Các chỉ báo kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của THUẾ tới các CHỈ báo KINH tế vĩ mô của THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ CÁC CHỈ BÁO KINH TẾ VĨ MÔ

2.2. Các chỉ báo kinh tế vĩ mô

2.2.1. Khái niệm các chỉ báo kinh tế vĩ mô

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Công (2008) và cộng sự3 thì các chỉ báo kinh tế vĩ mô là các số liệu thống kê cho thấy trạng thái kinh tế hiện thời của một quốc gia tùy thuộc vào khu vực kinh tế cụ thể (công nghiệp, thị trường lao động, thương mại, v.v.). Các số liệu này đƣợc các cơ quan chính phủ và khu vực tƣ nhân xuất bản đều đặn vào một thời điểm nhất định.

2.2.2. Các loại các chỉ báo kinh tế vĩ mô cơ bản - Tổng Sản phẩm Quốc Nội (GDP)

3 Giáo trình Nguyên lý kinh tế Vĩ Mô, Bộ môn Kinh tế Vĩ mô, Trường đại học Kinh tế Quốc Dân, NXB Lao Động 2008

GDP là sự đo lường rộng nhất của nền kinh tế một quốc gia, và nó đại diện cho tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi một quốc gia trong một năm nhất định. Vì chỉ số GDP tự bản thân nó thường được xem là một chỉ báo đi chậm, hầu hết các nhà đầu tƣ đều tập trung vào hai báo cáo đƣợc phát hành trong những tháng trước khi có số liệu GDP cuối cùng: báo cáo tăng và báo cáo sơ khởi. Các điều chỉnh quan trọng giữa các báo cáo này có thể gây ra biến động lớn.

- Tiết kiệm

Trong kinh tế học, là phần thu nhập có thể sử dụng không đƣợc chi vào tiêu dùng.

Khoa học kinh tế giả định rằng con người có hành vi tối đa hóa lợi ích. Vì thế, khoản thu nhập không đƣợc tiêu dùng sẽ đƣợc đầu tƣ để sinh lời. Chính vì thế, trong một nền kinh tế khép kín, tiết kiệm bằng đầu tƣ.

- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)

Là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

- Chỉ số quản lý mua hàng (PMI)

Đây là một cơ sở dữ liệu cần thiết cung cấp những chỉ báo sớm về sự thay đổi của thị trường cho các nhà phân tích kinh tế, những người tham gia thị trường tài chính và những tổ chức đóng vai trò quyết định nhƣ các ngân hàng để thiết lập các mức lãi suất phù hợp.

- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI)

Chỉ tiêu phản ánh sự biến động sản lƣợng sản xuất ngành công nghiệp trong khoản thời gian nhất định. Đây là chỉ tiêu kinh tế cung cấp bức tranh tổng hợp về kết quả sản xuất công nghiệp theo chuỗi thời gian và thường dùng phản ánh biến động chu kỳ kinh tế. Chỉ số này đƣợc tính bằng cách so sánh giữa khối lƣợng sản phẩm sản xuất chủ yếu kỳ báo cáo với khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ gốc bằng phương pháp bình quân gia quyền với quyền số là giá trị tăng thêm của sản phẩm đƣợc cố định ở kỳ gốc.

- Tỷ giá hối đoái, Lợi suất trái phiếu, Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Trong tài chính, tỷ giá hối đoái (còn đƣợc gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá FX hoặc Agio) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ đƣợc trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng đƣợc coi là giá trị đồng tiền của một

quốc gia đối với một tiền tệ khác. Tỷ giá giao ngay đề cập đến tỷ giá hối đoái hiện hành. Tỷ giá kỳ hạn đề cập đến một tỷ giá đƣợc báo giá và trao đổi hôm nay nhƣng cho giao hàng và thanh toán vào một ngày trong tương lai cụ thể. Để ổn định nền kinh tế trong nước thì phải điều chỉnh giá đồng nội tệ sao cho hợp lý. Nếu đồng nội tệ lên giá sẽ làm cho hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn, do đó người dân có xu hướng tiêu dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn, làm hạn chế hoạt động xuất khẩu, thu hẹp sản xuất trong nước, mặc dù giảm lạm phát nhưng thất nghiệp gia tăng.

Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định. Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp'), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trong trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ).

Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô danh). Trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.

- M2

Cung ứng tiền tệ chỉ lƣợng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản, v.v... của các cá nhân (hộ gia đình) và doanh nghiệp (không kể các tổ chức tín dụng).

M0: tổng lƣợng tiền mặt. M0 còn đƣợc gọi là tiền cơ sở hoặc tiền hẹp (ở Anh).

M1: bằng tổng lượng tiền mặt (M0) và tiền mà các ngân hàng thương mại gửi tại ngân hàng trung ƣơng. M1 còn đƣợc gọi là đồng tiền mạnh.

M2: bằng M1 cộng với chuẩn tệ (tiết gửi tiết kiệm có kỳ hạn).

- Thông báo lãi suất

Lãi suất đóng vai trò quan trọng nhất trong sự vận động của giá tiền tệ trên thị trường trao đổi ngoại tệ. Ở cương vị là những tổ chức quyết định lãi suất, các ngân hàng trung ương là bên thực hiện có tầm ảnh hưởng nhiều nhất. Lãi suất cho thấy

những dòng đầu tƣ. Vì các loại tiền tệ là đại diện cho nền kinh tế của một quốc gia, sự chênh lệch lãi suất ảnh hưởng đến giá trị tương ứng của các loại tiền tệ với nhau. Khi ngân hàng trung ương thay đổi lãi suất họ làm cho thị trường ngoại hối có sự xoay chuyển và dao động. Trong lĩnh vực kinh doanh Ngoại hối, sự phỏng đoán chính xác động thái của các ngân hàng trung ƣơng có thể làm tăng cơ hội thành công của nhà kinh doanh.

- Chỉ số tiêu dùng

Chỉ số Tiêu dùng (CPI) có thể là chỉ báo lạm phát quan trọng nhất. Nó đại diện cho các thay đổi ở cấp độ giá bán lẻ đối với việc mua hàng cơ bản của người tiêu dùng.

Lạm phát liên quan mật thiết với sức mua của một đơn vị tiền tệ trong vùng biên giới của nó và ảnh hưởng đến vị thế của nó trên các thị trường quốc tế. Nếu kinh tế phát triển trong điều kiện bình thường, chỉ số CPI tăng có thể dẫn đến lãi suất cơ bản tăng.

Điều này, đến lƣợt nó, sẽ dẫn đến sự gia tăng tính hấp dẫn của một đơn vị tiền tệ.

- Chỉ báo thất nghiệp

Các chỉ báo thất nghiệp cho thấy sức khỏe tổng quát của một nền kinh tế hoặc một chu kỳ kinh doanh. Để hiểu đƣợc nền kinh tế hoạt động ra sao, điều quan trọng là phải biết có bao nhiêu việc làm đƣợc tạo ra hay bị mất đi, tỉ lệ phần trăm của lực lƣợng lao động hiện đang làm việc, và bao nhiêu người lao động mới tuyên bố thất nghiệp. Để đo tỉ lệ lạm phát, một điều cũng quan trọng là giám sát tốc độ lương tăng.

- Kinh doanh bán lẻ

Chỉ báo kinh doanh bán lẻ đƣợc công bố hàng tháng và quan trọng đối với các nhà kinh doanh ngoại hối vì nó cho thấy sức mạnh tổng thể của việc tiêu dùng và sự thành công của các cửa hàng bán lẻ. Báo cáo này đặc biệt hữu ích vì nó là chỉ báo đúng thời điểm thể hiện nhiều kiểu tiêu dùng đƣợc điều chỉnh đối với những dao động theo mùa.

Nó có thể đƣợc sử dụng để dự đoán hoạt động của các chỉ báo quan trọng nhƣng chậm hơn, và để đánh giá hướng trước mắt của một nền kinh tế.

- Cán cân thanh toán

Cán cân Thanh toán đại diện cho tỉ lệ giữa các khoản thanh toán nhận được từ nước ngoài vào và lượng thanh toán ra nước ngoài. Nói cách khác, nó thể hiện tất cả các hoạt động ngoại thương, cán cân thương mại, và sự cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, và chi trả chuyển nhƣợng. Nếu thu nhập đầu vào vƣợt các khoản thanh toán cho

các quốc gia và tổ chức quốc tế khác, cán cân thanh toán là tích cực. Phần thặng dƣ là yếu tố thuận lợi cho sự lớn mạnh của đồng tiền quốc gia.

- Chính sách Tài chính và Tiền tệ của Chính phủ

Sự ổn định của nền kinh tế (ví dụ: sự toàn dụng, lạm phát đƣợc kiểm soát, và cán cân thanh toán cân bằng) là một trong những mục tiêu mà các chính phủ cố gắng đạt đƣợc thông qua việc vận dụng các chính sách tiền tệ và tài chính. Chính sách tài chính liên quan đến thuế và chi tiêu, chính sách tiền tệ liên quan đến các thị trường tài chính và lƣợng cung tín dụng, tiền, và những tài sản tài chính khác.

2.2.3. Ý nghĩa và sự cần thiết của các chỉ báo kinh tế vĩ mô

Các chỉ báo kinh tế vĩ mô chính là việc cụ thể hóa sức khỏe của nền kinh tế ở các khía cạnh khác nhau. Việc xây dựng và thống kê các chỉ báo kinh tế sẽ cho biết nền kinh tế đang ở mức độ nào, đang tăng trưởng tốt hay đang gặp vấn đề và gặp vấn đề ở đâu. Từ đó, các nhà điều hành chính sách sẽ có phương án để tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Không chỉ vậy, các quốc gia khác cũng như các tổ chức kinh tế trên thế giới cũng quan sát các chỉ báo kinh tế vĩ mô để có đánh giá nền kinh tế của quốc gia.

Do vậy, các chỉ báo kinh tế vĩ mô là vô cùng quan trọng đối với không chỉ một quốc gia đơn lẻ mà với toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của THUẾ tới các CHỈ báo KINH tế vĩ mô của THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)