Một số phương pháp phân tích dữ liệu về sử dụng thuốc

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Mắt Thanh Hóa (Trang 20 - 23)

Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách. Phân tích ABC có thể:

- Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường để nhằm: lựa chọn những thuốc có chi phí thấp hơn, tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế, thương lượng với nhà cung cấp để mua được những thuốc với giá thấp hơn.

- Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện ra những bất hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.

17

- Xác định phương thức mua các thuốc không có danh mục thuốc thiết yếu của bệnh viện.

Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kỳ trên 1 năm hoặc ngắn hơn. Sau khi hoàn thành phân tích ABC, Các thuốc đặc biệt là trong nhóm A cần phải được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc không có trong danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn những phác đồ điều trị có hiệu lực tương đương nhưng có giá thành rẻ hơn. Như vậy ưu điểm chính của phân trích ABC giúp xác định xem phần lớn ngân sách được chi trả cho những nhóm thuốc nào[34].

1.3.2. Phương pháp phân tích nhóm điều trị

Dựa trên phân tích ABC, phân tích nhóm điều trị giúp:

- Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ cao nhất và chi phí nhiều nhất.

- Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý.

- Xác định những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể.

- Hội đồng thuốc lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong các nhóm điều trị và lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế.

Từ đó tiến hành phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm điều trị chi phí cao để xác định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí hiệu quả cao[34].

18 1.3.3. Phương pháp phân tích VEN

Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn, Trong phân tích VEN, các thuốc được chia thành 3 hạng mục cụ thể sau:

- Thuốc V (Vital drugs) – là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám chữa bệnh của bệnh viện.

- Thuốc E (Essential drugs) – là thuốc dùng trong các trường hợp ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện.

- Thuốc N (Non - Essential drugs) – là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc[13].

Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và khả năng sử dụng khác nhau[34].

1.3.4. Một số chỉ số sử dụng thuốc WHO/INRUD cho các cơ sở khám chữa bệnh

Các chỉ số sử dụng thuốc của WHO/INRUD được dùng để đánh giá khuynh hướng hành vi của các nhà cung cấp dịch vụ y tế tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu một cách đáng tin cậy. Các chỉ số này cung cấp cho các nhà quản lý y tế thông tin về sử dụng thuốc, thói quen kê đơn và các khía cạnh quan trọng khác của việc chăm sóc người bệnh[34].

19

* Các chỉ số kê đơn

- Số thuốc kê trung bình trong một đơn;

- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế (INN);

- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm;

- Tỷ lệ phần trăm đơn kê vitamin…[13],[34].

* Các chỉ số chăm sóc người bệnh - Thời gian phát thuốc trung bình;

- Tỷ lệ phần trăm thuốc được cấp phát trên thực tế;

- Hiểu biết của người bệnh về liều lượng…[13],[34].

* Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện - Chi phí thuốc trung bình của mỗi đơn;

- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin;

- Tỷ lệ người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe…[13],[34].

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Mắt Thanh Hóa (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)