Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật về con người

Một phần của tài liệu Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trong tác phẩm của nguyễn tuân và trong thơ của tố hữu (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT BIỂU THỨC MIÊU TẢ ĐỒNG CHIẾU VẬT

2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng của biểu thức miêu tả đồng chiếu vật

2.3.1. Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật về con người

Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học

Dưới con mắt của Nguyễn Tuân, con người được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, từ hình thức bên ngoài đến phẩm chất bên trong, từ nghề nghiệp đến quan hệ cá nhân và quan hệ xã hội. Và có lẽ, các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật là phương tiện đắc lực nhất để nhà văn phác hoạ bức chân dung toàn cảnh về con người trong xã hội.

Ví dụ: “Tôi mến ông thông phu lắm, không phải lúc bấy giờ tôi mới được vào cái đời ăn chơi, định lợi dụng đến những kinh nghiệm tai quái của một người chủ nhà hát ả đào. Ông thông phu là chủ nhà hát mười năm thực đấy, là một người nghiện nặng thật đấy, nhưng ngày lại ngày, ngồi rình tính tính tình ông, tôi nhận thấy ông có đủ phong thái của một người tài tử (…).

Trước khi đứng làm chủ nhà hát, ông thông phu là một người có danh phận lương thiện của một xã hội trưởng giả trung lưu đương thời của chúng ta.

Ông là một người viên chức chính ngạch nhà nước. Ở một cái tỉnh nhỏ Trung kỳ, cách đây hai chục năm, khi mà người ta làm việc ở toà sứ, với một cái chức thông ngôn có chất máu giang hồ tài tử ấy ở trong huyết quản đã là một người thiếu lương tâm nhà nghề đối với phận sự nơi buồng giấy” .[15, 194]

Các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật: “một người chủ nhà hát ả đào = một người nghiện nặng = một người tài tử = một người có danh phận lương thiện của một xã hội trưởng giả = một người viên chức chính ngạch nhà nước

= một cái chức thông ngôn có chất máu giang hồ tài tử ấy” cùng quy chiếu đến đối tượng “ông thông phu”. Nhờ những biểu thức miêu tả đồng chiếu vật này mà tác giả chẳng những miêu tả được đầy đủ những đặc điểm tính cách, con người, nghề nghiệp của nhân vật, mà còn phác hoạ được chân dung nhân vật - nghĩa chiếu vật ông Thông Phu một cách điển hình không thể nhầm lẫn với bất cứ nhân vật nào trong thế giới khả hữu “Chiếc lư đồng mắt cua”.

Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học

Ví dụ: “ Có nhiều chủ nhà hát đã gọi tôi là giặc, là một tên làng chơi hay sinh chuyện đẻ điều, quấy nhiễu xóm hát cứ vữa cả ra. Nhưng vốn biết tôi hay làm cố vấn giết người cho một vài đám trẻ dại thừa tiền và lại thích đàn đúm, nhiều chủ hát chiều chuộng tôi ra mặt. Họ còn gọi tôi người ngọc, là anh ấm, là ông cụ non, là ông chủ báo, là quan tham nhật trình (!) - tôi lúc bấy giờ viên thông tín viên quèn cho một tờ báo nhật báo phía Bắc ”.[15, 210]

Các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật: “tôi = giặc = một tên làng chơi

= người ngọc = anh ấm = ông cụ non= ông chủ báo = quan tham nhật trình

= thông tín viên quèn” tất cả chỉ dẫn đến sự vật - nghĩa chiếu vật là “Tôi

nhân vật tự xưng trong tác phẩm.

Ví dụ: “… giữa cái phòng họp sáng trưng đang ngùn ngụt ý kiến về chiến tranh (cụ thể tại Việt Nam) và hoà bình (giả vờ của Hoa Kỳ) thì đã thấy giải vào một thằng tù Mỹ mặt như tràm đổ. Vâng, đúng nó, nó là quan ba phi công NinGion, phải đúng cái thằng bay trộm vào bên kia sông giữa trưa hôm nay đấy. (…). Trong bộ áo đánh nhau ấy, mồ hôi nó vã ra, như một con bệnh thoát dương. (…) “xin được trình bày với quý vị thấy rõ cái mặt thằng ăn cướp Mỹ này”. Cái tiết mục Hoa Kỳ đó thật là “hấp dẫn”, cả người thằng cướp còn nồng khét mùi cháy nhà, và nóng hổi cái mùi thời sự trong ngày”.

[17, 11].

Các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật, chỉ dẫn đến nhân vật phing Mỹ Nin Gion, Nguyễn Tuân đã sử dụng các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật hết sức tinh tế để miêu tả về con người này, đồng thời thể hiện được cả tâm trạng của mình khi sử dụng các từ ngữ ấy để miêu tả. Một tâm trạng căm phẫn, khinh miệt, được thể hiện qua từng câu chữ có tính chất đồng chiếu vật, một biện pháp nghệ thuật đặc sắc: “một thằng tù mỹ = quan ba phi công Nin

Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học

Gion = cái thằng bay trộm = một con bệnh thoát dương = cái mặt thằng ăn cướp Mỹ này = cái tiết mục Hoa kỳ đó = thằng cướp”.

Ví dụ: “Người phi công Mỹ bị bắt sống giữa rừng Việt Nam, sợ Việt Nam thì đúng thôi. Đó là cái sợ của một kẻ gian tà, của một người bất chính, của trộm cướp đi lặc rừng. Đó là cái sợ của một kẻ tự thấy mình là một người thừa tại một địa điểm của chiến tranh toàn dân mà không ai bảo ai mời mình tới cả… ” . [16, 18]

Các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật “Người phi công Mỹ = một kẻ gian tà = một người bất chính = một người thừa” đồng chỉ dẫn chiếu vật đến phi công Mỹ.

Ví dụ: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ… những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có điền tâm tốt và thẳng thắn, lại ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt…” .[15, 87]

Quản ngục làm chức phận cai tù, sống giữa xiềng xích, tội ác hàng ngày phải làm và chứng kiến biết bao điều xấu xa. Cảnh sống ấy, dễ đẩy con người vào bùn nhơ. Tuy nhiên, điều kì lạ là ông vẫn mang tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay. Ở ví dụ này Nguyễn Tuân đã sử dụng các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật gọi đúng bản chất của quản ngục:

“ người có điền tâm tốt = cái thuần khiết = một thanh âm trong trẻo của một bản đàn”. Các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trên cùng chiếu vật đến nhân vật viên quản ngục. Có thể nói, biểu thức miêu tả thứ nhất “người có điền tâm tốt” đánh giá được một cách tổng quát về bản chất nhân vật viên quản ngục.

Biểu thức miêu tả thứ hai “cái thuần khiết” vẫn tiếp mạch nói về ông, nhưng

Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học

cái thanh sạch không ngờ. Biểu thức miêu tả thứ ba “một thanh âm trong trẻo của một bản đàn” cho ta thấy quản ngục dầu chỉ là một thanh âm nhưng vẫn nổi bật trong một bản đàn; dẫu chỉ là một con người thuần khiết nhưng vẫn chống lại được chốn ngục thất, lao tù. Điều đó, gợi dậy ở chúng ta niềm trân trọng, cảm phục vô hạn, trước tính cách và con người quản ngục. Xem xét cách Nguyễn Tuân miêu tả viên quản ngục, nhận thấy việc tác giả đưa ra các biểu thức miêu tả định danh lại một sự vật, gọi tên một phẩm chất, có tính chất tăng cấp dần. Vì thế, vẫn là đồng chiếu vật nhưng mỗi biểu thức miêu tả vẫn gợi lên một phương tiện đáng trân trọng trong phẩm chất của viên quản ngục.

Một phần của tài liệu Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trong tác phẩm của nguyễn tuân và trong thơ của tố hữu (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)