trong giai đoạn này và những thành viên tham gia.

Xác định điều kiện lập kế hoạch và nội dung cơ bản cần thể hiện trong kế hoạch, như: mục tiêu, nội dung dung kiểm toán; rủi ro và trọng yếu trong kiểm toán;

Phạm vi và kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán; nhân sự và điều kiện vật chất cần có trong kiểm toán; thời gian và lịch trình kiểm toán...

Xác định rõ các giấy tờ, tài liệu cần phải lập trong giai đoạn này.

*Đinh hướng I o hoàn thiên giai o đoan thưc hiên kiểm toán bao gồm: Hoàn• • • o

thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, các bằng chứng cằn thu thập nhằm đảm bảo giúp thỏa mãn trong kiểm toán của KTV. Việc hoàn thiện giai đoạn này cần đảm bảo:

Xác định rõ mục đích khi thực hiện các công việc trong giai đoạn này.

Xác định rõ trình tự tiến hành các công việc trong giai đoạn này.

Xác định rõ nội dung cần thực hiện kiểm toán.

Xác định rõ phạm vi và trọng điểm kiểm toán.

Xác định rõ pham vi, phương pháp và trình tự thực hiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán để thu thập bằng chứng.

Xác định rõ các loại bằng chứng cần thu thập.

Xác định rõ thủ tục kiểm toán cần thiết để thu thập bằng chứng đó.

Xác định rõ nguyên tắc xét đoán sự đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán đã thu thập được.

Xác định rõ việc mở rộng phạm vi kiểm toán và sự phù hợp về rủi ro kiểm toán...

Kiểm toán phải tuyệt đối tuân thủ chương trình kiểm toán đã được xây dựng.

Trong quá trình kiểm toán, KTV phải linh hoạt trong việc thực hiện các thủ tục kiểm toán và xác định phạm vi kiểm toán; thường xuyên ghi chép những phát giác, những nhận định về các nghiệp vụ, các con số, các sự kiện... nhằm tích luỹ bằng chứng, nhận định cho những kết luận kiểm toán và loại trừ những ấn tượng, nhận xét ban đầu không chính xác về nghiệp vụ, các sự kiện thuộc đối tượng kiểm toán.

Các bằng chứng thu thập phải đảm bảo đầy đủ và thích hợp theo những mục tiêu kiểm toán cụ thể.

Định kỳ tổng hợp kết quả kiểm toán để nhận rõ mức độ thực hiện so với khối lượng công việc chung.

Mọi điều chỉnh về nội dung, phạm vi và trình tự kiểm toán... đều phải có ý kiến thống nhất với phụ trách kiểm toán.

* Định hướng hoàn thiện giai đoạn kết thúc kiểm toán bao gồm: hoàn thiện tất cả các công việc liên quan đến việc soát xét và lập báo cáo kiểm toán

cũng như xử lý các sự kiện phát sinh và hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán. Việc hoàn thiện giai đoạn này cần đảm bảo:

Xác định rõ mục đích khi thực hiện các công việc trong giai đoạn này.

Xác định rõ các công việc chính và nội dung cần thực hiện trong giai đoạn này.

Xác định rõ phương pháp, cách thức để thực hiện các công việc đó.

Xác định rõ trình tự tiến hành các công việc trong giai đoạn này.

Xác định rõ giấy tờ tài liệu, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các công việc đó.

Xác định sản phẩm của việc thực hiện các công viêc đó là gì.

3ể2ể Các giải pháp hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính họp nhất của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Việt Nam

3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lỷ về kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con do tổ chức

kiểm toán đôc lâp thưc hiên

Hiện nay, về phía Nhà nước đã có hành lang pháp lí về kế toán tương đối hoàn thiện. Văn bản pháp lí cao nhất về lĩnh vực kế toán là Luật kế toán. Luật kế toán số 03/2003/QH11 ban hành ngày 17/6/2003 đã quy định rất nhiều nội dung liên quan đến hệ thống BCTC trong doanh nghiệp. Từ năm 2001 đến nay, nhà nước đã công bố được 26 CMKT và ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện. Năm 2006, Bộ Tài chính đã ban hành các quyết định thực hiện các chế độ kế toán doanh nghiệp, mở ra một cái nhìn mới giúp các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về hệ thống BCTC. Song trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường, của việc hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều vấn đề quy định trong các văn bản pháp lí vẫn còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước cần phải xây dựng và hoàn thiện hơn nữa một số vấn đề sau:

Một là, cập nhật lại những CMKT đã ban hành phù hợp với các CMKTQT.

Các CMKTVN đã ban hành dựa trên nền tảng của các CMKTQT. Đến thời điểm hiện nay, các CMKTQT đã có sự sửa đổi, do vậy, Nhà nước cần xem xét lại cho phù hợp với các CMKTQT đã sửa đổi hiện hành.

Hai là, ban hành thêm các CMKT mới như CMKT công cụ tài chính, CMKT tổn thất tài sản, CMKT tài sản sinh học... để phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay.

Ba là, liên quan đến các vấn đề về BCTCHN, Nhà nước cần sửa đổi Luật kế toán năm 2005: quy định rõ những vấn đề về hợp nhất, sáp nhập và nội dung công việc kế toán phải làm khi phát sinh các vấn đề này; bổ sung thêm một số nội dung theo điều kiện thực tế như các nội dung về giá trị hợp lí.

Bổn là, trên cơ sở xem xét lại các chuẩn mực đã ban hành và ban hành thêm các chuẩn mực mới, Bộ Tài chính cũng nghiên cứu để ban hành thêm các thông tư mới hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp phù hợp; hướng dẫn

cụ thể hơn các giao dịch liên quan đến việc hợp nhất BCTC như hướng dẫn điều chỉnh các giao dịch liên quan đến thoái đầu tư, các khoản dự phòng, hướng dẫn các nguyên tắc lập và trình bày BCLCTTHN.

Năm là, giao nhiệm vụ cho các hiệp hội tổ chức thực hiện các lớp tập huấn nghiệp vụ; đồng thời soạn thảo các tài liệu, các quy định hướng dẫn nghiệp vụ liên quan cho các doanh nghiệp.

Sáu là, yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kiểm toán BCTC (kể cả kiểm toán độc lập và kiểm toán Nhà nước).

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện đối tượng, mục tiêu, nội dung và căn cứ kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất

3.2.2.1. về đối tượng kiểm toán Báo cáo tài chỉnh hợp nhất của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công t y m ẹ - công ty con

Đối tượng kiểm toán của kiểm toán BCTCHN của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thường chỉ bao gồm BCĐKT HN, BCKQKDHN, LCTTHN và TMBCTCHN theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, do đặc thù của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con cũng như do đặc thù thực tế kiểm toán BCTCHN tại các công ty kiểm toán của Việt Nam, để hạn chế những sai sót trong quá trình kiểm toán, KTV cần phải mở rộng đối tượng kiểm toán.

Theo quy định, BCTCHN cần được bao gồm BCTCHN năm và BCTC hợp nhất giữa niên độ. BCTCHN năm bao gồm: BCĐKTHN, BCKQHĐKDHN, BCLCTTHN và Bản TMBCTCHN. BCTCHN giữa niên độ gồm BCTCHN giữa niên độ dạng đầy đủ và BCTCHN giữa niên độ dạng tóm lược. BCTCHN giữa niên độ dạng đầy đủ bao gồm: BCĐKTHN giữa niên độ dạng đầy đủ, BCKQHĐKDHN giữa niên độ dạng đầy đủ, BCLCTTHN giữa niên độ dạng đầy đủ, Bản thuyết minh BCTCHN chọn lọc. BCTCHN giữa niên độ dạng tóm lược bao gồm: BCĐKTHN giữa niên độ dạng tóm lược, BCKQHĐKDHN giữa niên độ dạng tóm lược, BCLCTTHN giữa niên độ dạng tóm lược, Bản thuyết minh BCTCHN chọn lọc.

Tuy nhiên, đối tượng kiểm toán không nên chỉ giới hạn là các BCTC nói chung mà cần mở rộng, cần xác định thêm là các báo cáo, mẫu biểu phục vụ cho

quá trình hợp nhất BCTC hay hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị... Việc xác định như vậy sẽ giúp KTV xác định đúng phạm vi, trọng điểm kiểm toán, đảm bảo có đủ thông tin, cơ sở dữ liệu để kiểm toán và để đưa ra ý kiến xác nhận phù hợp hơn đối với từng khoản mục hay nội dung kiểm toán.

Việc xác nhận đúng và đầy đủ đối tượng kiểm toán sẽ đảm bảo cho KTV và tổ chức kiểm toán có thể: Xác định đúng phạm vi, khối lượng kiểm toán; khái quát hết các vấn đề trọng yếu kiểm toán BCTCHN nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong kiểm toán.

Bên cạnh đối tượng chính là các BCTCHN cần phải xác nhận thì những thông tin và báo cáo khác liên quan đến BCTCHN cũng cần được xem xét như: Các BCTC riêng của CTM và CTC; các báo cáo bộ phận, báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu, biên bản kiểm toán và ý kiến của các kiểm toán viên khác; Các quy chế chính sách kiểm soát trong từng hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (tập trung những chính sách có liên quan đến tài chính, kế toán các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con);

Các quy định quan hệ về vốn giữa CTM và CTC; Các nguyên tắc và phương pháp áp dụng trong quá trình hợp nhất BCTC nói chung và trong từng nghiệp vụ nói riêng; Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh; Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất và cơ sở và phương pháp lập bảng đó; Đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu bổ sung trong từng BCTCHN...

Việc xác định đúng đắn, đầy đủ đối tượng trong kiểm toán BCTCHN là cơ sở để KTV xác định đúng phạm vi, trọng tâm, mục tiêu kiểm toán. Đồng thời góp phần giúp KTV thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp để đưa ra ý kiến xác nhận đúng đắn về BCTCHN.

3.2.22. về mục tiêu kiểm toán Báo cáo tài chỉnh hợp nhất của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con

Trên thực tế, mục tiêu kiểm toán BCTCHN thường chỉ là xác nhận mức độ tin cậy của các thông tin được trình bày trên BCTCHN. Tuy nhiên đây là một báo cáo đặc thù được tổng hợp từ các BCTC của các đơn vị thành viên thông qua quá trình hợp nhất phức tạp. Do đó, mục tiêu kiểm toán BCTCHN cũng cần được mở

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN BCTC các DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG THEO mô HÌNH CÔNG TY mẹ CÔNG TY CON DO tổ CHỨC KIỂM TOÁN độc lập THỰC HIỆN (Trang 143 - 215)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(271 trang)