Các chỉ tiêu sinh học tinh dịch dê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học và bảo tồn tinh dịch dê (Trang 50 - 56)

4.1. Sinh học tinh dịch dê

4.1.1. Các chỉ tiêu sinh học tinh dịch dê

Lấy tinh dịch dê của 06 giống dê: Alpine (Al), Barbari (Bar), Beetal (Be), Boer (Bo), Saanen (Sa), Bách Thảo (BT) để nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tinh dịch. Kết quả trình bày ở bảng 4.1 và 4. 2

Bảng 4.1: Sinh học tinh dịch của một số giống dê nuôi ở Việt Nam

Gièng

dê n

L−ợng tinh dịch (V = ml)

X±SE (min – max)

Nồng độ tinh trùng (C= tû/ml)

X±SE (min – max)

Hoạt lực tinh trùng (A = %)

X ±SE (min – max)

Tổng số tinh trùng tiến thẳng

(V.A.C = tû) X ±SE (min – max) Alpine 90 1,061b± 0,061

(0,6 – 1,6)

3,015a± 0,149 (2,24 – 4,51)

79,72a± 1,54 (70 – 90)

2,502c± 0,159 (1,879– 3,469) Barbari 80 0,928ab± 0,086

(0,5 – 1,7)

2,780a± 0,236 (1,72 – 4,25)

76,43a± 1,99 (60 – 85)

1,828ab± 0,119 (1,23 – 2,815) Beetal 110 0,975ab± 0,072

(0,5 – 1,4)

3,108a± 0,206 (1,98 – 4,32)

81,25a± 1,86 (70 – 90)

2,362bc± 0,147 (1,68 – 3,685) Boer 115 1,223b± 0,114

(0,7 – 2,0)

2,709a± 0,151 (1,88 – 3,75)

78,46a± 1,73 (65 – 85)

2,447c± 0,121 (1,936 – 3,48) Saanen 75 1,061b± 0,080

(0,6 – 1,6)

3,037a± 0,200 (2,08 – 4,20)

76,54a± 1,64 (65 – 85)

2,348bc± 0,118 (1,64 – 3,192) Bách

Thảo 70 0,700a± 0,059 (0,5 – 1,1)

2,911a± 0,349 (1,34 – 4,52)

79,44a± 2,06 (65 – 85)

1,615a± 0,169 (0,806 – 2,812)

* Ghi chú: Trong một cột, a b c khác nhau có ý nghĩa (P< 0,05).

Bảng 4.1 cho thấy:

+ L−ợng tinh dịch một lần lấy tinh của các giống dê rất thấp, (dao động 0,700 - 1,223 ml). L−ợng tinh dịch phụ thuộc vào từng giống dê. Dê Bo có l−ợng tinh dịch cao nhất (1,223ml), dê BT có l−ợng tinh dịch thấp nhất

(0,700ml). L−ợng tinh dịch của dê Al, Bo, Sa khác nhau không rõ rệt nh−ng cao hơn l−ợng tinh dịch của dê BT (P<0,05). L−ợng tinh dịch của dê Bar, Be sai khác không có ý nghĩa so với l−ợng tinh dịch củ dê Al, Bo, Sa và BT.

Lượng tinh dịch phụ thuộc vào tuổi của đực giống, phương pháp lấy tinh, cường độ khai thác và khoảng cách giữa hai lần khai thác tinh, mùa vụ sinh sản và chế độ nuôi d−ỡng. Do vậy, l−ợng tinh dịch của các giống dê có sự dao động lớn qua các lần lấy tinh: Al (0,6 – 1,6 ml); Bar (0,5 – 1,7 ml); Be (0,5 – 1,4 ml); Bo (0,7 – 2,0 ml); Sa (0,6 – 1,6); BT (0,5 – 1,1 ml). L−ợng tinh dịch và khối l−ợng cơ thể có t−ơng quan thuận (r = 0,406 ±0,0031) (trích dẫn theo [17]).

Kết quả về l−ợng tinh dịch một lần lấy tinh mà chúng tôi nhận đ−ợc phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả: Asanbekov [22], V: 1,05 ml;

Evans và Maxwell [33], V: 0,5 – 1,5 ml; Peskovatsov [46], V: 0,7 ml; Ritar [47], V: 0,5 – 1,2 ml; Shamsuddin và cộng sự [55], V: 0,267 – 0,342 ml.

Nguyễn Tấn Anh và cộng sự [1], l−ợng tinh dịch dê Bách Thảo: 0,586 ml (0,13 – 1,2 ml); Lê Văn Thông [15], l−ợng tinh dịch dê Bách Thảo đ−ợc nuôi tại Ninh Thanh (Thanh Hoá) có V: 0,53 ml; Đỗ Văn Thu [17], l−ợng tinh dịch một số giống dê nuôi ở Việt Nam: 0,284 – 0,800 ml.

+ Nồng độ tinh trùng

Ng−ợc với l−ợng tinh dịch, nồng độ tinh trùng trong tinh dịch dê khá

cao (2,079 – 3,108 tỷ/ ml). Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch phụ thuộc vào từng giống, các giống khác nhau thì tinh dịch có nồng độ tinh trùng khác nhau: Al (3,015 tû/ ml); Bar (2,780 tû/ ml); Be (3,108 tû/ ml); Bo (2,709 tû/

ml); Sa (3,037 tỷ/ ml); BT (2,911 tỷ/ ml). Sự khác nhau về nồng độ tinh trùng của các giống dê không có ý nghĩa (P>0,05). Nồng độ tinh trùng phụ thuộc vào các lần lấy tinh, các lần lấy tinh khác nhau nồng độ tinh trùng trong tinh dịch của các giống dê có sự dao động lớn (xem bảng 4.1).

Ngoài ra, nồng độ tinh trùng còn phụ thuộc vào tuổi đực giống, mùa

sinh sản, chế độ khai thác tinh, phương pháp lấy tinh, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về nồng độ tinh trùng trong tinh dịch thấp hơn kết quả của một số tác giả: Asanbekov [22], C: 3,587 x 109; Evans và Maxwell [33], C: 1,5 – 5,0 x 109; Fukuhara và Nishikawa [34], nồng độ tinh trùng là 3,75 x 109; Peskovatsov [46], C: 2,4x109 - 3,0 x 109 (có tr−ờng hợp 5,0 x 109); Ritar [47], C: 2,0 – 4,5 x 109; Ritar và Salamon [48], C: 3,1 – 4,4 x 109, Ritar và Salamon [49], C: 3,0 x 109; Ritar và cộng sự [51], C: 3,0 x 109, Salamon và Ritar [53], C: 3,3 – 4,7 x 109; Shamsuddin và cộng sự [55], C: 4,187 – 5,064 x 109. Nguyễn Tấn Anh và cộng sự [1], nồng độ tinh trùng trong tinh dịch dê Bách Thảo: 0,44 tỷ/ ml (0,24 – 1,18 tỷ/ ml); Lê Văn Thông [15], tinh dịch dê Bách Thảo đ−ợc nuôi tại Ninh Thanh (Thanh Hoá) có C:

0,92 tỷ/ ml, kết quả này thấp hơn kết quả của chúng tôi.

Từ kết quả l−ợng tinh dịch thấp và nồng độ tinh trùng dê cao, chúng tôi thấy đây là cơ sở khoa học cho việc pha loãng tinh dịch để tăng số liều tinh cho phối giống và nâng cao đ−ợc sức sinh sản của đực giống tốt. Từ đó có thể khai thác hiệu quả kinh tế cao nhất của đực giống tốt.

+ Hoạt lực tinh trùng

Hoạt lực tinh trùng của các giống dê khá cao (76,43% - 81,25%), đều

đạt tiêu chuẩn phối giống, pha loãng và đông lạnh tinh dịch. Hoạt lực tinh trùng phụ thuộc vào giống, các giống dê khác nhau thì tinh trùng có sức hoạt

động khác nhau: Al: 79,72%; Bar: 76,43%; Bee: 81,25%; Bo: 78,46%; Sa:

76,54%; BT: 79,44%. Tuy nhiên sự khác nhau về hoạt lực tinh trùng của các giống dê không có ý nghĩa (P>0,05).

Cũng nh− l−ợng tinh dịch và nồng độ tinh trùng, hoạt lực tinh trùng thay đổi qua các lần lấy tinh: Al (70% – 90%); Bar (60% - 85%); Be (70% - 90%); Bo (65% - 85%); Sa (65% - 85%); BT (65% - 85%). Hoạt lực tinh trùng phụ thuộc vào tuổi đực giống, chế độ lấy tinh, mùa vụ lấy tinh, kỹ thuật lấy

tinh, chế độ chăm sóc, nuôi d−ỡng, nhiệt độ âm đạo giả ...

Kết quả mà chúng tôi nhận đ−ợc về hoạt lực tinh trùng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả: Asanbekov [22], hoạt lực tinh trùng là 89,8%; Deka và Rao [32], A = 86,45%; Peskovatsov [46], A = 75 – 80%;

Ritar [47], A = 80%; Ritar và Salamon [48], A = 75 – 85%; Ritar và cộng sự [51], A = 80 – 85%, hoạt lực tinh trùng A = 80 – 85%; Salamon và Ritar [53], hoạt lực tinh trùng A = 75 – 85%; Shamsuddin và cộng sự [55], A = 77 – 79%; Trejo và cộng sự [58], A = 75,2%; Nguyễn Tấn Anh và cộng sự [1], hoạt lực tinh trùng dê Bách Thảo: 0,73; Lê Văn Thông [15] tinh dịch dê Bách Thảo nuôi ở Ninh Thanh (Thanh Hoá) có hoạt lực A = 77,5%.

+ Tổng số tinh trùng tiến thẳng (V.A.C).

Tổng số tinh trùng tiến thẳng của các giống dê phụ thuộc vào l−ợng tinh dịch và nồng độ tinh trùng, tuy tinh dịch dê có nồng độ tinh trùng cao nh−ng l−ợng tinh dịch rất thấp, nên V.A.C của các giống dê thấp.

Tinh dịch của các giống dê khác nhau có tổng số tinh trùng có hoạt lực tiến thẳng khác nhau, dê Al và Bo có V.A.C sai khác không rõ rệt (P>0,05), nh−ng sai khác khá rõ rệt so với V.A.C của dê BT, Bar (P<0,01), dê Be và Sa có V.A.C khác nhau không rõ rệt (P>0,05).(xem bảng 4.1).

Do V.A.C phụ thuộc vào l−ợng tinh dịch, nồng độ tinh trùng và hoạt lực tinh trùng nên V.A.C thay đổi qua các lần lấy tinh: Al: (1,879 – 3,469); Bar:

(1,230 – 2,815); Be: (1,680 – 3,685); Bo: (1,936 – 3,480); Sa: (1,640 – 3,192);

BT: (0,806 – 2,812).

Kết quả của chúng tôi nhận đ−ợc về tổng số tinh trùng có hoạt lực tiến thẳng trong một lần lấy tinh của dê Bách Thảo cao hơn so với kết quả của Nguyễn Tấn Anh và cộng sự [1], V.A.C: 0,45 tỷ (0,13 – 0,75 tỷ) và Lê Văn Thông [15], V.A.C: 0,45 ± 0,07 tỷ, nh−ng phù hợp với kết quả của Đỗ Văn Thu [17], V.A.C của dê Bách Thảo 1,507 tỷ.

Qua kết quả về tổng số tinh trùng tiến thẳng, chúng tôi thấy V.A.C dao

động lớn. Vì vậy cần định kỳ kiểm tra V.A.C để định ra tỷ lệ pha loãng tinh dịch với môi trường thích hợp cho pha loãng và đông lạnh tinh dịch, bảo đảm đủ số tinh trùng tiến thẳng có trong một liều tinh cho kết quả thụ tinh cao.

Bảng 4.2. Sinh học tinh dịch của một số giống dê nuôi ở Việt Nam.

Giống dê n Tỷ lệ tinh trùng sèng (LS%)

Tỷ lệ tinh trùng kú h×nh (K%)

Sức kháng (R) đối với dung dịch NaCl 1%

Alpine 90 88,20± 1,37 (72,5 – 96,0)

10,40± 0,89 (4,05 – 19,5)

5672± 303,00 (4000 - 7200) Barbari 80 82,30± 1,99

(65,3 – 91,7)

11,40± 0,86 (6,09 – 18,7)

5967± 273,95 (4000 – 7200) Beetal 110 88,23± 1,71

(75,8 – 94,8)

11,24± 0,84 (7,2 – 16,5)

5850± 322,04 (4200 - 7400) Boer 115 86,54± 1,71

(70,2 – 94,1)

11,61± 0,93 (6,25 – 20,08)

6021± 338,17 (3000 - 8000) Saanen 75 83,28± 1,87

(68,5 – 93,7)

12,01± 0,79 (7,85 – 18,5)

5754± 338,17 (3800 - 7600) Bách Thảo 70 85,92± 2,15

(70,0 – 94,6)

13,06± 0,85 (7,82 – 17,95)

6086± 276,33 (4800 - 8000

Bảng 4. 2 cho thấy:

+ Tỷ lệ tinh trùng sống (LS: % )

Tỷ lệ tinh trùng sống của các giống dê khá cao. Các giống dê khác nhau tinh dịch có tỷ lệ tinh trùng sống khác nhau, nh−ng không có ý nghĩa (P>0,05): Al: 88,20%; Bar: 82,30%; Be: 88,23%; Bo: 86,54%; Sa: 83,28%; BT:

85,92%. Trong cùng một giống nh−ng tỷ lệ tinh trùng sống thay đổi qua các lần lấy tinh. Cũng giống nh− hoạt lực tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống cũng phụ thuộc vào tuổi, chế độ lấy tinh, mùa vụ sinh sản, chế độ chăm sóc, nuôi d−ỡng ...

+ Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K: %)

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của các giống dê khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05): Al: 10,40%; Bar: 11,40%; Be: 11,24%; Bo: 11,61%; Sa:

12,01%; BT: 13,06%. Trong cùng một giống tỷ lệ tinh trùng kỳ hình phụ thuộc vào tuổi, mùa vụ sinh sản, khí hậu, nhiêt độ môi trường, khoảng cách và tần số khai thác tinh, vì vậy các giống dê có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình dao động qua các lần lấy tinh.

Kết quả của chúng tôi về tỷ lệ tinh trùng kỳ hình cao hơn kết quả của Shamsuddin và cộng sự [55], tỷ lệ tinh trùng kỳ hình 9%. Nguyễn Tấn Anh và cộng sự [1], tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của dê Bách Thảo 6,50% (3,0 – 14,5%);

Lê Văn Thông [15], tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của dê Bách Thảo nuôi tại Ninh Thanh (Thanh Hoá) là 6,21%. Nh−ng phù hợp với kết quả của Đỗ Văn Thu [17] tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là 11,58 – 13,78%.

Từ kết quả nhận đ−ợc về tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong tinh dịch dê, chúng tôi cho rằng cần định kỳ kiểm tra chỉ tiêu này để xác định chế độ nuôi d−ỡng, chăm sóc, quản lý đực giống và xác định tần suất lấy tinh thích hợp,

đảm bảo tinh dịch dê có chất l−ợng tốt đ−a vào pha loãng bảo tồn, phục vụ cho thụ tinh nhân tạo.

+ Sức kháng (R) của tinh trùng đối với dung dịch NaCl 1%.

Sức kháng của tinh trùng dê đối với dung dịch NaCl 1% khá cao (5672- 6086). Sức kháng của tinh trùng các giống dê khác nhau không có ý nghĩa thống kê: Al: 5672; Bar: 5967; Be: 5850; Bo: 6021; Sa: 5754; BT: 6086. Sức kháng của tinh trùng dê trong cùng một giống thay đổi qua các lần lấy tinh, dê Boer có R dao động qua các lần lấy tinh (3000 – 8000) cao hơn các giống dê khác.

Kết quả về sức kháng của tinh trùng mà chúng tôi nhận đ−ợc phù hợp với Milovanov (1962), cho rằng sức kháng của tinh trùng dê đối với NaCl 1%

là R > 5000. Theo Nguyễn Tấn Anh và D−ơng Đình Long, R của tinh trùng lợn là 1000 – 5000 (trích dẫn theo [17]). Do vậy, khả năng chống chịu của tinh trùng dê với ngoại cảnh xấu tốt hơn tinh trùng lợn trong quá trình bảo tồn tinh dịch nhất là bảo tồn đông lạnh. Monji [40] cho thấy tỷ lệ acrosom bị h−

hỏng sau đông lạnh của tinh trùng dê thấp hơn tinh trùng lợn, tỷ lệ phục hồi khả năng sống của tinh trùng dê (72%) cao hơn tinh trùng lợn (49%).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học và bảo tồn tinh dịch dê (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)