Năm 2010, có những bước tiến lớn liên quan đến việc cắt giảm vũ khí hạt nhân và vũ khí tấn công chiến lược. Mỹ và Nga đã ký kết START 2, hiện đang trong quá trình phê chuẩn và bắt đầu triển khai kiểm kê và phá hủy các vũ khí chiến lược theo Hiệp ước này. Hội nghị Thượng đỉnh về an ninh hạt nhân tháng 4/2010 đã nhất trí vấn đề bảo đảm an ninh hạt nhân cần được giải quyết trong tổng thể việc giải trừ, không phổ biến vũ khí hạt nhân và sử dụng hoà bình năng lượng hạt nhân, tăng cường thực hiện Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, thúc đẩy để Công ước cấm thử hạt nhân toàn diện sớm có hiệu lực. Tuy nhiên, vấn đề vũ khí hạt nhân của I- ran, Bắc Triều Tiên tiếp tục là những điểm nóng.
Chạy đua vũ trang về vũ khí thông thường đang có chiều hướng gia tăng ở nhiều khu vực, nhất là những khu vực có các điểm nóng về khủng bố, xung đột sắc tộc, bạo loạn, tranh chấp lãnh thổ… Tại Đông Á, nhiều nước tăng cường mua sắm, hiện đại hóa quân đội, nhất là hải quân và không quân.
Mỹ và Nga có thể sẽ hoàn tất việc phê chuẩn START 2. Việc triển khai cắt giảm kho vũ khí hiện tại sẽ được Mỹ và Nga tiến hành song song với việc tăng cường hiện đại hóa vũ khí chiến lược. Trong khi đó, vấn đề hạt nhân I-ran, Bắc Triều Tiên tiếp tục phức tạp.
Chạy đua vũ trang về vũ khí thông thường tiếp tục chiều hướng gia tăng do: (i) nhiều điểm nóng vẫn chưa có giải pháp, đe dọa hòa bình và an ninh của các khu vực; (ii) tranh chấp lãnh thổ, tài nghuyên ở một số khu vực đang có xu hướng tăng lên; (iii) một số nước lấy cớ chống khủng bố, cướp biển v.v. để đẩy mạnh mua sắm vũ khí và trang thiết bị quân sự, tăng cường tập trận để gia tăng ảnh hưởng chiến lược ở khu vực.
Ba khu vực trọng điểm về chạy đua vũ trang là Trung Đông, Nam Á và Đông Á.
Trung Đông và Nam Á chạy đua về đủ loại vũ khí. Đông Á thiên về tăng cường hải quân, phòng không- không quân; an ninh trên biển được ưu tiên, do đó chạy đua vũ trang trên biển sẽ nóng hơn. Châu Âu có xu hướng cắt giảm chi tiêu quốc phòng do kinh tế khó khăn và gần đây quan hệ NATO- Nga đã được cải thiện.
Trung Quốc có khả năng sẽ nổi lên thành nhà cung cấp lớn trên thị trường mua bán vũ khí thông thường, bên cạnh Mỹ và Nga.
2. TTììnnhh hhììnnhh BBiiểểnn ĐĐôônngg
Từ đầu năm 2009 đến nay, đặc biệt trong năm 2010, tình hình liên quan đến Biển Đông có nhiều động thái mới tác động nhiều chiều tới việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc triển khai nhiều hoạt động nhằm khẳng định “chủ quyền” của mình tại Biển Đông. Việc Trung Quốc có những bước đi mạnh mẽ, tăng cường sức mạnh quân sự, đẩy mạnh các hoạt động ở Biển Đông, coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” đã thực sự thách thức vai trò và lợi ích của Mỹ ở khu vực, gây mối lo ngại đối với các nước ven Biển Đông.
Trong bối cảnh đó, Mỹ đã có những điều chỉnh khá mạnh chính sách đối với Biển Đông.
Lần đầu tiên Mỹ khẳng định có “lợi ích quốc gia” ở Biển Đông; phản đối sự cản trở quyền tự do hàng hải; nêu rõ Biển Đông không chỉ liên quan đến các nước ven biển mà cả cộng đồng quốc tế;
phản đối hành động mang tính ép buộc trong giải quyết tranh chấp Biển Đông ; ủng hộ giải pháp Biển Đông trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và DOC 2002. Trên thực địa, Mỹ tăng cường sự hiện diện của hải quân ở Biển Đông. Tàu chiến và máy bay Mỹ hoạt động với tần suất dày hơn, phạm vi rộng hơn ở Biển Đông. Mỹ chủ động tăng cường quan hệ quân sự với các nước trong khu vực, bao gồm cả diễn tập quân sự.
Các hoạt động mạnh mẽ của Trung Quốc và sự chuyển biến trong chính sách của Mỹ gần đây đã có tác động đến quan điểm của các nước ASEAN và các nước khác trong vấn đề Biển Đông, thể hiện rõ tại các hội nghị ASEAN năm 2010. Trước phản ứng của Mỹ, các nước ASEAN
và các nước liên quan , mấy tháng cuối năm Trung Quốc phần nào điều chỉnh chính sách theo hướng „mềm hơn”, tăng cường ngoa ̣i giao kinh tế, nhằm tránh bi ̣ cô lâ ̣p và vãn hồi hình ảnh quốc gia phần nào đã bi ̣ ảnh hưởng.
Trung Quốc không từ bỏ chính sách tăng cường kiểm soát Biển Đông, nhưng trong năm 2011, ít nhất là nửa đầu năm, Trung Quốc có thể có một số điều chỉnh nhằm giảm bớt căng thẳng do những phản ứng quốc tế bất lợi gần đây. Mặt khác, các áp lực nội bộ và quan niê ̣m về “chủ quyền ta ̣i ngã” khiến Trung Quốc nhiều khả năng s ẽ vẫn thực hiện một số hành đô ̣ng “thực thi chủ quyền” trên thực đi ̣a . Trong thời gian tới, một mặt, Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động trên thực địa như tuần tra, diễn tập quân sự, bắt giữ tàu cá, thăm dò dầu khí tại các khu vực Trung Quốc kiểm soát. Mặt khác, cũng sẽ tăng cường tìm cách phân hóa ASEAN trong vấn đề Biển Đông , thông qua việc tranh thủ , lôi kéo một số nước ASEAN , nhất là những nước không có lợi ích trực tiếp ở Biển Đông , biê ̣n pháp chính là dù ng các đòn bẩy về kinh tế. Tuy nhiên, trước phản ứng mạnh và quyết tâm can dự của Mỹ, cũng như sự lo ngại gia tăng của các nước liên quan và cộng đồng quốc tế trước hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, Trung Quốc cũng buộc phải tính toán bước đi và hoạt động thích hợp nhằm tránh đối đầu căng thẳng với Mỹ, không đẩy các nước trong khu vực ngả theo Mỹ và tránh bi ̣ cô lâ ̣p trên trường ngoa ̣i giao.
Mỹ nhiều khả năng sẽ tiếp tục thúc đẩy xu thế quốc tế hóa vấn vấn đề Biển Đông và qua đó tập hợp lực lƣợng ngăn chặn, kiềm chế Trung Quốc. Mỹ đã công khai lộ trình tăng cường, củng cố vai trò, mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Sự cọ sát Trung- Mỹ sẽ gia tăng và chi phối diễn biến tình hình ở Biển Đông. Xét tới chủ trương và lợi ích chiến lược của mỗi nước ở khu vực Biển Đông cũng như bản chất “vừa hợp tác vừa đấu tranh”
của quan hệ Trung- Mỹ, có nhiều khả năng cạnh tranh Trung- Mỹ sẽ tiếp tục kéo dài.
Năm 2011, vấn đề Biển Đông, đặc biệt là việc triển khai DOC và thúc đẩy COC, có thể có thêm bước tiến tích cực, với việc In-đô-nê-xia làm Chủ tịch ASEAN. In-đô-nê-xia là bên trung lâ ̣p, có vị thế khu vực quan trọng và cũng có lợi ích trong vấn đề Biển Đông . Tuy vâ ̣y, In- đô-ne-xia quan tâm đến vấn đề Biển Đông sẽ không phải là tro ̣ng tâm như năm Viê ̣t Nam là chủ
tịch ASEAN. Viê ̣c đưa vẫn đề Biển Đông ra bàn ta ̣i các khuôn khổ ASEAN nhiều khả năng sẽ
vẫn tiếp tu ̣c, tuy nhiên mức đô ̣ có thể không cao như năm 2010. ASEANcó thể sẽ tiếp tục quan tâm hơn đến Biển Đông nhưng khó có thể có được một lập trường chung trong vấn đề này.
3.3. TTììnnhh hhììnnhh BBáánn đđảảoo TTrriiềềuu TTiiêênn
Những năm gần đây, Bán đảo Triều Tiên đã trải qua nhiều biến động. Mặc dầu đầu năm 2010 quan hệ liên Triều có một số dấu hiệu khôi phục, vụ chìm tàu Cheon-an như một gáo nước lạnh, đẩy quan hệ liên Triều vào tình trạng căng thẳng nhất trong 15 năm qua, làm ngưng trệ tiến
trình nối lại đàm phán 6 bên, đồng thời gây thêm mâu thuẫn giữa các nước Trung, Nga, Hàn, Mỹ, Nhật... Bất chấp các nỗ lực tham vấn lẫn nhau giữa các nước liên quan, tích cực nhất là Trung Quốc nhằm thúc đẩy mở lại đàm phán 6 bên, tình hình càng trở nên căng thẳng hơn sau khi tiếp tục xảy ra vụ đụng độ bằng đạn pháp giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc trên đảo Yeonpyeong- nằm cách đường hải giới chia tách hai nước chỉ 3km. Về nội bộ, Triều Tiên đã bắt đầu công khai hóa và đẩy nhanh quá trình chuyển giao quyền lực.
Diễn biến tình hình bán đảo Triều Tiên sẽ rất phức tạp và khó đoán định, quan hệ liên Triều sẽ xen lẫn giữa căng thẳng và đối thoại, hoặc thay thế nhau nổi lên từng thời điểm. Sự kiện hai bên nã pháo vào nhau một lần nữa làm nóng trở lại quan hệ vốn chưa trở lại bình thường giữa hai miền sau vụ chìm tàu và gây thêm rủi ro leo thang xung đột. Đàm phán giải quyết vấn đề hạt nhân phụ thuộc nhiều vào tình hình cụ thể của mối quan hệ liên Triều. Chính sách của Triều Tiên sẽ không có thay đổi lớn do Chủ tịch Kim Châng In vẫn nắm quyền lực tối cao, ban lãnh đạo cấp cao đều là những nhân vật kỳ cựu, nhưng việc chuyển giao quyền lực ở Triều Tiên cũng như vấn đề sức khỏe của Chủ tịch Kim Châng In sẽ là những yếu tố chứa ẩn số có thể gây ra những thay đổi bất ngờ.
Mỹ, Trung Quốc và các nước liên quan có thể sẽ tìm cách khuyên can và gây áp lực cần thiết để làm dịu tình hình, không để xung đột leo thang dẫn đến chiến tranh. Trong bối cảnh hiện nay, leo thang xung đột và trở thành chiến tranh sẽ không phù hợp với lợi ích của cả Triều Tiên và Hàn Quốc cũng như các nước có liên quan khác. Mỹ cũng có thể sẽ lợi dụng chuyện này để tăng cường cam kết quân sự tại khu vực Đông Bắc Á hơn. Trung Quốc có thể có những điều chỉnh chính sách cứng rắn hơn với Bắc Triều Tiên.
Không loại trừ khả năng Hàn Quốc đẩy mạnh vũ trang, thậm chí tính đến việc phát triển vũ khí hạt nhân. Gần đây khi có thông tin Triều Tiên đã xây dựng một nhà máy làm giàu urani mới với công nghệ hiện đại, Lãnh đạo Hàn Quốc đã nói tới khả năng Hàn Quốc phát triển vũ khí hạt nhân để đối phó với Triều Tiên.