CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT BIỂU THỨC MIÊU TẢ ĐỒNG CHIẾU VẬT
3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng của các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trong thơ Tố Hữu
3.3.1. Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật về con người
3.3.1.1. Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật về hình ảnh Bác Hồ
Hồ chí minh luôn là nguồn cảm hứng lớn lao và bất tận cho văn học.
Đã có rất nhiều nhà thơ thành công khi viết về Bác. Viết về Bác, các tác giả thường thể hiện tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu nặng. Tố Hữu, là một tác giả như thế.
Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong thơ Tố Hữu vừa giản dị thanh cao vừa rất vĩ đại. Để khắc họa hình ảnh Bác, Tố Hữu đã sử dụng nhiều bút pháp nghệ thuật độc đáo, trong đó nghệ thuật sử dụng biểu thức miêu tả đồng chiếu vật nổi lên là một biện pháp đặc sắc, đem lại giá trị nghệ thuật cao. Những biểu thức miêu tả đồng chiếu vật để chỉ về Bác xuất hiện rất phong phú và đa dạng như: “người lính già; người thuỷ thủ; tên quân cảm tử đi tiên phong;
người trai Việt Nam yêu nước; bạn muôn đời của thế giới đau thương”.
“Hồ Chí Minh Người lính già
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
Cho Việt Nam độc lập Cho thế giới hoà bình”
[8, 177]
Những biểu thức miêu tả này, tác giả vừa cho ta thấy chặng đường cách mạng gian lao của Bác, vừa tập trung thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp của Bác. Biểu thức miêu tả “người lính già” khẳng định Bác là một người lính, một người lính đã có nhiều năm tháng gắn bó với cách mạng, một người dày dạn kinh nghiệm, dùng hết tâm lực của mình đấu tranh bảo vệ vì hoà bình nhân loại.
Để tổng kết lại toàn bộ con đường hoạt động cách mạng của Bác. Trong bài thơ “Theo chân Bác” Tố Hữu đã sử dụng biểu thức thức miêu tả: “”Người thuỷ thủ”
“Bác Hồ thức. Năm canh không ngủ Nghe phong ba gào thét đá gềnh Vững tay lái. Ôi người thuỷ thủ Đã từng quen bốn biển lênh đênh”
Bác ra đi tìm đường cứu nước từ khi còn là một thanh niên mang trong mình bầu tâm huyết của một trí thức trẻ yêu nước. Đi khắp năm châu bốn biển, vượt qua bao gềnh thác, cuối cùng con thuyền cách mạng trở chân lý của người thanh niên ấy đã cập bến. Bác đã trở thành “người thuỷ thủ” vững tay chèo đưa dân tộc Việt Nam giành được độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.
Để thể hiện sự anh dũng quả cảm của Bác Tố Hữu viết:
“Hồ Chí Minh Người đã quyết
Mặc phong ba giá tuyết Mặc gươm súng gông xiềng
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
Làm tên quân cảm tử đi tiên phong”
[8, 177]
Bác không chỉ là một người lính già dày dạn kinh nghiệm, một người thuỷ thủ vững tay chèo suốt đời phụng sự nhân dân, mà Bác còn là một “tên quân cảm tử đi tiên phong”. Tố Hữu đã khắc hoạ chân dung Bác là một người anh hùng, một quân cảm tử anh dũng, hiên ngang, luôn đi đầu trong mọi hoàn cảnh. Dù phong ba, bão tuyết, gươm súng gông xiềng Bác vẫn quyết tìm ra chân lý giải phóng đất nước. Qua hình ảnh này có thể nói, Tố Hữu đã tưởng tượng và miêu tả hình ảnh Bác thật rõ nét.
Cũng trong bài thơ “Hồ Chí Minh” tác giả đã dùng một biểu thức miêu tả chiếu vật khác để nói về Bác “người cha anh dũng”:
“Người xông lên
Và cả đoàn quân, thừa huyết khí thanh niên Rập bước tiến bên người cha anh dũng”
Danh từ trung tâm “người cha” gợi cho ta liên tưởng về một người có tình yêu thương bao la, vừa có sự nghiêm khắc, cứng rắn. Người cha ấy luôn đứng lên giành lấy những điều tốt đẹp nhất cho những đứa con của mình.
Định ngữ “anh dũng” gợi liên tưởng về tinh thần chiến đấu quên mình vì sự độc lập của dân tộc. Như vậy, tương ứng với hình ảnh đoàn quân rập bước tiến lên, tác giả đã xây dựng hình ảnh người chỉ huy tiên phong, quả cảm. Chỉ bằng một động từ “rập”, Tố Hữu đã phác hoạ được hình ảnh hoà nhịp tiến bước của đoàn quân đồng nhất với lá cờ Đảng, bên người cầm lái vĩ đại - Bác Hồ.
Bác Hồ không chỉ là một tướng chỉ huy tài tình, Người còn là một người bạn hết sức gần gũi của dân tộc Việt Nam, của nhân dân trên mọi miền trên thế giới. Người sống trong trái tim triệu triệu con người bởi tấm lòng yêu
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
“Bạn muôn đời chủ thế giới đau thương”
[8, 179].
Bác thấu hiểu mọi nỗi thống khổ của những kiếp người nô lệ trên thế giới, Người coi họ là những người bạn, những người cùng chung cảnh ngộ. Vượt qua sự ngăn cách về địa lí và văn hoá, Người đem tấm lòng mình trải cùng mọi người.
Đến với bài thơ Theo chân Bác, người đọc có được hình dung toàn diện về chặng đường cách mạng mà Bác đã đi qua:
“Hãy trở về Châu á trẻ trung
Hỡi người trai Việt Nam yêu nước”
[8, 465]
Ở đây tác giả đã sử dụng biểu thức miêu tả “Người trai Việt Nam yêu nước” bởi đây là lời thúc giục của Lênin, một lãnh tụ của cách mạng vô sản đối với Bác. Người trai Việt Nam đã dũng cảm nên ra đi tìm đường cứu nước.
Khi ra đi Nguyễn Ái Quốc là một chàng trai trẻ, chính biểu thức miêu tả đồng chiếu vật này đã nêu bật điều đó. Qua đây cho ta biết được, đây là chặng đường đầu Bác đến với cách mạng vô sản.
Có thể nói, hình ảnh Bác Hồ là một điểm sáng trong thơ Tố Hữu. Hình ảnh Bác xuyên suốt chiều dài sáng tác của tác giả. Viết về Bác bao giờ tác giả dành tình cảm trang trọng và thành kính nhất. Bằng các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật hết sức đa dạng và phong phú, Tố Hữu đã cho người đọc hình dung chính xác về những chặng đường cách mạng của Bác, tình cảm và những cống hiến lớn lao mà Bác đã dành cho cách mạng, cho nhân dân. Đồng thời còn toát lên những phẩm chất cao quý của Bác một vĩ lãnh tụ tài ba, một ngưòi lính kiên cường, bất khuất vượt qua mọi khó khăn để khẳng định chân lí của cuộc sống, bao giờ chiến thắng cũng thuộc về chính nghĩa.
3.3.1.2. Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật về người chiến sĩ
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
Người chiến sĩ là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đó là một hình ảnh đẹp - một vẻ đẹp kỳ diệu của con người Việt Nam. Đại bộ phận những người chiến sĩ họ xuất thân từ nông dân, vừa mang trong mình bản chất của sự bình dị chân chất nhưng cũng rất anh hùng. Hoà chung vào cảm hứng viết về những con người anh hùng, Tố Hữu đã dành những trang thơ khắc họa về họ với tất cả những tình cảm yêu thương và trân trọng nhất. Tố Hữu vận dụng khá triệt để và thành công các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật khi viết về những anh lính cụ Hồ: “ Người chiến sỹ, anh vệ quốc quân, anh bộ đội, anh giải phóng quân, người bạn đường anh dũng, anh chiến sĩ hiền lành, người lính trường chinh, con người đẹp nhất, chàng trai chân đất, Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi, chàng dũng sỹ, chàng trai làng Gióng.”
Hình ảnh người chiến sĩ xuất hiện nhiều trong tập thơ “Từ ấy” ở tập thơ này Tố Hữu dùng những lời lẽ đẹp nhất, hào hùng nhất, tin cậy nhất để viết về sứ mệnh thanh niên: hồn thanh khiết, hồn hăng hái chiến đấu, tuổi trẻ xung phong, những trái tim trong tựa thuỷ tinh, tuổi của anh hùng, tuổi trẻ siêu phàm, kiến trúc sư của xã hội ngày mai… Họ là người chiến sĩ trẻ, mang trong mình lí tưởng cao đẹp, sống chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân.
Để nói về người chiến sĩ Tố Hữu còn sử dụng các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật khác: một dân quân, vệ quốc quân chỉ người chiến sĩ:
“Say mê như một dân quân trên đường”
[8, 166]
Trong chiến đấu, không phải những người trực tiếp tham gia chiến đấu mới được gọi là chiến sĩ. Một anh dân quân, một anh du kích bảo vệ sự bình yên cho xóm làng, đó cũng là những người chiến sĩ, họ là những người chiến
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
trên mặt trận sản xuất, vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Nếu Tổ quốc cần họ cũng sẵn sàng xông pha nơi trận mạc.
“Anh là vệ quốc quân Tôi là người cán bộ
Hai đứa mỏi nhừ chân
Nghỉ ngơi ngồi một chỗ”.
[8, 204]
Biểu thức miêu tả “Vệ quốc quân”, Tố Hữu đã gọi đúng tên gọi của tổ chức quân đội cùng tên: Là quân đội bảo vệ tổ quốc chống xâm lược (thường dùng để gọi quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ đầu sau cách mạng tháng Tám) làm tên gọi. Với cách gọi này nhà thơ đã cho ta biết được thông tin về người chiến sĩ vệ quốc (nói tắt là vệ quốc quân) xuất hiện ở chiến trường miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Trong những lần hoạt động cách mạng Tố Hữu đã trực tiếp gặp gỡ những người chiến sĩ trên đường làm nhiệm vụ. “Lên Tây Bắc” là bài thơ khắc hoạ chân thực những gian khổ mà người chiến sĩ đã phải trải qua.
“Người lính trường chinh áo mỏng manh”
[8, 226]
Biểu thức miêu tả chiếu vật “người lính trường chinh” làm nổi bật lên hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến trường kì đầy gian khổ.
“Nhưng rồi khói từ xa thổi Núi kêu anh bộ đội lên đường”
“Anh bộ đội” cũng chỉ những người chiến sĩ tham gia kháng chiến nhưng với cách miêu tả này người lính trong thơ Tố Hữu đã hiện lên một cách gần gũi hơn, thân quen hơn.
Trong bài thơ “Bài ca xuân 68” Tố Hữu đã sử dụng nhiều biểu thức miêu tả đồng chiếu vật để cùng khắc hoạ về người chiến sĩ:
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
“Hoan hô anh giải phóng quân
Kính chào anh – con người đẹp nhất”
Người chiến sĩ hiện lên trong tác phẩm là “con người đẹp nhất”. Họ đẹp bởi họ mang trong mình lý tưởng cao cả, đó là lý tưởng được cống hiến, được hy sinh cho Tổ quốc, cho nhân dân, hy sinh để đổi lấy tự do, độc lập cho nhân loại. Chính vì nhận thức sâu sắc được điều này mà Lê Mã Lương đã từng nói rất xác đáng rằng: “cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù”.
Như trên đã nói, hầu hết người chiến sĩ trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc đều xuất thân từ nông dân, do vậy trong thơ Tố Hữu ta cũng dễ bắt gặp lại hình ảnh này. Họ có cùng một hoàn cảnh xuất thân, cùng chung mục đích, cùng chung lý tưởng nên họ dễ trở thành những người bạn, “người bạn đường anh dũng” những người đồng chí, đồng đội của nhau. Họ dễ dàng chia sẻ những khó khăn và gian khổ, để cùng nhau thực hiện mục đích sống cao cả của mình.
“Tôi nhích lại gần anh
Người bạn đường anh dũng Anh chiến sĩ hiền lành Tỳ tay trên mũi súng”.
[8, 250]
Biểu thức miêu tả chiếu vật “anh chiến sĩ hiền lành” toát lên phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ: tính cách hiền lành chất phác, giản dị, trong sáng vô ngần.
Giản dị, hiền lành vốn là bản chất bốn nghìn năm của con người đất Việt. Điều đó, sáng ngời trong tâm hồn người chiến sĩ:
“Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
[8, 421]
Biểu thức miêu tả chiếu vật “chàng trai chân đất”, tác giả đã làm nổi bật nên đặc điểm của những con người quanh năm lam lũ, quen với cảnh đầu trần chân đất, với cảnh chân lấm tay bùn. Nhưng vượt trên tất cả, họ có tấm lòng, tấm lòng của những người dân Việt Nam yêu nước. Hình ảnh trên khiến chúng ta liên tưởng đến những người chiến sĩ trong bài thơ “Đồng chí”
(Chính Hữu), họ cũng xuất thân từ nông dân, từ những vùng quê khác nhau, nhưng lại dễ quen nhau:
“Quê hương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay ………
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá”
Để viết về sức mạnh và phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ trong kháng chiến, trong bài thơ “Bài ca xuân 68” Tố Hữu đã dùng biểu thức miêu tả “Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi”. Cách nói này gợi cho ta nhớ về một chàng Thạch Sanh trong truyện cổ tích hiền lành, thật thà, thông minh và anh dũng. Những người lính hôm nay cũng mang trong mình đầy đủ phẩm chất ấy, họ là những con người kết tinh được vẻ đẹp và sức mạnh của cộng đồng và của toàn xã hội. Họ là kết tinh của niềm tin, hy vọng, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng.
Nếu như thơ ca dân gian nặng về thể hiện con người thuỷ chung, tình nghĩa, thì thơ văn bác học do ảnh hưởng của quan niệm “thi dĩ ngôn chí”, thường nghiêng về thể hiện khí phách, tiết tháo. Ở đấy, con người là một đấng trượng phu “phú quý bất năng dân, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” là những con người dĩ bất biến ứng vạn biến, luôn luôn vững vàng ung dung. Trên cơ sở đó, Tố Hữu đã xây dựng hình tượng người chiến sĩ là những
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
con người cao cả. Nhà thơ đã ví người chiến sĩ như những nhân vật trong cổ tích và lý giải thành con người khí phách:
“Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất Sống hiên ngang bất khuất trên đời Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi Một dây ná, một dây chông
cũng tiến công giặc Mỹ”.
Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì gian khổ, đã có biết bao hy sinh mất mát, biết bao người đã anh dũng ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc. Họ là những con người mang trong mình phẩm chất cao quý: “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Với những biểu thức miêu tả đồng chiếu vật chỉ người chiến sĩ, Tố Hữu đã cho ta cái nhìn về người chiến sĩ ở nhiều phương diện và nhiều góc độ khác nhau. Vì thế họ hiện lên không đơn điệu mà rất sinh động và chân thực. Qua đó, khẳng định tài năng thơ có một không hai của nhà thơ - chiến sĩ Tố Hữu
3.3.1.3. Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật chỉ hình ảnh người phụ nữ Viết về những người phụ nữ Việt Nam, Tố Hữu đã dành cho họ vị trí xứng đáng để tôn vinh, tưởng nhớ. Dù ở độ tuổi nào, ở những vùng miền nào trên tổ quốc Việt Nam họ vẫn gặp nhau ở một số điểm chung: cần cù, chịu khó, trung hậu, đảm đang. Nhưng nổi bật nhất ở những con người này có lẽ đó là đức hy sinh cao cả thầm lặng.
Khắc hoạ hình ảnh người phụ nữ, hình ảnh người mẹ lại chiếm số lượng lớn trong thơ Tố Hữu. Nhà thơ đã dành những tình cảm trân trọng, lòng thành kính sâu sắc nhất đối với mẹ. Lời thơ vì thế mà cứ tuôn trào, dạt dào cảm xúc: “Con lại trở về quê mẹ nuôi xưa”, biểu thức miêu tả đồng chiếu vật
“mẹ nuôi xưa” vừa thể hiện tình cảm cao đẹp, vừa bao hàm cả tấm lòng biết
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
được những hy sinh âm thầm mà mẹ. “Mẹ nuôi xưa” không chỉ chăm chút cho con từng bữa ăn, không chỉ nhường cơm sẻ áo cho con mà mẹ còn là người chở che, là nguồn động viên tinh thần giúp con có sức mạnh vượt qua những năm tháng chiến đấu gian khổ ác liệt. Ngoài ra, biểu thức miêu tả đồng chiếu vật “bóng người xưa” cũng được tác giả sử dụng để nói về người mẹ, tác giả gọi mẹ là “bóng người xưa” bởi mẹ đã không còn tồn tại trên cõi đời này, cách xưng hô này là cách tác giả kìm nén cảm xúc, nói tránh, nói giảm nhằm giảm bớt nỗi đau. Sự hy sinh của người mẹ, không chỉ được thể hiện thông qua hành động, việc làm mà còn được Tố Hữu thể hiện qua việc khắc hoạ ngoại hình của mẹ: “Mẹ già tóc bạc hoa râm”, hình ảnh mái tóc hoa râm gợi trong lòng ta những khó khăn vất vả, những nhọc nhằn mà mẹ đã phải gánh chịu.
Trong những năm tháng chiến tranh, chúng ta không chỉ bắt gặp hình ảnh những anh bộ đội, những anh giải phóng quân, mà ta còn thấy cả hình ảnh những chị dân quân, những chị du kích. Những con người đã trực tiếp tham gia vào công cuộc giải phóng dân tộc. Để xây dựng hình tượng này, tác giả đã sử dụng nhiều biểu thức miêu tả đồng chiếu vật. Đây là những hình ảnh có giá trị biểu cảm cao: “người con gái anh hùng”, ‘người con gái quang vinh”.
“Người con gái anh hùng” là biểu thức khắc hoạ phẩm chất kiên cường, bất khuất, của người phụ nữ trong cuộc kháng chiến xưa. Những con người này họ không chỉ đại diện cho một cá nhân mà họ đại diện cho cả một thế hệ, họ là những “người con gái Việt Nam”, được sinh ra trên mảnh đất anh hùng nên họ cũng mang đầy đủ những phẩm chất của một người anh hùng.
3.3.1.4. Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật về hình ảnh chú bé liên lạc Trong cuộc chiến chống kẻ thù thì toàn dân, toàn quân ta đều góp phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc và sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Nhiều tấm gương em nhỏ đã ghi danh vào trang sử vẻ vang của dân tộc.