Thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú được BHYT chi trả

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Mắt Thanh Hóa (Trang 67 - 71)

4.2.1. Một số chỉ số về kê đơn 4.2.1.1. Số thuốc trong 1 đơn

64

Qua khảo sát 400 đơn ngoại trú được bảo hiểm y tế chi trả, số thuốc có trong 1 đơn ít nhất là 1 thuốc và cao nhất là 8 thuốc, số thuốc trung bình trong 1 đơn là 3,1 thuốc. Tương tự, số thuốc trung bình trong đơn ở Bệnh viện Trương Huế là 2,88[11], bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên là 3,4[10].

Trong khi đó con số này là 4,2-4,4 ở Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, BV Tim Hà Nội, BV Nội Tiết Trung ương.[21],[16],[29]. Kết quả khảo sát về sự phân bố thuốc trong đơn cho thấy các đơn từ 2-3 thuốc chiếm tỷ lệ nhiều nhất ( 26,5% đến 42,25%), các đơn kê từ 5-8 thuốc chiếm tỷ lệ thấp (chỉ chiếm 9,5%), đăc biệt chỉ có 2 đơn chiếm 8 thuốc. Trong khi đó Bệnh viện TW Quân Đội 108 số đơn kê từ 4 thuốc trở lên chiếm đến 64,25%

[21].

Như vậy, nhìn chung số lượng thuốc trung bình trong một đơn thuốc tại Bệnh viện Mắt Thanh Hóa là không cao. Điều này cũng có thể là do việc áp giá trần BHYT trong kê đơn, tổng giá trị tiền thuốc của một đơn thuốc không vượt quá giá trị quy định nên đã phần nào hạn chế số lượng thuốc kê trong một đơn. Việc sử dụng ít thuốc trong một đơn không chỉ đảm bảo tính kinh tế mà còn hạn chế sự xuất hiện của các tương tác thuốc cũng như nguy cơ xuất hiện các phản ứng có hại của thuốc, thời tạo thuận lợi cho bệnh nhân trong việc tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị, tránh nhầm lẫn hay bỏ sót do dùng quá nhiều thuốc.

4.2.1.2. Sử dụng kháng sinh

Kết quả nghiên cứu cho thấy đơn thuốc ngoại trú BHYT có sử dụng kháng sinh chiếm tỷ lệ 49,2%, tỷ lệ này là tương đối cao so với ngưỡng khuyến cáo (20-30 %) của tổ chức Y tế thế giới, cao hơn tỷ lệ đơn của bệnh viện Trung Ương Huế là 24,75%[11], BV TW Quân Đội 108 là 26,5%.

Tuy nhiên tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ kê đơn có KS tại bệnh viện Đa Khoa Vĩnh Phúc năm 2011 (59,5% đơn có kháng sinh). Bên cạnh đó khảo sát

65

đơn tại BV Mắt Thanh Hoá cho thấy việc sử dụng kháng sinh chủ yếu tập chung ở nhóm Quinolon khác với BV TW Huế sử dụng kháng sinh chủ yếu là nhóm beta-lactam. Điều này la do các kháng sinh nhỏ mắt tập chung chính vào nhóm quinolon.

Phối hợp kháng sinh trong điều trị cũng là vấn đề luôn được quan tâm trong sử dụng kháng sinh hợp lý. Theo kết quả phân tích, tỷ lệ phối hợp kháng sinh cho bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Mắt Thanh hoá là 94 đơn chiếm 23,5% đơn trong đó phối hợp 2 kháng sinh là 19%, phối hợp 3 kháng sinh là 4,5%. Kết quả này cao so với nghiên cứu tại Bệnh viện TW Huế phối hợp 2 kháng sinh chỉ là 4%, nhưng thấp so với bệnh viện Bạch Mai (55% đơn có phối hợp kháng sinh). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy sự phối hợp kháng sinh chủ yếu là phối hợp giữa nhóm quinolon (kháng sinh nhỏ mắt) và nhóm beta-lactam (kháng sinh dùng đường uống).

4.2.1.3. Sử dụng vitamin

Có 136 đơn có kê vitamin trong tổng số đơn khảo sát, chiếm tỷ lệ 34,0%, tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ kê đơn có vitamin tại BV TW Huế (15,5%)[11] và tương đương với bệnh viện Tim Hà Nội năm 2010 (35%), kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm vitamin thường được dùng ở đây là nhóm vitamin AD, nhóm thuốc này không làm tăng chi phí nhiều cho người bệnh nhưng việc lạm dụng các loại vitamin này cũng là một cảnh báo và cần thiết được bệnh viện quan tâm.

4.2.1.4. Sử dụng các thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị

Qua khảo sát, hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị được sử dụng nhiều trong kê đơn cho bệnh nhân ngoại trú có BHYT chiếm tỷ lệ 53,75%, tỷ lệ này tương đối cao và thuốc bổ trợ được dùng là Eyebi đây là thuốc hỗ trợ trong điều trị các bệnh về mắt, mặc dù đây là chuyên khoa của bệnh

66

viện nhưng bệnh viện vẫn cần tăng cường giám sát để tránh lạm dụng tăng chi phí thuốc của bệnh viện.

4.2.1.5. Chi phí một đơn thuốc

Chi phí trung bình một đơn thuốc là 134.268 VNĐ, chi phí thấp nhất của 1 đơn thuốc là 4000VNĐ, chi phí cao nhất của 1 đơn thuốc là 409.200VNĐ. với giá trần qui định cho một đơn thuốc tại Bệnh viện Mắt Thanh Hoá năm 2014 là 186.500VNĐ thì chi phí trung bình cho một đơn thuốc cũng chỉ là vừa phải (134.268đ). Kết quả nghiên cứu cho thấy các đơn về bệnh lý giác mạc, đáy mắt và glocom có chi phí trung bình 1 đơn cao (152.000đ - 395.500đ), còn các đơn về bệnh kết mạc, rối loạn điều tiết, đục thuỷ tinh thể tiến triển là thấp. Điều này có thể lý giải là do các bệnh lý giác mạc, đáy mắt, glocom là bệnh lý cần phải kết hợp cả thuốc dùng tại chỗ (nhỏ mắt) và thuốc dùng toàn thân.

4.2.2. Việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

Nhìn chung, với việc kê đơn điện tử, công tác kê đơn điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Mắt Thanh Hoá đã được thực hiện tốt theo qui chế kê đơn, 100% đơn ghi đầy đủ các khoản mục về thông tin bệnh nhân, chẩn đoán bệnh, ghi tên thuốc và các thủ tục hành chính khác. Trong đó địa chỉ bệnh nhân được ghi đến số nhà, đường phố hoặc thôn, xã. Với sự hỗ trợ của máy tính đã giảm được tình trạng bỏ sót các thông tin bệnh nhân, thông tin về thuốc so với việc kê đơn bằng viết tay trước kia. Chẳng hạn, như tại Bệnh viện Nhân Dân 115, trước khi áp dụng kê đơn điện tử có đến 98%

đơn ghi thiếu thông tin bệnh nhân, 100% đơn không ghi tên hoạt chất và 40,4% đơn ghi thiếu thông tin về thuốc (tên thuốc, hàm lượng, đơn vị tính)[20], tại BV Tim Hà Nội năm 2010, tỷ lệ ghi đầy đủ thông tin bệnh nhân và bác sỹ ký rõ họ tên chỉ đạt tỷ lệ lần lượt là 43,5% và 35,5% khi kê

67

đơn bằng viết tay [16]. Điều đó có thể giải thích lý do là tình trạng quá tải bệnh nhân, các bác sĩ muốn tiết kiệm thời gian và có tâm lý cho rằng những qui định hành chính không ảnh hưởng gì đến kết quả khám bệnh, nhưng thực ra các thông tin của bệnh nhân mặc dù không tác động trực tiếp đến việc sử dụng thuốc trong đơn nhưng có vai trò quan trọng khi cần cung cấp thông tin về thuốc cho bệnh nhân và theo dõi hiệu quả điều trị sau kê đơn.

Với việc thực hiện kê đơn điện tử đã được khắc phục những hạn chế trên, đồng thời với việc đơn được in từ máy nên mọi thông tin đều rõ ràng, tránh tình trạng không đọc được tên thuốc trước kia, đồng thời giúp bệnh nhân biết rõ tình trạng bệnh, thu thập thêm thông tin và có biện pháp hỗ trợ điều trị thích hợp. Tuy nhiên vẫn còn 8,2% đơn viết tắt chẩn đoán bệnh và việc ghi hướng dẫn sử dụng chưa thực hiện một cách đầy đủ, qua khảo sát vẫn còn 30,5% đơn chưa ghi rõ thời điểm dùng thuốc cho nhân, nhất là với thuốc đường uống. Do đó, để bệnh nhân có thể tuân thủ đúng điều trị, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý thì bệnh viện cần có biện pháp tăng cường việc thực hiện quy chế kê đơn, đặc biệt là trong việc ghi cách dùng và thời điểm dùng thuốc.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Mắt Thanh Hóa (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)