Ô NHIÊM MOI TRƯỜNG NƯỚC [16]

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Xác định hàm lượng sắt hòa tan trong nước bằng phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử 1,10-Phenaltrolin (Trang 20 - 23)

17. THÀNH PHAN SINH HOA CUA NƯỚC [16]

1.8. Ô NHIÊM MOI TRƯỜNG NƯỚC [16]

Nguồn gốc gây ô nhiễm nước

Ô nhiễm nước là sự làm thay đối bat lợi cho môi trường nước, hoàn toàn hay

đại bộ phận do các hoạt động khác nhau của con người tạo nên. Những hanh động

gây tác động trực tiếp hay gián tiếp đến những thay đổi về mặt năng lượng. mức độ bức xạ Mặt Trời, thành phan vật lý hóa học của nước, va sự phong phú của các loại sinh vật sống trong nước.

Về nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hay nhân tạo. Sự ô nhiễm có

nguôn góc tự nhiên la do mưa, tuyết tan. Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, khu công nghiệp... kéo theo các vét ban xuống sông, hd, hoặc các sản phẩm của các hoạt động phát trién của sinh vật, vi sinh vật và các xác chết của chúng. Con sự 6 nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước thải sinh hoạt, công nghiệp. giao thông vận tải.

thuốc trừ sâu diét cỏ, và phân bón trong nông nghiệp.

Thanh phan gây ô nhiễm nước

Nước ô nhiễm thường có chứa những thành phần sau:

- Các chat thai hữu cơ cỏ nguồn gốc động vật, thực vật làm cho nòng độ oxi hòa tan trong nước bị giảm do quá trình phân hủy sinh học. Các chất này có trong chất thải sinh hoạt và công nghiệp.

- Các vi sinh vật gây bệnh.

- Các chất dinh dưỡng thực vật (các hợp chất tan của nito, photpho, kali...) làm cho tao cỏ nước phát triển quá mức.

- Các hóa chất hữu cơ tong hợp: các chất trừ sâu bệnh, tăng trưởng thực vat, các chất tây rửa...

- Các chất vô cơ tạo ra từ quá trình sản xuất, khai thác mỏ. phân bón...

- Các chat lắng đọng gây bồi lap dòng chảy.

- Các chất phóng xạ từ quá trình khai thác, chế biến quặng, bụi phóng xạ từ

các vụ thử hạt nhân.

- Nước thải có nhiệt độ cao từ các quá trình làm lạnh trong công nghiệp, sự

ngăn dòng tạo hỗ chứa...

Hiện tượng nước bị ô nhiễm

Màu sắc

Mau sắc của nước là biểu hiện của sự ô nhiễm. Nước tự nhiên sạch không màu, nếu nhìn sâu vào bẻ day nước cho ta cảm giác màu xanh nhẹ, đó là do sự hấp thụ chọn lọc các bức xạ nhất định của ánh sáng mặt trời. Ngoài ra màu xanh

còn gây nền bởi sự hiện điện của tảo ở trạng thái lơ lửng. Màu xanh đậm, hoặc có

váng trắng, đó là biểu hiện trạng thái thừa đinh dưỡng hoặc phát trién quá mức của thực vật nổi (Phytoplankton) và sản phẩm phân huỷ thực vật chết. Trong trường hợp này do nhu câu sự phân huỷ hiểu khí cao sẽ dẫn đến hiện tượng thiểu oxi.

Nước có màu vàng ban do sự xuất hiện quá nhiều các hợp chat humic

(axit mùn). Nhiều loại nước thải của các nhà máy, công xưởng, lò mô có nhiều màu sắc khác nhau. Các màu sắc có ảnh hưởng tới ánh sáng mặt trời chiếu xuống dẫn đến hậu quả khôn lường cho các hệ sinh thái nước. Nhiều màu sắc do hóa chất

gây nên rất độc đối với sinh vật nước.

Mùi và vị

Nước thải công nghiệp chứa nhiều hợp chất hoá học làm cho nước có vị không tốt và đặc trưng, như các muối của sắt, mangan, clo tự do, sunfuahidro, các phenol và hidrocacbon không no. Nhiều chất chi với một lượng nhỏ đã làm cho vị xấu đi. Các quá trình phân giải các chất hữu co, rong, tảo đều tạo nên những

sản phẩm làm cho nước có vị khác thường.

Do vậy, khi nước bị ô nhiễm, vị của nó biến đổi làm cho giá trị sử dụng của nước giảm nhiều.

Mùi của nước là một đặc trưng quan trọng về mức độ ô nhiễm nước bởi các chất gây mùi như: amoniac, phenol, clo tự do, các sunfua, các xianua v.v...

Mùi của nước cũng gan liền với sự có mặt của nhiều hợp chất hữu cơ như dau mỡ, rong tảo và các chất hữu cơ đang phân rã. Một số vi sinh vật cũng làm cho

nước có mùi như động vật đơn bào Dinobryon và tảo Volvox gây mùi tanh cá.

Các sản phẩm phân huỷ protein trong nước thải có mùi hôi thối.

Độ đục

Một đặc trưng vật lý chủ yêu của nước thải sinh hoạt và các loại nước thải công nghiệp là độ đục lớn. Độ đục do các chất lơ lửng gây ra, những chất này có kích thước rất khác nhau, từ cỡ các hạt keo đến những thê phân tán thô, phụ thuộc vào trạng thái xáo trộn của nước. Những hạt này thường hấp thụ các kim loại độc và các vi sinh vật gây bệnh lên bề mặt của chúng. Nếu lọc không kĩ vẫn dùng thì rất nguy hiểm cho người và động vật.

Mặt khác, độ đục lớn thì khả năng xuyên sâu của ánh sáng bị hạn chế nên quá trình quang hợp trong nước bị giảm, nồng độ oxi hòa tan trong nước bị giảm, nước trở nên yếm khí.

Nhiệt độ

Nguồn gốc gây ô nhiễm nhiệt là do nước thải từ các bộ phận làm nguội của các nhà máy nhiệt điện, do việc đốt các vật liệu bên bờ sông, hồ. Nước thải này

thường có nhiệt độ cao hon từ 10 + 15°C so với nước đưa vào làm nguội ban đầu.

Nhiệt độ nước tăng dẫn đến giảm hàm lượng oxi và tăng nhu cầu oxi của cá lên hai lần. Nhiệt độ tăng cũng xúc tác sự phát triển các sinh vật phù du. Trong nước nóng ở ao hồ thường xảy ra hiện tượng "nở hoa" làm thay đổi màu sắc, mùi vị

của nước.

Ô nhiễm nhiệt gây ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của sinh vật trong nước và

gây chêt cá, vì nông độ oxi trong nước giảm nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Xác định hàm lượng sắt hòa tan trong nước bằng phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử 1,10-Phenaltrolin (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)