Chương 2: Lễ hội Đền Hùng trong đời sống văn hoá tâm linh người Việt 2.1. Khái niệm Lễ hội 14
2.2. Lễ hội Đền Hùng 16
2.2.2.3. Các triều đại phong kiến 20
Sau thế kỷ thứ X, thời đại Lý- Trần (thế kỷ XI- XIV) dân tộc ta bước vào giai đoạn độc lập tự chủ và phục hưng đất nước, trong đó có sự phục hưng về văn hóa. Dựa vào kết quả các cuộc khai quật khảo cổ trên núi Hùng vào những năm 1997, 1999, 2002 đã tìm thấy các phế tích có niên đại thế kỷ XII- XIV, liên quan tới các dạng hình kiến trúc của tín ngưỡng từ thần và thờ Phật.
Tín ngưỡng thờ các vị Thần núi và Hùng Vương tại đỉnh núi, chùa tháp của tín ngưỡng thờ Phật đào được ở cả ba khu vực: đền Hạ, chùa Thiền Quang, Đền Trung và đền Thượng ngày nay. Điều đó cho thấy đã có sự kết hợp giữ tín ngưỡng thờ Thần, Thánh và thờ Phật tại đền Hùng trong thời gian này.
Qua nghiên cứu di tích làng Cả và bản Tộc phả họ Hoàng (xã Hy Cương), có thể thấy: đền Trung dưới thời Lý- Trần do cư dân làng Cả và làng Trẹo thờ cúng, lúc đó hai làng là một. Thế kỷ XIII, khi giặc Minh sang xâm lược đã đốt phá đền Trung và tàn sát cư dân làng Cả. Bản Tộc phả họ Hoàng có ghi:'' Khởi thuỷ thôn Triệu Phú (Trẹo) di dân vào làng cả thời quân Minh tàn phá"
Sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, cư dân làng Trẹo trở về xây dựng lại đền Trung, cư dân làng Cả bị tàn sát còn sót lại cụ Hoàng Kim Đái đã kết nghĩa với ông Đào Đình Xô và Triệu Kim Ngũ di chuyển vào chỗ
ở hiện nay, cư dân ngày càng phát triển đông đúc lập ra làng Cổ Tích. Làng Cổ Tích lập đền Thượng và xây dựng Chùa, sang thời Lê (khoảng thế kỷ XVII, XVIII) làng Trẹo đông lên, tách ra thành hai làng tuy tách ra, nhưng hàng năm vẫn tổ chức tế lễ chung ở cả đình Cả và tổ chức Lễ hội rước chúa gái (còn được goi là lễ hội làng He). Đây là lễ hội đặc sắc với nhiều hình thức nghi lễ cổ diễn tả cảnh sinh hoạt văn hoá xã hội thời Hùng Vương. Vì vậy nhiều người cho rằng lễ hội làng He là tiền thân của lễ hội đền Hùng ngày nay. Lễ hội được truyền tụng qua câu ca:
"Sơn Tây vui nhất chùa Thầy Vui thì vui vậy chẳng tày hội He"
(Ca dao) Thời Lê
Từ thế kỷ XV- XVIII, triều đại Lê Sơ, từ Lê Thái Tổ (1428- 1433), đến thời Lê Thánh Tông (1460- 1479) nhà nước luôn có sự quan tâm ưu đã đến đền Hùng. Đây là thời kỳ phát triển của Nho Giáo. Với tư tưởng "trung quân"
nên việc tôn vinh đền Hùng và các vua Hùng được phát triển một bước mới trong hệ tư tưởng văn hoá Việt Nam. Bộ sử quán triều Lê "Đại Việt sử ký toàn thư" đã đưa thời đại Hùng Vương vào chính sử nước nhà. Thời vua Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức nguyên niên (1470), đã cho viết Ngọc phả Hùng Vương, có tên là: "Hùng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền". Trong đó có thể thấy, nhà nước thời Lê đã có sự tác động về mặt cơ chế chính sách (cho miễn thuế khoá sưu dịch): " Chuẩn cho miếu điện và các làng đăng cai (là thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Cương này) tô thuế, binh dân và sưu sai tạp dịch vẫn theo lệ cũ phụng thờ các vua Hùng để dài quốc mạch, lưu thơm muôn đời"
Những phế tích kiến trúc đền ở thế kỷ XV-XVI thấy ở khu vực đền Thượng.
Các kiến trúc chùa tháp trước đó, đến lúc này chỉ còn thấy dồn lại ở ngôi chùa Thiên Quang trên núi Hùng (tương đương ở khu vực đền Hạ ngày nay).
Địa phương còn lưu truyền, vào năm 1600, vua Lê đã tổ chức Quốc lễ vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương tại đền Hùng. Vào khoảng thế kỷ XVII- XVIII, các ngôi đến Hạ, đền Giếng đựơc xây dựng, tôn tạo do sự phát triển của cư dân địa phương.
Sách “Nam Việt thần kỳ hội lục” viết năm Cảnh Hưng thứ 24 (1763) triều Lê ghi việc triều đình ban sắc phong cho các địa phương thờ Hùng Vương thuộc "xứ Sơn Tây" có đoạn viết:
" Thánh Tổ Hùng Vương Đền Thờ chính tại xã Hy Cương, huyện Sơn Vi, xứ Sơn Tây (đã được ban sắc phong). Dân các xã thuộc các huyện, xứ cùng phụng thờ tổng cộng có 73 xã (trong đó có 12 xã được ban sắc phong, 61 xã chưa được ban sắc)". Cho thấy nguyên có xứ Sơn Tây thời Lê đã có tới 73 địa phương thờ Hùng Vương. Theo thống kê của Viện Hán Nôm, vào thời Lê (từ thế kỷ XV - XVIII), tín ngưỡng Hùng Vương và các nhân thần thời Hùng Vương có tới 1026 đình, đền thờ ở 944 làng xã trong toàn quốc.
Trong bản lệnh chỉ của chúa Trịnh Khải, nhân danh" Nguyên soái Tổng quốc Đoan Nam vương" viết ngày 23 tháng 2 niên hiệu Cảnh Hưng thứ 46 (1785) ghi rõ: "Do xã (Hy Cương) này nguyên là dân tạo lệ đồng trà, phụng sự vị ngột cao sơn và 18 đời thánh vương họ Hùng nước Việt cổ, đã sửa chữa đền Thượng, đền Trung, đền Hạ cho đến chùa trên núi Hùng.
Phàm phận binh, thuế hộ, thuế tô dung điệu, thuế cửa đình, các thuế phát sinh, chuẩn thành tiền cùng việc bồi đắp dựng lập đường xá nối kết các đình trong năm, các vật tế thờ cho đến các vật mua sắm luân dịch và sửa sai tạp dịch, đều được miễn trừ. Hễ trong đền nếu có hư hỏng, cho sửa chữa lại theo khuôn mẫu cũ, để tiện thờ cúng, giúp mạch nước thọ lâu.
Dân xã thi hành công việc, còn các Nha môn tuân hành phụng sự. Nếu ai vi phạm, sẽ xử theo quốc pháp hiện hành".
Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ
Có một văn bản đề ngày 16 tháng 2, niên hiệu Quang Trung thứ 2(1789) tức là chỉ một tháng sau mùa xuân kỷ Dậu, khi đại phá quân Thanh thắng lợi, ngời anh hùng dân tộc đã không quên những lời ân điển đối với đền Hùng:"...
Nay trẫm vâng mệnh trời, giữ việc giáo hoá, xét theo điển cũ thờ tự, chuẩn cho xã (Hy Cương) này được làm dân hộ nhi, ban xuống cho hợp thành ân điển theo lệ cũ trưởng tạo lệ.
Còn việc tu sửa miếu điện phải chăm lo cẩn thận cốt tiện phụng sự, khiến mạch nước dài lâu".
Thời nhà Nguyễn
Thế kỷ XI, ngay sau khi lên thay triều Tây Sơn đã cho dựng điện Thái Hoà ở kinh thành Huế và cho treo ở phía trên ngai vàng của nhà vua bài thơ về đền Hùng:
Văn hiến nước nghìn năm Vạn dặm chung một thế Từ Hồng Bàng mở nước Nghiêu Thuấn một trời nam.
Và cho rước tinh linh (bài vị) của các vua Hùng về thờ ở miếu Lịch Đại Đế Vương (Huế). Triều đình chuẩn y cho phép vào bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục mở đầu từ thời đại thần và cấp tiền để tu bổ, xây dựng đền thờ và lăng mộ Hùng Vương ở đền Hùng. Quy định xuân, thu nhị kỳ hàng năm mở hội làm tế lễ.
Nhà Nguyễn thực hiện việc quản lý các vị thần thờ nước ta, cho các địa phương kê khai thần tích, thần tốt và phúc thần thì để, tà thần thì bỏ. Hùng Vương được đưa vào hàng thượng đẳng thần. Các vua nhà Nguyễn rất quan
tâm tới việc xây dựng, tôn tạo, gìn giữ đền Hùng. Các văn bia tại các đền hiện nay còn ghi chép những đợt trùng tu, mở mang đền Hùng từ các thời vua: Vua Minh Mạng, Tự Đức, Duy Tân, Khải Định… Không chỉ có sự quan tâm tu bổ xây dựng đền Hùng ở cấp độ Nhà Nước, mà việc tổ chức các lễ nghi giỗ Tổ tại đền Hùng cũng được nhà nước phong kiến quan tâm, quy định nghiêm ngặt và quy chuẩn thành định lệ vào các năm chẵn 5 hoặc 10, mở hội Giỗ Tổ vào tháng 3 âm lịch, nhà nước đứng ra chủ trì lễ hội (Quốc lễ).
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội đền Hùng vào những năm đầu thế kỷ XX (1940, 1905) nhà nước đứng ra tổ chức giỗ Tổ, con cháu khắp mọi miền của Tổ quốc về dự lễ hội rất đông vui. Lễ hội dền Hùng thời gian này đã được ghi lại không chỉ thông qua tài liệu viết mà còn thấy qua những tư liệu hình ảnh có giá trị hiện đang được trưng bày, giới thiệu tại Bảo tàng Hùng Vương.
Năm 1917, quan tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ :"… ấn định ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày quốc tế, tức trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương một ngày. Còn ngày giỗ 11 tháng 3 dân sở tại làm lễ".
Bộ lễ trả lời:
"Nay phụng mệnh theo bộ lễ, chuẩn định ngày quốc tế tại miếu Tổ Hùng Vương là ngày mùng 10 tháng 3 (âm lịch).
Chiều ngày mùng 9 tháng 3 hàng năm, các quan liệt hiến trong tỉnh, cùng các quan viên trong các phủ huyện của tỉnh đều phải mặc phẩm phục, tề tịu trước nhà Công quán. Sáng sớm hôm sau, (mùng 10 tháng 3), đến miếu kính lễ. Lễ phẩm dùng cho ngày này gồm: bò, dê, lợn, xôi… Trích tiền tư lợi bao nhiêu, cùng số tiền 100 đồng do nhà nước cấp mỗi năm, giao cho phủ Lâm Thao nhận lấy mua lễ phẩm. Nếu năm nào đến kỳ kỷ niệm, ứng với kỳ đại hội, tạm thời do hội đồng thoả định riêng, sau đó trình lên phủ đường có công văn xin mới được thi hành".
Lễ hội thời kỳ này thường được tổ chức ba ngày. Phần lễ diễn ra lễ chính ở các đền chùa trên núi Hùng. Nghi thức lễ của các vị quan hàng triều diễn ra vào những năm chẵn 5 và chẵn 10. Những năm lẻ do các quan địa phương, đều làm lễ chính trên đền Thượng. Những qui định về nghi thức lễ rất nghiêm ngặt theo đúng quy định của triều đình. Các nghi thức: dâng lễ, tiến tửu, đọc chúc văn diễn ra theo đúng trình tự qui định của lễ giáo phong kiến. Tại các đền chùa trên núi Hùng đồng bào kính cẩn làm lễ.