Trong ngành dệt lụa, hiệu ứng Cơ rếp có thể đạt được ngay với kiểu dệt vân điểm cơ bản. Khi đó sợi ngang phải
có độ xoắn rất cao ( có thể tới 3000 vòng xoắn/mét hay hơn nữa). Độ xoắn này vượt quá độ xoắn tới hạn ( tức là độ xoắn ứng với độ bền kéo lớn nhất của sợi) và người ta gọi nó là độ xoắn cơ rêp.
Có nhiều phương pháp tạo hiệu ứng Cơ rêp bằng kiểu dệt.
Tạo hiệu ứng cơ rêp bằng cách thêm hay bớt điểm nổi của một kiểu dệt cơ sở:
Nguyên tắc là thêm hay bớt một cách tùy ý hoặc theo một quy luật nào đó các điểm nổi dọc trên diện tích của một kiểu dệt cơ bản hay một kiểu dệt dẫn xuất đã chọn trước để làm thành rappo của kiểu dệt cơ rêp.
Việc thêm hay bớt điểm nổi dọc hoàn toàn có tính ước lệ, bởi vì thêm điểm nổi dọc ở mặt phải cũng tức là bớt điểm nổi dọc ở mặt trái cỉa vải.
Tạo hiệu ứng cơ rêp bằng cách chồng các kiểu dệt lên nhau:
Ở đây ta sẽ đặt rappo của kiểu dệt này lên rappo của kiểu dệt kia và xem điểm nổi dọc của kiểu dệt được chọn đều là những điểm nổi dọc của kiểu dệt mới.
Theo một hướng j nào đó, nếu đặt chồng lên nhau các rappo rij của k kiểu dệt cơ sở thì rappo Rj của kiểu dệt cơ rêp tạo dựng được phải chia trọn cho các rij:
Rj=m1rij =m2rij=....=mkrik Tức là Rj=BSCNN(rij)
Tạo hiệu ứng cơ rêp bằng cách lồng sợi của kiểu dệt này vào giữa các sợi của kiểu dệt kia, có thể lồng sợi dọc hoặc sợi ngang
Lồng sợi có nghĩa là đặt xen một số sợi của kiểu dệt này vào giữa một số sợi của kiểu dệt kia, sử dụng bao nhiêu kiểu dệt để lồng là tùy ý muốn. Tỷ số giữa số sợi đặt xen của các kiểu dệt gọi là tỷ số lồng.
Giả sử gọi hệ sợi lồng là hệ j và hệ sợi không lồng là k,cấc kiểu dệt có rappo rji và rki sẽ được lồng với nhau theo tỉ lệ lồng αi (αi là những số nguyên và i= 1, 2, 3, ...).
Rappo của kiểu dệt cơ rêp được xác định như sau.
Rappo Rj của hệ sợi không lồng phải chia trọn cho tất cả các rki do đó nó phải là bội số chung nhỏ nhất của các rki:
Rk= BSCNN (Rki)
Còn Rj của hệ sợi lồng là một bội số nhỏ nhất của ∑αi, tức là bằng nmin∑αi. Nhưng đồng thời mỗi giá trị nmin∑αi phải là bội số của các rappo kiểu dệt tương ứng rji, tức là:
nminαi = mi.rji hay là nmin =
Vậy nmin phải là bội số chung nhỏ nhất của tỉ số rji/α.
Tạo hiệu ứng cơ rêp bằng cách hoán vị sợi của kiểu dệt cơ sở
Hệ sợi hoán vị có thể là hệ sợi dọc hoặc hệ sợi ngang. Kiểu dệt cơ sở áp dụng là các vân chéo phức ghép.
Thực chất của việc hoán vị các sợi của một hệ nào đó trong rappo của kiểu dệt cơ sở là tạo nên các bước chuyển thay đổi của điểm nổi gốc. Bboiwr vậy, điều kiện đảm bảo kiểu dệt cơ rếp tạo dựng được là:
Trong đó: Ri -rappo của kiểu dệt cơ rêp tính theo hệ sợi hoán vị Rj - rappo của kiểu dệt cơ rêp tính theo hệ sợi kia
Tạo hiệu ứng cơ rêp bằng cách quay một hình mẫu cho trước
Hình mẫu là tùy ý nhưng cần có rappo dọc bằng rappo ngang, có thể áp dụng nhiều cách quay để tạo rappo của kiểu cơ rêp.
II. KIỂU DỆT NỔI DÀI XIẾT CHẶT
Muốn tạo cho mặt vải những sọc nổi dài dọc hoặc ngang, có thể dùng kiểu dệt mà sợi của hệ này phủ liên tiếp lên ít nhất 4 sợi của hệ kia, ví dụ các kiểu vân điểm tăng đơn 4/4, 6/6, vân chéo tăng đơn 4/8, 6/12,.... tuy nhiên, cấu trúc vải của các kiểu dệt này không chặt chẽ.
Các sợi đan giống nhau trong các sọc nổi dài có thể bị dồn ép lên nhau làm cho bề rộng sọc không được giữ đúng trên mặt vải. Để khắc phục nhược điểm này người ta dùng
thêm một kiểu dệt đơn giản nào đó như vân điểm cơ bản, vân chéo1/2 hay 2/1 ....để siết chặt các sọc nổi dài đó. Như vậy, ta có một kiểu dệt mới là kiếu dệt có sọc nổi dài được siết chặt.
Để có kiểu dệt sọc nổi dài có thể thực hiện bằng 2 cách:
1. Thêm các điểm nổi đơn khác dấu của kiểu dệt siết chặt vào đoạn nổi rời của kiểu dệt cơ sở. Gọi r là rappo của kiểu dệt cơ sở và ρ là rappo của kiểu dệt siết chặt, rappo R của kiểu dệt có sọc nổi dài được xác đinh như sau:
Ri=ri và Rj= (n+1).rjρj
Với điều kiện sớ điểm nổi mi trên các đoạn nổi rời của kiểu cơ sở phải chia trọn cho ri.
Mi = m.ri
Trong đó: i: hướng đoạn nổi của kiểu dệt cơ sở m, n: những số nguyên bằng 1, 2, 3,....
2. Thêm các sợi của kiểu dệt siết chặt vào kiểu dệt cơ sở theo hướng đoạn nổi liền của kiểu dệt cơ sở. Khi đó, rappo của kiểu sọc nổi được xác định như sau:
Ri = ri
Rj = (n.rj + 1).ρj
Với điều kiện rappo ri của kiểu dệt cơ sở phải chia trọn cho rappo ρi của kiểu dệt siết chặt:
ri = m.ρi
trong đó: m,n: những số nguyên 1, 2, 3,....
III. KIỂU DỆT CHO VẢI SỌC VÀ KẺ Ô
Vải có hiệu ứng sọc và kẻ ô là do trên các sọc và các ô của vải, ta áp dụng những kiểu dệt khác nhau.
a. Vải có sọc:
Đối với loại vải này, sọc có thể nằm theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang của tấm vải. Giả sử cần dệt một loại vải có sọc nằm theo chiều j. Rappo Rj của vải bao gồm số sợi hướng theo chiều j. Rappo Rj của vải bao gồm số sợi hướng theo chiều j, sẽ phụ thuộc số sọc nj trong rappo của vải, bề rộng bji của mỗi sọc, mật độ Pji của sợi hương theo chiều j trong mỗi sọc và cuối cùng phụ thuộc kiểu dệt được chọn cho mỗi sọc.Rj=
Trong đó: Pji: mật độ sợi hệ j của sọc thứ i bji: bề rộng sọc thứ i( cm).
nj: số sọc nằm theo chiều j trong rappo của vải.
b. Vải kẻ ô
Nếu kết hợp sọc dọc và ngang lại với nhau, ta sẽ được vải kẻ ô. Loại vải này thường được đùng làm khăn bàn, khăn tay, khăn trùm đầu hoặc may áo mặc ngoài.
Như vậy, các rappo dọc và rappo ngang của vải đều bị phụ thuộc các sợi dọc nd và các sợi ngang nn, bề rộng bdi và bni của các sọc cùng với mật độ sợi dọc Pdi và mật độ sợi ngang Pni trong mỗi sọc, các kiểu dệt được ấp dụng cho mỗi sọc và cuối cùng phụ thuộc kích thước của sản phẩm.
Ta có:
mdi = αd. BSCNN (rdik) và mni = αn.BSCNN(rnik) trong đó: αd, αn – là các số nguyên
rdik, rnik: là các rappo dọc và các rappo ngang của các kiểu dệt cơ sở được ấp dụng trong suốt chiều dài của sọc trong rappo của vải.
Như vậy:
Rd = và Rd=