Từ các kết quả và bình luận nghiên cứu ở các phần trên tác giả đƣa ra một số khuyến nghị về tác động của thuế đến các chỉ báo vĩ mô như dưới đây:
Kiến nghị từ kết quả nghiên cứu
(1) Tổng thuế của thành phố Hồ Chí Minh có tác động tích cực đến các chỉ báo kinh tế vĩ mô nhƣng số liệu thu thập đƣợc chƣa đầy đủ, còn nhiều hạn chế. Do vậy, trong các nghiên cứu tiếp theo chúng ta cần mở rộng các quan sát để có thể thu đƣợc kết quả đáng tin cậy hơn.
(2) Thuế thu nhập doanh nghiệp có tác động cùng chiều tới tăng trưởng kinh tế cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều này cho thấy thuế thu nhập doanh nghiệp có tác động tích cực đến tăng trường kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cũng hàm
ý rằng việc các doanh nghiệp phát triển, tăng trưởng và mở rộng sản xuất sẽ dẫn đến tăng nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Và thuế thu nhập doanh nghiệp chính là một chỉ báo quan trọng để đánh giá tình trạng của nền kinh tế.
(3) Nghiên cứu cho thấy thuế hàng hóa và dịch vụ không có tác động tới tăng trưởng kinh tế cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, chúng ta chưa thể kết luận doanh thu thuế hàng hóa và dịch vụ không có tác động tới các chỉ báo vĩ mô do còn nhiều hạn chế trong phương pháp thực hiện hồi quy cũng như thiếu về số liệu.
Đề xuất cải cách chế độ thuế giá trị gia tăng
o Việt Nam nên chuyển sang sử dụng một cơ cấu thuế suất đơn giản hơn, với một mức thuế suất 0% và một mức thuế suất dương. Có thể loại bỏ mức thuế suất GTGT thấp 5%, chỉ giữ lại mức thuế suất duy nhất 10%. Tuy việc sử dụng nhiều mức thuế suất khác nhau hiện nay có thể tạo nên một sự công bằng nhất định, nhƣng nó lại làm sai lệch hoặc tạo cơ hội cho việc phân loại sai các nhóm hàng hóa và dịch vụ, từ đó làm tăng thêm chi phí quản lý và giảm bớt năng suất thuế GTGT. Áp dụng một mức thuế dương duy nhất sẽ làm giảm bớt chi phí tuân thủ nhờ giảm được các yêu cầu lưu giữ sổ sách, hóa đơn chứng từ và đơn giản hóa các biểu mẫu kê khai thuế.
o Danh mục các nhóm hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế cần đƣợc rà soát lại và chỉ nên giữ lại một vài nhóm hàng hóa và dịch vụ trong nhóm không chịu thuế hiện nay. Quá nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế sẽ gây ra những vấn đề về quản lý và tuân thủ cho các đối tƣợng kinh doanh cả hai loại hàng hóa và dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế.
o Việc áp dụng ngƣỡng tính thuế bằng 0 đối với các đối tƣợng kinh doanh nhỏ nhƣ hiện nay không tuân theo các thực tiễn quốc tế tốt nhất. Một ngƣỡng tính thuế phù hợp có thể đƣợc áp dụng dựa trên sự đánh đổi giữa chi phí quản lý và số thu kỳ vọng mà nó tạo ra.
o Phương pháp khấu trừ phải được áp dụng rộng rãi, còn phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng đối với các đối tƣợng kinh doanh nhỏ phải đƣợc bãi bỏ, một khi ngƣỡng tính thuế đƣợc thiết lập. Điều này sẽ giúp cải thiện tính tuân thủ thuế bởi hoá đơn chứng từ sẽ được lưu giữ trong mọi trường hợp để có thể kiểm tra và đối chiếu về sau.
Đề xuất cải cách thuế xuất nhập khẩu
- Cần có một bộ thuế suất cơ bản gồm thuế suất ƣu đãi, thuế suất theo quy chế MFN hay thuế suất thông thường được bổ sung thêm bằng một bộ thuế suất ưu đãi đặc biệt dành cho các quốc gia mà Việt Nam có ký kết hiệp định thương mại. Đối với các nước không được đối xử ưu đãi, có thể được áp dụng mức thuế suất áp dụng cho hàng hóa của các nước được đối xử theo quy chế MFN cộng thêm một tỷ lệ phần trăm.
- Đối với loại cơ bản, có thể duy trì 3 mức thuế suất dựa trên phân loại hàng hóa:
mức thấp nhất (5%) có thể áp dụng cho yếu tố đầu vào, mức cao hơn (15%) áp dụng cho hàng hóa trung gian, và mức cao nhất (25%) áp dụng cho hàng hoá tiêu dùng thuần tuý.
- Thuế xuất khẩu chỉ nên áp dụng cho các nguồn lực có thể bị cạn kiệt. Đối với các mặt hàng xuất khẩu khác, có thể xem xét một số phương án bảo hộ hàng hóa xuất khẩu, trong đó có việc áp dụng mức thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu thông qua hoàn thuế nhập khẩu bằng với tất cả các loại thuế (trung ƣơng, tỉnh và địa phương).
Các đề xuất để tiếp tục cải cách thuế thu nhập cá nhân
- Một số khoản phụ cấp liên quan đến việc làm đã bị loại bỏ song số lƣợng khoản
“thu nhập không chịu thuế” và “thu nhập đƣợc miễn thuế” trên thực tế lại tăng lên theo quy định của luật. Điểm này cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu và hạn chế lại, chỉ áp dụng cho các trường hợp thực sự xứng đáng.
- Các khoản đóng góp Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Y tế đƣợc trừ thuế, do đó cần đƣợc nêu rõ là thu nhập để không bị trốn thuế ở cả hai đầu.
- Hiện có quá nhiều bậc thuế. Thực tiễn quốc tế cho thấy việc có quá nhiều bậc thuế làm công tác quản lý phức tạp hơn và thường khuyến khích việc trốn thuế, trong khi góp phần rất nhỏ trong việc nâng cao tính công bằng. Do đó, nên rút bớt số lƣợng bậc thuế xuống còn 3 hoặc 4.
- Bậc thuế cao nhất 35% vẫn còn quá cao và cần giảm bớt. Điều này đặc biệt quan trọng nếu so với cơ cấu thuế của các nước xung quanh. Mức thuế suất đánh vào thu nhập từ hoạt động đầu tƣ vốn, cụ thể là tiền lãi và cổ tức, hiện còn thấp (5%) và cần đƣợc nâng lên đến khoảng 15%.
Các đề xuất cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp
- Các quy định về khấu hao cần đƣợc đơn giản hóa bằng cách xếp tất cả tài sản thành 4-5 loại và áp dụng phương pháp khấu hao số dư giảm dần. Nếu một tài sản khấu hao nhiều thì tổng tài sản cùng loại sẽ là âm và lợi nhuận trên vốn sẽ bị đánh thuế. Bằng cách này sẽ giảm bớt đƣợc chi phí quản lý và tuân thủ;
- Các tiêu chí ƣu đãi thuế khá phức tạp và cần đƣợc đơn giản hoá. Ngoài ra, việc miễn giảm thuế thuế có thời hạn đều không có lợi về chi phí và cần loại bỏ dần.
Kiến nghị cải cách các văn bản luật về thuế
Đơn giản hóa các sắc thuế sẽ mang lại hiệu suất kinh tế cao hơn.
Trong thuế GTGT, thông lệ không qui định ngƣỡng phải đăng ký hiện hành đã đẩy các doanh nghiệp nhỏ vào hệ thống thuế GTGT. Làm nhƣ vậy là không theo thông lệ quốc tế. Cần qui định một mức nào đó, trong đó phải cân nhắc giữa chi phí quản lý và mức tăng thu. Bằng cách đó sẽ giúp tập trung vào quản lý các đối tƣợng nộp thuế lớn, đồng thời áp dụng chế độ thuế đơn giản đối với những đối tượng dưới ngưỡng qui định. Hệ thống hoàn thuế GTGT cũng cần phải đơn giản hóa nhằm giảm chi phí tuân thủ và giải quyết vấn đề tiền mặt mà các doanh nghiệp phải đối mặt.
Thuế TNDN hiện cũng đang áp dụng nhiều thuế suất tỉ lệ khác nhau, trong đó thuế suất phổ thông là 25%. Mức cao từ 32 đến 50% áp dụng cho dầu, khí và tài nguyên thiên nhiên hiếm khác và ngoài ra còn có thuế suất thấp tỉ lệ từ 20% và đến 10% nữa.
Điều này đã làm cho công tác quản lý trở nên phức tạp. Ngoài ra, chế độ thuế TNDN hiện nay cũng áp dụng các qui tắc khấu hao phức tạp.
Thuế TNCN cũng cần phải đơn giản hóa. Hiện nay qui định 7 nhóm thu nhập bậc thuế, trong khi chỉ cần 4 nhóm bậc nhƣ trong chế độ cũ là có thể đã đủ đảm bảo tính lũy tiến của loại thuế này. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nếu qui định quá nhiều nhóm thu nhập bậc thuế sẽ làm phức tạp công tác quản lý và khuyến khích trốn thuế trong khi không có nhiều tác dụng tạo ra công bằng. Đáng chú ý là các nhóm này không được điều chỉnh theo lạm phát và sẽ dẫn đến tăng số người nộp thuế tiềm năng vốn đã cao. Do các hộ kinh doanh sẽ chuyển từ thuế TNDN sang thuế TNCN nên thuế suất tối đa trong thuế TNCN cũng cần phải bằng mức tương ứng trong thuế TNDN. Với mức 35% nhƣ hiện nay thì thuế suất này cao hơn rất nhiều.
Tuy kết quả hoạt động chung là tốt nhƣng hệ thống thuế Việt Nam vẫn chƣa cân bằng. Có thể áp dụng các biện pháp nhƣ gộp các loại thuế, phí và lệ phí nhỏ vào thành
các nhóm lớn, nhƣng nhƣ thế sẽ làm cho hệ thống trở nên phức tạp không cần thiết.
Trong khi đó, các loại thuế có tiềm năng ảnh hưởng tới việc phân bổ nguồn lực và giảm thiểu lãng phí vẫn còn thiếu. Đồng thời, thuế TNCN phổ thông đang đƣợc áp dụng hiện nay sẽ không thể làm tăng số thu ngay.
Kiến nghị cải cách cơ quan thuế
Ngành thuế là một trong những đơn vị hành chính công lớn nhất Việt Nam. Ngành thuế đƣợc phân thành 3 cấp quản lý: cao nhất là Tổng Cục Thuế tại Hà nội, tiếp theo là 63 Cục thuế, và cuối cùng là 649 Chi cục thuế cấp huyện. Tổng Cục Thuế có nhiệm vụ thu các loại thuế nội địa cơ bản, trong đó: thuế GTGT, thuế TNDN, Thuế tiêu thụ đặc biệt, và Thuế tài nguyên với số thu chiếm trên 2/3 tổng thu thuế nội địa. Tổng Cục Thuế cũng có nhiệm vụ thu một số khá lớn các loại thuế nhỏ nhƣ thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế đất và thuế nhà đất ở và thuế kinh doanh nhỏ.
Một số vấn đề cốt yếu cần giải quyết bao gồm chuyển ƣu tiên thu thuế từ biên giới vào thị trường nội địa, giảm phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu thô, tập trung hơn vào doanh nghiệp tư nhân và ít tập trung hơn vào doanh nghiệp nhà nước và đầu tư nước ngoài, điều chỉnh theo hướng tự đánh giá, tự khai tự nộp thay vì thanh kiểm tra, áp dụng qui trình hiện đại phục vụ người nộp thuế và áp dụng mẫu biểu điện tử để người đóng nộp thuế sử dụng lưu hồ sơ của mình.