Giải pháp phát triển du lịch 48

Một phần của tài liệu Lễ hội đền hùng trong đời sống tâm linh người việt (Trang 55 - 71)

Khi nói đến các lễ hội có ý nghĩa - và giá trị lớn phục vụ phát triển du lịch ở nước ta ai cũng nhắc đến trước tiên là lễ hội đền Hùng. Bởi lẽ trong suy nghĩ chung lễ hội Đền Hùng có tính thiêng liêng đối với mỗi người dân Việt nam. Nó nhắc chúng ta nhớ về cội nguồn, về tổ tiên chung của cả cộng đồng người Việt. Nếu xét từ góc độ văn hoá tâm linh có thể thấy lễ hội Đền Hùng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch nhân văn. Tuy nhiên thực tế cho thấy về cả hình thức, nội dung lẫn quy mô, đến nay lễ hội đền Hùng vẫn chưa đủ hấp dẫn đối với du khách như lẽ ra nó có thể làm được.

Nguyên nhân chính là ở ngay trong tính chất của lễ hội Đền hùng. Khác với các lễ hội xảy ra cùng thời gian mùa xuân như hội chùa Hương, hội Phủ Giầy, hội đền Bà Chúa Kho... là những lễ hội mang tính chất tôn giáo, lễ hội đền Hùng lại thể hiện một tín ngưỡng dân gian truyền thống của người Việt "tục thờ Tổ". Nếu ở những lễ hội tôn giáo đều có chứa những yếu tố thần bí, mê tín dị đoan, do đó dễ mê hoặc lòng người thì lễ hội đền Hùng thuần chất mang tính tâm linh hướng về cội nguồn. Mà thờ cúng tổ tiên lại được người Việt coi là một phần hữu cơ trong tâm thức của mỗi người. Chỉ cần thành tâm thì dù ở đâu cũng được coi là đã có lễ với tiên tổ. Do vậy, nhu cầu đến tận nơi để lễ Tổ không thật bức thiết lắm. Vậy làm thế nào để khai thác được một cách có hiệu quả lễ hội Đền Hùng và biến nó trở thành một sản phẩm hấp dẫn đối với du lịch? Không chỉ là nâng cao chất lượng tổ chức lễ hội, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và vui chơi giải trí đi kèm mà cần tiếp cận lễ hội đền Hùng từ một hướng khác toàn diện hơn.

Lễ hội đền Hùng cần phải được đặt chung trong không gian lịch sử thời đại Hùng Vương, cần phải xúc tiến xây dựng một chương trình du lịch về cội nguồn với đầy đủ các yếu tố nội dung về lịch sử đất nước, con người và văn hoá của nước Văn Lang một giai đoạn lịch sử đầy huyền Thoại của dân tộc.

Có lẽ ít giai đoạn nào khác trong lịch sử dân tộc lại có vẻ lung linh huyền ảo lễ hội đền Hùng như thời dựng nước của các Vua Hùng. Những câu chuyện thấm đẫm chất cổ tích về chàng Sơn Tinh khôn ngoan, chàng Gióng oai dũng và Lang Liêu hiếu thảo chính là phản ánh triết lý sống của người Việt. Tuy nhiên, điều hấp dẫn chính là sự đan xen giữa huyền thoại và hiện thực lịch sử.

Ở đây, huyền thọai phủ lên những di tích, những đền đài, lăng tẩm Hùng Vương nhưng cũng ở đây các nhà khảo cổ đã tìm ra hàng trăm di chỉ khảo cổ cùng các hiện vật là những minh chứng về sự hiện hữu của một vương quốc cổ một thời. Như vậy trong hệ thống các sản phẩm của chương trình du lịch về cội nguồn những yếu tố về lịch sử phải được đặt lên trước. Ngoài việc xây dựng nâng cấp các bảo tàng, các phòng trưng bày, cần phối hợp với các nhà khoa học xây dựng một hệ thống các bảo tàng di chỉ khảo cổ học ngoài trời để dẫn dắt du khách cùng đi ngược về chiều sâu của vùng đất này. Từ các di chỉ thời đại đồ đá đến thời đại đồng thau tất cả cần phải được nghiên cứu xây dựng công phu, nghiêm túc.

Để chương trình du lịch cội nguồn thực sự trở thành "một hoạt động có thương hiệu", rất cần sự phối hợp đồng bộ, trách nhiệm giữa các ngành, các cấp. Cần chú trọng tới nhu cầu tìm hiểu và được tận mắt nhìn thấy những di chỉ, di tích lịch sử, văn hóa qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tương tự như vậy, việc tổ chức các lễ hội truyền thống của địa phương cần đan xen các hoạt động mang tính mới mẻ, lồng ghép phù hợp với các sự kiện văn hóa du lịch và tuyến du lịch trong vùng, tránh sự trùng lặp, dễ gây nhàm chán và không thu hút được du khách trở lại. Ngoài ra để thực hiện chỉ

thị 27-CT/TƯ của Bộ chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và thực hiện tốt quy chế của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đối với hoạt động Lễ hội. Đặc biệt trong những năm vừa qua công tác quản lý và tổ chức lễ hội Đền Hùng đã gây được ấn tượng với đông đảo khách thập phương và xứng đáng với quy mô là ngày Quốc giỗ.

Để tiếp tục duy trì và phát huy lễ hội đúng hướng cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

- Quan tâm và phục hồi các nghi thức cổ truyền phát huy các trò chơi dân gian truyền thống, các môn thể thao dân tộc. Bởi vì trong lễ hội các nghi thức cổ truyền và các trò chơi là cái căn bản, cốt lõi để làm nên bản sắc riêng của từng lễ hội.

- Đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền thực hiện các nội dung của quy chế về tổ chức lễ hội. Tránh lãng phí, trục lợi, trái với truyền thống và bản chất tốt đẹp của lễ hội.

- Tuyên truyền rộng rãi để phát huy xã hội hoá trong việc tham gia các hoạt đọng truyền thống trong lễ hội.

- Đề nghị Nhà nước cần có cơ chế chính sách, quan tâm hơn nữa cho việc bảo tồn các lễ hội truyền thống. Khuyến khích, tạo điều kiện để phát huy các trò chơi dân gian truyền thống, nhằm đưa các hoạt động lễ hội trở về với đúng bản chất của nó.

- Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể thực hiện tốt quy chế lễ hội và những người có công lưu giữ, truyền dụng các nghi lễ truyền thống và trò chơi dân gian. Hạn chế tình trạng đốt vàng mã, thương mại hóa trong lễ hội

Lễ hội đền Hùng chỉ trở thành hấp dẫn nếu dược đặt trong một hệ thống hoàn chỉnh các sản phẩm của nền văn hoá vật chất của thời đại Hùng Vương, mà để có được điều đó thì đòi hỏi phải đầu tư đúng mức cả về tài chính và trí tuệ,

công sức. Phải có sự phối hợp đa ngành và sự tham gia của cộng đồng. Chỉ như vậy và nếu làm được như vậy, chắc chắn du lịch nhân văn về cội nguồn về đất Tổ và lễ hội đền Hùng sẽ trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc đầy hấp dẫn và không chỉ có ba ngày hội chính mà sẽ liên tục quanh năm. Nhà sử học Trần Quốc Vượng đã nói "chính cái hay, cái đẹp khi hành hương về Đất Tổ ngày tháng ba lịch trăng, khi "trở về cội nguồn" dân tộc là như vậy. Ta giẫm chân trên nền Đất Tổ nhưng tâm ta lại được hoà trong khói hương huyền thoại".

KẾT LUẬN

Lễ hội cổ truyền của dân tộc ta đã có từ bao đời nay, nó cũng đã chứng kiến nước ta phải trải qua bao nội khó khăn vất vả mới ứo được như ngày hôm nay. Sinh hoạt lễ hội là loại hình văn hoá dân gian đặc trưng tại mọi miền trên đất nước Việt Nam. Trong tâm lý và tình cảm lễ hội mang lại sự thanh thản cho con người, gạt đi những lo toan thường nhật, tăng thêm sự gắn bó và tình yêu đối với thiên nhiên, đất nước.

Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn. Nguồn cội thiên nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người.Thể hiện sức mạnh cộng đồng, làng xã, địa phương. Họ thờ chung vị thần, có mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khó, giành cuộc sống ấm no hạnh phúc. Lễ hội là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư. Là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa những yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí. Điều đó chứng tỏ rằng lễ hội Đền Hùng là một trong những lễ hội lớn của Việt Nam đã góp phần tạo nên bản sắc riêng của văn hoá Việt. Lễ hội đã ăn sâu vào trong tiềm thức tâm linh của mỗi người dân đất Việt.

Việt tộc là cư dân nông nghiệp nên thường tổ chức lễ tết hội hè quanh năm suốt tháng nhưng lễ hội đền Hùng mang một ý nghĩa hết sức cao đẹp. Dự lễ hội đền Hùng chính là cuộc hành hương trở về nguồn cội dân tộc trong tâm

thức mỗi con dân đất Việt. Lễ hội đền Hùng không đơn thuần là cuộc chơi xuân với những hội hè đình đám mà để chúng ta hướng vọng về Quốc tổ Hùng Vương, người truyền thừa sự sống và khai mở đất nước Văn Lang cho tất cả chúng ta. Trên thế giới ngày nay, có lẽ chỉ có dân tộc Việt Nam có Quốc tổ để tôn thờ và có một huyền thoại Rồng Tiên đẹp như áng sử thi để chúng ta có quyền tự hào gọi nhau là đồng bào, là anh em ruột thịt cùng một mẹ sinh ra.

Chúng ta hãy lắng nghe lời của Hoàng Đế Quang Trung, vị anh hùng tài ba lỗi lạc, một vị vua anh minh tài đức nhất trong lịch sử Việt nói với thế hệ hệ cháu con chúng ta về “Nguồn gốc tộc Việt” của chúng ta như : "Chúng ta đều do Tổ Tiên sinh ra, không cớ là trai gái, già trẻ, không cứ là chi tộc nào, dòng họ nào ... Mọi người đều là “CON RỒNG CHÁU TIÊN”, đều từ một bào thai của Mẹ Âu nên tất cả từ một họ sinh ra các ngành các chi mà thôi. Cành cây lớn muôn lá, gốc vốn ở rễ. Nước có nghìn dòng sông, muôn ngọn suối, vốn có gốc từ một ngọn nguồn. Cảnh vật còn như vậy, huống chi là con người chúng ta. Con người sinh ra đời, đời đời nối tiếp về sau, đều do các người đời trước nuôi nấng dìu dắt vậy. Ngưỡng mộ và tưởng nhớ tổ tiên, Chúng ta hãy lấy việc siêng năng mà bồi đắp cho gốc rễ. Lấy sự cần kiệm làm răn .. Rồi tu nhân tích đức, giàu lòng thương người hơn là chê bai ghen ghét người ".

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thế Bình (1988), Non nước Việt Nam, Nxb Hà Nội.

2. Vũ Kim Biên (2008), Giới thiệu Khu di tích Lịch sử đền Hùng, Sở Văn hoá thông tin Phú Thọ.

3. Vũ Kim Biên (2006), Truyền thuyết Hùng Vương thần thoại vùng đất Tổ, Sở Văn hoá thông tin Phú Thọ năm.

4. Lưu Hùng Chương, Tìm hiểu Thời đại Hùng Vương, Nxb Lao động.

5. Hồ Văn Khánh (2006), Tâm hồn khởi nguồn cuộc sống văn hoá tâm linh, Nxb Văn hoá- Thông tin.

6. Lê Lựu ( chủ biên) (2005), Đền Hùng nơi hội tụ văn hoá tâm linh, Nxb Văn hoá - Thông tin.

7. Ngô văn Phú, Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng, Nxb Hội Nhà Văn.

8. Lê Tượng- Phạm Hoàng Oanh (2009), Đền Hùng Di tích lịch sử văn hoá đặc biệt Quốc gia, Nxb Văn hoá- Thông tin.

9. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở Văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo Dục.

10. Lê Tượng- Phạm Hoàng Oanh (2009), Đền Hùng Di tích lịch sử văn hoá đặc biệt Quốc gia, Nxb Văn hoá- Thông tin.

11. Đoàn Huyền Trang (2008), Sổ tay du lịch Việt Nam, Nxb Lao động.

12. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2004), Cơ sở Văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo Dục.

13. Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Số 3 năm 1998.

14. Website:

http://www.baophutho.org.vn http://www.vietnamtourist.com http://www.viettravel.com

Chó thÝch:

1. Cổng đền 4. Chùa Thiên Quang 7. Đền Giếng

2. Đền Hạ 5. Đền Trung 8. Đền Tổ Mẫu Âu Cơ 3. Nhà bia 6. Đền Thượng 9. Bảo tàng Hùng Vương

Cổng đền

Đền Thượng

§Òn Trung

§ ền Hạ

§Òn GiÕng

Nghi Lễ dâng hương

LÔ héi §¨m §uèng

Bơi trải

Bánh dày dâng Vua

Đánh trống đồng

Thi gói bánh chưng

Một phần của tài liệu Lễ hội đền hùng trong đời sống tâm linh người việt (Trang 55 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)