Thời kỳ Cách mạng tháng Tám cho đến nay 24

Một phần của tài liệu Lễ hội đền hùng trong đời sống tâm linh người việt (Trang 31 - 34)

Chương 2: Lễ hội Đền Hùng trong đời sống văn hoá tâm linh người Việt 2.1. Khái niệm Lễ hội 14

2.2. Lễ hội Đền Hùng 16

2.2.2.3. Thời kỳ Cách mạng tháng Tám cho đến nay 24

Mùa xuân năm 1941, khi từ nước ngoài trở về Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc đã viết những vần thơ thể hiện tinh thần yêu nước, khẳng định truyền thống lịch sử của dân tộc ta trong bài Lịch sử nước ta

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Kể năm hơn bốn nghìn năm

Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà Hồng Bàng là Tổ nước ta Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang.

Đền Hùng lúc này trở thành một biểu tượng thiêng liêng có giá trị văn hoá - tinh thần lớn lao, thể hiện sức mạnh, niềm tự hào của khối đại đoàn kết toàn dân và truyền thống lịch sử lâu đời của dân tộc ta. Tại đền Thượng bài thơ của quan Tri phủ Lâm thao sáng tác từ năm 1917 được dâng vào đền Hùng năm 1941 đã thể hiện lòng yêu nước đồng nghĩa với yêu quê hương xứ sở. Động lực cho toàn dân tộc vững bước đấu tranh chính là bắt đầu từ tình yêu quê hương đất nước tha thiết đó.

Cách mạng tháng Tám thành công ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời đánh dấu bước ngoặt lịch sử mới của dân tộc ta. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông ta, nhất là đạo đức " uống nước nhớ nguồn

" nên giỗ Tổ Hùng Vương 1946- sau khi Chính Phủ mới được thành lập- là một sự kiện hết sức đặc biệt, đáng ghi nhớ. Năm ấy cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phó Chủ tịch nước, đã thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà lên làm lễ dâng hương tại đền Hùng. Cụ mặc áo the khăn xếp, khấn vái theo lễ tục cổ truyền. Cụ còn trang trọng dâng lên bàn thờ tấm bản đồ Việt Nam và thanh kiếm là hai vật báu nói lên ý chí của Chính Phủ và Nhân dân cả nước trước họa xâm lăng đang đe dọa.

Vào những năm 1946, 1952 thực dân Pháp đã hai lần tổ chức những cuộc càn quét lớn vào khu vực đền Hùng, chúng bắn giết nhân dân, đốt làng phá đền chùa trên núi Hùng. Theo lời kể của cư dân địa phương, sau khi đốt làng, thực dân Pháp đập phá các ngôi đền, chúng đốt đền Thượng, lửa cháy cả ba gian Đại bái, nhưng khi lửa cháy tới cánh cửa của gian Thượng cung- nơi đặt các ngai vị thờ Tổ thị tự nhiên tắt. Vào cuối năm 1953, đầu 1954 đền Thượng được nhân dân địa phương tu sửa lại.

Ngày 19 tháng 9 năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn đền Hùng làm nơi gặp gỡ và nói chuyện với chiến sĩ Đại Đoàn quân Tiên Phong- Sư đoàn 308, để căn dặn về nhiệm vụ tiếp quản đất nước. Người đã căn dặn: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu phải cùng nhau giữ lấy nước".

Ngày 19 tháng 8 năm 1962, khi đất nước bước vào giai đoạn cách mạng mới, cả nước đồng tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm đền Hùng lần thứ 2 người căn dặn: "Làm cách mạng phải đi tới đích. Phải xây dựng đền Hùng trở thành một công viên lịch sử cho con cháu sau này đến thăm viếng".

Năm 1995, Ban Bí thư Trung ương Đảng có chỉ thị về việc tổ chức các ngày lễ lớn trong năm trong đó có việc tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương.

Tại Nghị định số 82/2001/ NĐ-CP ngày 6/11/2001 của chính phủ về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài. Trong Nghị định có quy định những hoạt động chính kỷ niệm những ngày lễ lớn Trong đó tại điều 6 Nghị định này quy định ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10/3) âm lịch) được tổ chức theo năm lẻ, năm tròn, năm chẵn được tính theo năm dương lịch.

Năm lẻ: Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội, mời lãnh đạo Bộ Văn Hóa Thể Thao dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong ngày giỗ Tổ.

Năm tròn: Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội, mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính Phủ, Uỷ Ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.

Năm chẵn : Bộ Văn hoá Thể thao và Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội, mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Quốc hội, Chính Phủ, Uỷ Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn dự lễ dâng hương.

Có 2 phần lễ được cử hành cùng thời điểm ngày Giỗ Tổ Lễ rước kiệu vua:

Đám rước kiệu vua với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để lên tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá dưới những tán lá cây để tới đỉnh núi Thiêng.

Lễ dâng hương

Nghi thức dâng hương của các đoàn đại biểu Đảng, Chính Phủ, các tỉnh .v.v. được tổ chức long trọng tại Đền Thượng. Từ chiều ngày mùng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại khu vực của Nhà bảo tàng Hùng Vương dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật.

Sáng sớm hôm sau (ngày mùng 10) các đoàn đại biểu tập trung ở nhà khách Uỷ Ban Tỉnh, có xe tiêu binh rước vòng hoa đi trước dẫn đầu, diễu hành từ thành phố Việt Trì lên tới chân đền Hùng. Các đoàn đại biểu sắp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội sính tiền. Tới trước thềm của "Điện Kính Thiên" đoàn dừng lại, kính cẩn dân lễ vào Thượng cung Đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đồng chí đại diện cho Bộ Văn Hoá) kính cẩn đọc chúc văn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ, được các hệ thống phát thanh, truyền hình đưa tin để đồng bào cả nước có thể theo dõi Lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các ngôi đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong Tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

Có thể nói với những giá trị văn hoá tâm linh, tín ngưỡng được vun đắp qua nhiều thế hệ, việc tái hiện lại các nghi thức xưa của lễ hội đền Hùng đã góp phần bảo tồn và lưu giữ các giá trị phong tục của cha ông để con cháu có thể tự hào và càng thêm yêu những bản sắc của dân tộc mình. Ý nghĩa tâm linh đó đã vượt ra ngoài biên giới, trở thành tiếng chim gọi bầy, là lời hiệu triệu muôn triệu trái tim con dân đất Việt hướng về quê hương với hai tiếng

"đồng bào" thiêng liêng và sâu sắc. Đã có nhiều kiều bào ta ở nước ngoài tìm về đền Hùng dâng hương, xin chân nhang và đất Tổ đem theo để thờ "Đến thăm đền Hùng, chúng tôi như giọt máu trở về tim", "Khi sống, tôi muốn được thờ đất nước, thờ tổ tiên. Khi chết, tôi muốn có một phần đất và nước thờ tổ tiên đắp điểm cho phần mộ của tôi ở xứ người". Một vị linh mục khi lên thăm đền Hùng đã nói". Trước khi là người công giáo, tôi là người Việt Nam, đã là người Việt Nam thì phải có tổ tiên". Các nghi thức của ngày Giỗ Tổ chính là nguồn sáng để con cháu ngưỡng vọng.

Một phần của tài liệu Lễ hội đền hùng trong đời sống tâm linh người việt (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)