CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ CÁC CHỈ BÁO KINH TẾ VĨ MÔ
2.3. Mối quan hệ giữa thuế và các chỉ báo kinh tế vĩ mô
2.3.2. Một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa thuế và các chỉ báo
2.3.2.1 Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới
Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đều phát hiện ra rằng: hầu hết các cấu trúc thuế đều rất quan trọng và có liên quan với sự phát triển kinh tế trong một quốc gia.
Nghiên cứu của Hinrisch (1966) và Musgrave (1969 ) đã kiểm định mối liên hệ giữa tỷ lệ giữa tỷ lệ tổng giá trị thu thuế so với tổng sản phẩm quốc nội và thấy nó là tương đối thấp ở các nước đang phát triển. Điều đó cho thấy, ở các quốc gia đang phát triển, không có tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Điều đó cũng hàm ý, nếu loại bỏ các yếu tố hỗ trợ chính sách thuế, hệ thống thuế đó chƣa đồng bộ với trình độ phát triển của nền kinh tế; và trong tương lai, cần phải điều chỉnh chính sách thuế cho phù hợp với thực tế của nền kinh tế.
Một trong những nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi Marsden (1983) đề cập đến việc thay đổi chính sách thuế sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch kinh tế.
Một trong những nghiên cứu tập trung vào các nước châu Phi của Leuthold (1991) đã chứng minh tác động của thuế tới GDP trong giai đoạn 1973-1981 bằng phương pháp hồi quy OLS. Từ nghiên cứu của mình, Leuthold (1991) đã kết luận ngành nông nghiệp sẽ chịu tác động của thuế một cách mạnh mẽ. Nghiên cứu đã gợi mở cho những người làm chính sách hướng giải quyết để hỗ trợ cho các ngành trong nền kinh tế, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Các mức thuế sẽ tạo ra các hiệu ứng khác nhau đến tăng trưởng kinh tế và các biến số kinh tế vĩ mô khác như mức độ tham nhũng (Ghura, 1998).
Nghiên cứu của Eric M.Engen và Jonathan Skinner (1996) về chính sách thuế và tăng trưởng kinh tế đã kết luận: (1) chính sách thuế có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Nếu giảm trung bình 2,5 điểm phần trăm của thuế thì kỳ vọng trong dài hạn sẽ tăng từ 0,2 đến 0,3 điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế. (2) cơ cấu của hệ thống thuế vô cùng quan trọng với tăng trưởng kinh tế. Việc thay đổi cơ cấu kinh tế cũng có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế. Những phát hiện của tác giả một lần nữa khẳng định vai trò của chính sách thuế đến việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là bằng chứng khoa học và có ý nghĩa vì đã lượng hóa được mối quan hệ giữa thuế và tăng trưởng kinh tế.
Theo Gober và Burns (1997), nền kinh tế của mỗi quốc gia có thể chịu ảnh hưởng khác nhau do ảnh hưởng của mỗi thành phần thuế. Nghiên cứu này đã kiểm định lại giả thuyết trên và mở rộng kiểm định với việc thay đổi cấu trúc thuế của quốc gia này với kinh tế của các quốc gia khác. Nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ giữa khoản thu thuế đƣợc với 3 chỉ số kinh tế là sự thay đổi của GNP, sự thay đổi của tiết kiệm và sự thay đổi của đầu tƣ – những chỉ số đại diện cho sự biến động của nền kinh tế và phản ứng của người đóng thuế với cấu trúc thuế ở 18 nước công nghiệp trong vòng hơn 25 năm. Kết quả chỉ ra rằng cấu trúc thuế của một quốc gia có tác động lớn tới 3 chỉ số kinh tế không chỉ ở quốc gia đó mà còn tác động lan tỏa tới các quốc gia khác.
Điều đó ngầm định một quốc gia có thể tác động đến các quốc gia khác bằng nhiều cách, một trong các cách đó là chính sách thuế nội địa của quốc gia. Dựa trên nghiên cứu này, tác giả lý giải đƣợc tại sao thuế tiêu thụ đặc biệt tại Ireland lại cao hơn bốn lần so với tại Mỹ (Gold, 1991). Đây là những phát hiện rất giá trị của tác giả và là căn cứ quan trọng để điều chỉnh chính sách thuế của quốc gia.
Agbeyegbe (2004) cũng nghiên cứu về các quốc gia Châu Phi, trong đó có 22 quốc gia ở vùng cận Sahara trong giai đoạn 1980-1996. Nghiên cứu của ông nhằm xem xét ảnh hưởng của thuế doanh thu tới tự do hóa thương mại. Ông tập trung vào 3 thành phần trong tổng doanh thu thuế (thuế thu nhập, thuế thương mại quốc tế và thuế hàng hóa, dịch vụ). Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa các loại thuế trên tới các biến số kinh tế vĩ mô. Tỷ lệ lạm phát cao ở một nước sẽ buộc chính phủ phải tăng thuế đối với hàng hóa và dịch vụ bằng cách tăng giá và ổn định tiêu dùng và chi tiêu tổng hợp.
Cùng với đó, thuế tiêu thụ đặc biệt trên một số sản phẩm có thể bị ảnh hưởng với sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát (Tanzi, 1989).
Nghiên cứu của nhà kinh tế học Mahdavi (2008) cho thấy, ảnh hưởng của tăng thuế sẽ làm giảm tăng trưởng ở các nước đang phát triển. Do tác động bởi các cuộc khủng hoảng tài chính trong vài thập kỷ qua, một số nước đang phát triển đã kích thích phát triển nền kinh tế bằng cách giảm mức thuế. Nghiên cứu cũng chỉ ra việc cấu trúc lại thuế bao gồm thay đổi mức thuế và thành phần trong hệ thống thuế ở các nước đang phát triển là hết sức cần thiết. Trong mối liên hệ đó, chúng ta làm rõ mô hình đối với tổng doanh thu thuế và từng thành phần của nó, bằng cách ƣớc lƣợng dữ liệu hỗn hợp ở các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm 1973-2002. Nghiên cứu phát
hiện ra một số biến tác động đến cả mức và cơ cấu của thuế, trong khi đó một số biến chỉ tác động đến mức thuế. Nghiên cứu cũng đề cập đến ảnh hưởng của thuế thu nhập, lợi nhuận và vốn trong mối liên hệ với lạm phát và đầu tƣ. Dựa trên nghiên cứu của mình, ông kết luận: khi tỷ lệ lạm phát tăng lên, các hộ gia đình sẽ bảo vệ tài sản của mình bằng cách thay thế nó với các tài sản bị đánh thuế ít hơn.
Nghiên cứu của Taufik Abdul Hakim and Imbarine Bujang (2012) về mối quan hệ của các loại thuế tới GDP, tiết kiệm và đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại các quốc gia có thu nhập cao, thu nhập trung bình, trên trung bình, dưới trung bình và thấp.
Với 3 mô hình nghiên cứu:
GDP = f(các loại thuế và lạm phát);
SAV = f(các loại thuế và lạm phát);
FDI = f(các loại thuế và lạm phát)
Cùng các kỹ thuật phân tích số liệu: kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định tư tương quan chuỗi và hồi quy OLS. Taufik Abdul Hakim and Imbarine Bujang (2012) đã đƣa ra các kết luận là có mối liên hệ giữa các loại thuế tới FDI, SAV, GDP và mối liên hệ này đôi đổi tùy vào nhóm quốc gia thu nhập là cao, thấp, trung bình, trên, dưới trung bình. Nghiên cứu của tác giả không chỉ có giá trị thực tiễn với 12 quốc gia thuộc OECD mà còn là tài liệu tham khảo rất có giá trị để các nhà nghiên cứu trên thế giới áp dụng với quốc gia của mình, trong đó có các nhà nghiên cứu Việt Nam.
2.3.2.2 Một số mô hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, không có nhiều nghiên cứu trong nước đánh giá mối quan hệ giữa thuế và các chỉ báo kinh tế vĩ mô. Các nghiên cứu trong nước về vấn đề này thường là các nghiên cứu mang tính định tính, tập trung đánh giá tác động của thuế với các vấn đề kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội.
Trong nghiên cứu “Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” của tác giả Mai Đình Lâm (2012) đã dựa trên nền tảng lý thuyết về phân cấp tài khóa và tăng trưởng, để xây dựng 3 mô hình đo lường phân cấp tài khóa với dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1990 đến 2011. Trong giới hạn nguồn dữ liệu và mô hình nghiên cứu, luận án đã phát hiện: Phân cấp thu ngân sách tác động tích cực của đến tăng trưởng. Tuy nhiên, chưa phát hiện mối quan hệ giữa chuyển giao tài khóa với tăng
trưởng kinh tế. Thêm vào đó, nghiên cứu lại phát hiện tác động tích cực của độ mở thương mại lên tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế của năm hiện tại chịu tác động mạnh bởi tăng trưởng kinh tế của năm trước đó. Những phát hiện của nghiên cứu là tiền đề để điều chỉnh chính sách thuế cũng nhƣ phân cấp ngân sách hợp lý hơn trong tương lai.
Trong nghiên cứu “Cải cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống hiệu quả và công bằng hơn” của các tác giả Gangadha Prasad Shukla, Phạm Minh Đức, Michael Engelschalk, Lê Minh Tuấn (2011). Nghiên cứu đã làm sáng tỏ một số vấn đề mà Việt Nam sẽ gặp phải trong quá trình cải cách quản lý thuế và chính sách thuế. Nghiên cứu đã làm rõ khung pháp lý cho quản lý Thuế; mức độ tuân thủ và nguyên nhân thất thoát nguồn thu thuế; quản lý hệ thống thuế; cải cách thuế ở Việt Nam; hệ thống thuế ở Việt Nam. Đây là tài liệu rất tốt về hệ thống thuế ở Việt Nam và hỗ trợ tích cực cho các nhà nghiên cứu cũng như các sinh viên, người yêu thích muốn tìm hiểu về hệ thống thuế Việt Nam
Trong các nghiên cứu, cách tiếp cận của Taufik Abdul Hakim and Imbarine Bujang (2012) trong nghiên cứu “The Impact and Consequences of Tax Revenues’ Components on Economic Indicators: Evidence from Panel Groups Data”, là chương thứ 5 của tác phẩm “International Trade from Economic and Policy Perspective” phù hợp với điều kiện của Việt Nam vì các lý do:
+ Phương pháp nghiên cứu là hồi quy, tương đối dễ dàng trong việc áp dụng và cho kết quả khá chính xác.
+ Các biến độc lập trong mô hình nhƣ: thuế và các thành phần có thuế có thể thu thập đƣợc và có hệ thống.
+ Các biến phụ thuộc của mô hình như tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể đại diện cho các chỉ báo kinh tế vĩ mô và dễ dàng thu thập.
+ Mô hình tương đối dễ hiểu có thể phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt cả những đối tƣợng không làm trong lĩnh vực tài chính, không có kiến thức cơ bản về lĩnh vực này.
+ Thời gian khảo sát của nghiên cứu này kết thúc vào năm 2009, khá gần về mặt thời gian nên gần tương đồng với tình hình kinh tế hiện nay. Kết quả của nghiên cứu này có thể sử dụng làm tiêu chí để đánh giá kết quả nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được lựa chọn là hồi quy. Đây là phương pháp được sử dụng phố biến và cho kết quả tốt trong các nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa một yếu tố với các yếu tố khác. Trong đề tài, là mối quan hệ nhân quả giữa các biến số thuế ảnh hướng tới tình hình kinh tế vĩ mô.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 đã cho chúng ta cái nhìn tổng quan, các khái niệm về thuế và các chỉ báo kinh tế vĩ mô, cũng nhƣ mối quan hệ phức tạp giữa thuế và các chỉ báo kinh tế đó. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy đƣợc mối quan hệ giữa thuế và các chỉ báo qua các nghiên cứu trước đây của các nhà kinh tế học trên thế giới. Từ đó, chúng ta nghiên cứu, lựa chọn và đề xuất mô hình nghiên cứu của Taufik Abdul Hakim and Imbarine Bujang (2012) để tiến hành nghiên cứu. Việc nghiên cứu cụ thể sẽ đƣợc tiến hành trong các chương tiếp theo.