CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.2. Hiện tượng đồng chiếu vật
1.2.2. Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật
Như chúng ta đã đề cập đến phần trên, hiện tượng đồng chiếu vật là hiện tượng xảy ra trong quá trình tạo lập diễn ngôn. Với mục đích mã hoá các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, người nói phát ra một biểu thức ngôn ngữ và truyền đến cho người nghe. Trong quá trình tạo lập các biểu thức ngôn ngữ ấy, để tránh sự trùng lặp người nói sử dụng những phương tiện ngôn ngữ khác nhau đều để chỉ dẫn một đối tượng duy nhất và đồng nhất mà mình muốn nói đến, những phương tiện ngôn ngữ ấy được gọi là các từ ngữ đồng chiếu vật và biểu thức chứa nó được gọi là các biểu thức ngôn ngữ đồng chiếu vật.
Quy chiếu là bằng hành vi chiếu vật người nói đưa sự vật, hiện tượng vào diễn ngôn. Từ trong ngôn ngữ có tính biểu vật và biểu niệm. Nghĩa đó đi vào trong văn bản thành nghĩa chiếu vật. Trong ngôn ngữ các từ khác nhau có nghĩa biểu vật và biểu niệm khác nhau, nhưng trong văn bản các từ khác nhau
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
đó có thể cùng được quy chiếu vào cùng một đối tượng. Trong trường hợp đó ta có hiện tượng đồng chiếu vật hay đồng quy chiếu. Đối với từ vựng ngữ nghĩa, các đơn vị ngôn ngữ trong văn bản đồng qui chiếu hay đồng chiếu vật là các đơn vị đồng nghĩa trong lời nói. Vì các đơn vị này không đồng nghĩa hoàn toàn, trái lại giữa chúng có những hàm chỉ khác nhau nên còn gọi là các biến thể cùng nghĩa có màu sắc tu từ.
Trong thực tế khách quan, để chỉ ra một đối tượng của thế giới, để miêu tả một sự vật hiện tượng người ta có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau ví dụ âm thanh, điệu bộ, cử chỉ…
Ngoài những phương tiện đó, còn có một phương tiện có khả năng truyền đạt và miêu tả đạt hiệu quả cao nhất đó là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một trong những phương tiện giao tiếp có hiệu quả cao nhất trong quá trình trao đổi và truyền đạt thông tin mà phương tiện giúp cho ngôn ngữ tồn tại và hoạt động chính là từ ngữ. Đó là lý do vì sao mà ta cần xem xét đặc điểm của từ ngữ trong hệ thống và hoạt động hành chức.
Mặc dù vậy, sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan là muôn hình muôn vẻ, để miêu tả nó khi sử dụng từ ngữ cần có quá trình lựa chọn sao cho phù hợp và đáp ứng được nhu cầu truyền đạt thông tin nhanh, chính xác và hiệu quả nhất. Để tránh được hiện tượng trùng lặp thông tin, trùng lặp nội dung miêu tả hay trùng lặp về nghĩa người ta sử dụng các từ ngữ đồng chiếu vật.
Các từ ngữ đồng chiếu vật thường đồng nhất với nhau về mặt nghĩa, tuy hình thức có khác nhau và thường nằm trong một trường nghĩa nào đó trong tập hợp các trường nghĩa sự vật.
Việc sử dụng các biểu thức ngôn ngữ đồng chiếu vật thể hiện cách suy nghĩa nhận thức khác nhau của người nói về sự vật, hiện tượng được phản ánh
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
Các biểu thức ngôn ngữ đồng chiếu vật, về bản chất, thuộc hai loại:
chiếu vật bằng định danh (bằng từ là tên gọi của sự vật) và chiếu vật theo lối miêu tả
Do giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ đi sâu phân tích các biểu thức chiếu vật theo lối miêu tả.
Chiếu vật theo lối miêu tả là chiếu vật mang tính phân tích; ở đây, sự vật hiện tượng hiện ra theo những đặc điểm đặc trưng của nó. Chiếu vật theo lối miêu tả bị chi phối bởi các nguyên tắc có lí do, và do đó, nó phụ thuộc nhiều vào nhận thức chủ quan của người sử dụng. Vì thế mà chiếu vật theo lối miêu tả giúp người nói (người viết) thể hiện được cái nhìn của mình về đối tượng. Mặt khác, do chiếu vật theo lối miêu tả nêu ra những đặc điểm cụ thể của sự vật, hiện tượng nên cách chiếu vật này có tính hình tượng cao hơn so với chiếu vật theo lối định danh. Có lẽ, đây là lí do để văn chương nghệ thuật ưa dùng các biểu thức ngôn ngữ đồng chiếu vật.
Hiện tượng đồng chiếu vật trong biểu thức miêu tả xảy ra trên hai phương diện: thứ nhất các biểu thức miêu tả có chức năng đồng chiếu vật cùng nằm trong cùng một trường nghĩa; thứ hai các biểu thức miêu tả có chức năng đồng chiếu vật thuộc những trường nghĩa khác nhau, phạm vi biểu vật khác nhau.
Ví dụ: “Tôi cần phải nói thêm về cái suất sưu, cái thẻ sưu này, cái thứ thuế bất nhân đánh trực diện vào thân con người này, đánh cả vào người đang sống đánh cả vào người đã chết. Nó là một cái thẻ kỳ dị mà trong thời cũ ai cũng phải mang luôn trên mình. Từ ngày có chính quyền cách mạng, mới xoá được cái thứ thuế dã man đánh vào đầu và thân người. Nhắc đến cái vết nhơ ấy của ngày cũ, hẳn nhiều độc giả thế hệ hai mươi tuổi ngày nay không khỏi cho đó là một cái quái dị vị tất đã có như thế; hoặc hỏi nhau rằng sao cái sự xấu hổ đó lại có thể xảy đến cho con người!!! Thưa vâng ạ, sự xấu
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
hổ ấy đã có, đã xảy ra cho xã hội An Nam đấy, và ta càng nên cảm ơn ông già Ngô Tất Tố đã ghi lại nó cho chúng ta”. [17, 281]
Chẳng hạn ở ví dụ trên các biểu thức miêu tả chiếu vật với những miêu tả tố thuộc về những phạm vi biểu vật khác nhau “bất nhân, kỳ dị, dã man, vết nhơ, quái dị, xấu hổ” khi cùng thực hiện chức năng hướng chiếu tới nghĩa chiếu vật “chế độ sưu thuế trong xã hội phong kiến” đã có sự cộng hưởng của các trường biểu vật mà chúng nằm trong. Chính sự cộng hưởng đó đã tạo ra những chỉ dẫn chiếu vật xác đáng, lạ, khiến người đọc dễ dàng nhận diện được sự vật suất thẻ sưu.
1.2.3. Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật và hiện tượng đồng nghĩa lời nói Khi nói biểu thức chiếu vật có thể hiểu đó là một từ hoặc một ngữ còn biểu thức miêu tả chiếu vật luôn luôn là một ngữ. Vì vậy, khi nói đến biểu thức miêu tả đồng chiếu vật là nói đến hiện tượng quy chiếu tức là dùng các biểu thức chiếu vật khác nhau để quy chiếu đến một sự vật, hiện tượng, tính chất, trạng thái nào đó. Nghĩa là chúng ta đang nói tới việc dùng biểu thức nào cấu trúc ra sao để quy chiếu sự vật. Như vậy, nói đến biểu thức miêu tả đồng chiếu vật là nói đến cách thức tổ chức các đơn vị ngôn ngữ để biểu đạt nội dung giao tiếp.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hiện tượng đồng nghĩa. Tuy nhiên, những khái niệm này còn chứa nhiều phiến diện. Vận dụng tất cả những thành tựu trong những lĩnh vực khác nhau về ngữ nghĩa chúng ta có thể cho rằng đồng nghĩa trước hết là một hiện tượng có phạm vi rộng khắp trong toàn bộ từ vựng chứ không bó hẹp trong những nhóm với một số từ có hạn nhất định.
Nói khác đi, đồng nghĩa trước hết là quan hệ về ngữ nghĩa về các từ trong toàn bộ từ vựng chứ không phải trước hết giữa những từ nào đấy đó là quan hệ giữa các từ có chung một nét nghĩa.
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
Hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng sử dụng những từ trong cùng một trường mà các từ đó có chung một nét nghĩa nhất định các nét nghĩa đó không loại trừ lẫn nhau. Nói đến đồng nghĩa có thể bao hàm cả đồng nghĩa trong hệ thống từ vựng và trong văn bản, trong sử dụng.
Và khi nói đến đồng nghĩa lời nói thì trước hết nó phải là một hiện tượng đồng nghĩa. Tuy nhiên, nói đến đồng nghĩa lời nói là nói đến tính chất lâm thời, tính chất chưa ổn định tức là những từ đồng nghĩa chỉ được sử dụng trong những văn cảnh nhất định. Các yếu tố lâm thời đồng nghĩa này có thể là từ, ngữ .
Ví dụ 1: Cô được mấy cháu rồi?
Cảm ơn bà, tôi mới lập gia đình nên chưa có con ạ.
ở ví dụ 1, hai từ “con” và “cháu” lâm thời đồng nghĩ với nhau.
Ví dụ 2 : “Hoan hô anh giải phóng quân
Kính chào anh - con người đẹp nhất”.
Ở ví dụ 2, cụm từ “anh giải phóng quân” và “con người đẹp nhất” là hai cụm từ đồng nghĩa đồng thời cũng là hai biểu thức miêu tả đồng chiếu vật.
Như vậy, cùng là hiện tượng thuộc về lời nói nhưng biểu thức miêu tả đồng chiếu vật có phạm vi hẹp hơn. Đồng nghĩa lời nói bao gồm các yếu tố có cấu trúc là từ hoặc ngữ. Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật chỉ xem xét các yếu tố có cấu trúc ngữ. Tuy nhiên, hiện tượng đồng chiếu vật có thể là tên riêng, các yếu tố chỉ xuất khi đó phạm vi xem xét chúng lại giống với đồng nghĩa lời nói. Đề tài của chúng tôi giới hạn ở biểu thức miêu tả đồng chiếu vật, vì vậy phạm vi nghiên cứu hẹp hơn hiện tượng đồng chiếu vật.
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Để phục vụ cho việc khảo sát, và bước đầu tìm hiểu giá trị sử dụng của các biểu thức miêu tả chiếu vật đặc biệt là các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật, ở chương này chúng tôi đi tìm hiểu những vấn đề lý thuyết cơ bản áp dụng vào việc nghiên cứu.
Chúng tôi nêu khái quát về khái niệm chiếu vật thông qua khái niệm thấy được sự phân loại của chiếu vật. Theo các giáo trình ngôn ngữ học thì chiếu vật là một thuật ngữ được dùng để chỉ phương tiện, nhờ đó người nói phát ra một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức này nghĩ rằng nó sẽ giúp cho người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến. Chiếu vật được phân loại thành: chiếu vật cứng, chiếu vật linh hoạt, chiếu vật ngoại chỉ, chiếu vật nội chỉ. Phần phương thức chiếu vật, nêu được các phương thức cơ bản và chủ yếu đi sâu vào phương thức chiếu vật bằng biểu thức miêu tả. Đặc biệt ở chương này chúng tôi đi tìm hiểu về hiện tượng đồng chiếu vật, phân biệt giữa biểu thức miêu tả đồng chiếu vật và hiện tượng đồng nghĩa lời nói để làm nền tảng cho việc khảo sát cũng như là phân tích các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trong tác phẩm văn chương mà cụ thể là trong sáng tác của Nguyễn Tuân và Tố Hữu.
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
CHƯƠNG 2