Tình hình xây dựng “cộng đồng” ASEAN

Một phần của tài liệu Đề cương cao học quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại việt nam (Trang 56 - 64)

I. TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG ASEAN

2. Tình hình xây dựng “cộng đồng” ASEAN

2.1. Tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN và ở khu vực Đông Á nói chung

Không như châu Âu, các quốc gia đã có hàng trăm năm hoặc hơn thế giao lưu, hoặc tự nguyện hoặc bị ép buộc bởi các đế chế siêu quốc gia hùng mạnh, do vậy đã hình thành một cộng đồng tự nhiên chia sẻ các giá trị, lịch sử, văn hóa chung, Đông Nam Á không phải là một cộng đồng tự nhiên. Các quốc gia Đông Nam Á bị chia rẽ không chỉ bởi địa lý, mà còn bởi các yếu tố sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa, và cả do các nhân tố ngoại bang thuộc địa cũng như ảnh hưởng của các nước lớn bên ngoài. Do vậy, tiến trình xây dựng cộng đồng ở Đông Nam Á có khởi điểm thấp hơn nhiều so với các khu vực khác.

Việc ASEAN ra đời không hẳn là sự khởi đầu của tiến trình xây dựng cộng đồng Đông Nam Á, bởi vì trước ASEAN các nước Đông Nam Á đã có xu hướng xích lại gần nhau và xây dựng các tổ chức riêng như ASA, Maphilindo nhưng không thành. Khi ASEAN ra đời, tiến trình hội nhập khu vực mới thực sự có bước tiến thực chất.

Hội nhập kinh tế

Tuy ngay từ khi ra đời ASEAN đã có hợp tác trong lĩnh vực chính trị và kinh tế, và đã có những lúc sự hợp tác đó khá chặt chẽ (như trong vấn đề Cămpuchia, vấn đề thương mại với EU, Úc…), nhưng quá trình liên kết chỉ thực sự bắt đầu sau khi chiến tranh lanh kết thúc, bắt đầu bằng tiến trình hội nhập trên lĩnh vực kinh tế. Hội nhập kinh tế ASEAN dựa trên ba trụ cột gồm các chương trình hội nhập trong khuôn khổ AFTA, Hiệp định Khung ASEAN về dịch vụ và Sáng kiến về Khu vực Đầu tư ASEAN. Như vậy, mức độ hội nhập của ASEAN được đánh giá dựa trên các chỉ số cụ thể gồm thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tự do hóa thương mại trong lĩnh vực dịch vụ. Năm 1992 các nước ASEAN quyết định đưa hợp tác kinh tế ASEAN lên một tầm cao mới thông qua việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Mục tiêu chủ yếu của AFTA là tự do hóa thương mại, loại bỏ các hàng rào thuế quan trong nội bộ khu vực; thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc hình thành một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất và nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN trên thị trường thế giới.38

Mục tiêu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN ghi nhận trong Hiến chương là tiến tới xây dựng Thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất biến ASEAN thành một khu vực kinh tế năng động và có khả năng cạnh tranh cao. Thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất ASEAN tới năm 2015 sẽ chỉ bao gồm 5 đặc tính cơ bản sau: (1) tự do thương mại hàng hóa; (2) tự do thương mại dịch vụ; (3) tự do đầu tư; (4) di chuyển vốn tự do hơn; (5) doanh nhân, các chuyên gia và nhân tài đi lại thuận lợi. Với các đặc tính này, Thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất của ASEAN khác cơ bản thị trường duy nhất Châu Âu ở các điểm chính sau: i) không phải là một liên minh thuế quan; ii) không có một chính sách tài chính chung; iii) không có một chính sách tiền tệ chung (không có Ngân hàng Trung ương và đồng tiền chung). Ngoài ra, thị trường Châu Âu còn cho phép vốn di chuyển tự do, thị trường lao động gần như hoàn toàn tự do39 và việc đi lại gần như không biên giới (trong khối Schengen), là mức độ liên kết mà trước mắt, ASEAN sẽ chưa đạt được.

Một trong năm trụ cột của thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất này là tự do đầu tư. Việc hình thành một cơ chế đầu tư mở và tự do có vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng cạnh tranh, thu hút FDI và tăng cường đầu tư nội khối của ASEAN. Hợp tác ASEAN trong việc thúc đẩy dòng đầu tư được thực hiện thông qua Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN

38 Bộ Ngoại giao: Sổ tay kiến thức đối ngoại 2002.

39 Một số nước phát triển trong EU như Đức, Áo vẫn duy trì giấy phép lao động đối với các nước Đông Âu tới năm 2011.

(AIA) 1998 và Hiệp định Thúc đẩy và Bảo vệ đầu tư năm 1987, gộp chung lại gọi là Hiệp định Đảm bảo Đầu tư ASEAN (IGA).

Tháng 2/2009, các nước thành viên đã ký kết Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA), sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2009. ACIA là một hiệp định toàn diện gồm tự do hóa, bảo vệ, khuyến khích và thúc đẩy đầu tư. Với việc ký kết ACIA, ASEAN tiếp tục duy trì vị thế là khu vực nhận được nguồn FDI lớn. Trong năm 2008 mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu tác động tiêu cực, nhưng dòng FDI vào ASEAN vẫn đạt 60.2 tỉ đô la.40 EU, Mỹ, Nhật Bản vẫn là những nhà đầu tư lớn nhất vào ASEAN.

Tuy nhiên, ASEAN vẫn còn phải nỗ lực hơn nữa trong thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.

Ví dụ, những nội dung quan trọng và nhạy cảm khác của tự do hóa thương mại như xuất xứ hàng mới bước đầu được đề cập đến để xây dựng các quy tắc ứng xử chung. Một khó khăn nữa trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực là sự khác biệt về trình độ phát triển41 giữa các nước thành viên ASEAN cũ và mới, và cả giữa các nước thành viên cũ với nhau đã và đang đặt ra những thách thức lớn khi ASEAN bắt đầu đưa hợp tác khu vực đi vào chiều sâu, quyết định đẩy thời hạn xây dựng Cộng đồng lên sớm hơn 5 năm từ năm 2020 lên 2015. Sự phát triển mạnh mẽ của các thực thể kinh tế khác như Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt trong cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng tạo sức ép lớn đối với ASEAN. Do đó, tầm quan trọng của vấn đề thu hẹp khoảng cách phát triển đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện của ASEAN như Sáng kiến Hội nhập ASEAN, Kế hoạch Hành động Hà Nội, Tuyên bố Bali II, và Kế hoạch Hành động Viêng-chăn giai đoạn 2004-2010,42 trong đó thu hẹp khoảng cách phát triển vừa là mục tiêu vừa là công cụ.

Về kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển là điều kiện cần để hiện thực hóa mục tiêu hội nhập kinh tế nhằm mang lại cho các nước thành viên những lợi ích từ quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế khu vực. Sự chênh lệnh về trình độ phát triển giữa các nước thành viên có thể làm chậm lại các kế hoạch thành lập thị trường và cơ sở duy nhất của ASEAN và gây cản trở cho các kế hoạch liên kết kinh tế khác trong tươi lai của Hiệp hội. Về chính trị, khoảng cách phát triển được thu hẹp sẽ giúp tăng cường sự gắn kết chính trị giữa các thành viên khi những lợi ích thu được từ quá trình hội nhập kinh tế và tự do hóa thương mại được phân bổ đồng đều giữa các nước, không nhóm nước nào bị thiệt thòi.

40 Như trên.

41 Ví dụ điển hình là chênh lệch về tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người giữa các thành viên: Singapore năm 2003 cao hơn 23 lần so với Myanmar.

42 Tuyên bố của Chủ tịch tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 10 tổ chức tại Viêng-chăn ngày 29/11/2004, “thu hẹp khoảng cách phát triển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hội nhập kinh tế khu vực và là một bộ phận then chốt trong những nỗ lực xây dựng lòng tin để giúp các nước thành viên đương đầu với thách thức.”

Về mặt xã hội, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền trong từng nước và giữa các nước giúp gia tăng mức độ đồng thuận trên những vấn đề liên quan đến hội nhập, giảm bất ổn xã hội trong từng nước thành viên và giữa các thành viên, tạo thuận lợi cho tiến trình hội nhập kinh tế nói riêng và xây dựng cộng đồng nói chung.

Hội nhập chính trị

So với tiến trình liên kết về kinh tế, quá trình hội nhập chính trị của ASEAN có phần chậm hơn. Hội nghị cấp cao ASEAN đầu tiên tại Ba-li In-đô-nê xi-a năm 1976, đã kí hai văn kiện quan trọng là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và Tuyên bố về sự hoà hợp của ASEAN, đề ra các nguyên tắc cơ bản, cơ chế và lĩnh vực hợp tác. Đây là lần đầu tiên hợp tác về chính trik-an ninh được chính thức nêu ra. Xu thế hoà dịu trên thế giới và ở khu vực chính là nguyên nhân sâu xa đưa đến quyết định của Hiệp hội mở rộng hợp tác của ASEAN sang lĩnh vực an ninh. Tuyên bố cấp cao Xing-ga-po (1992) khẳng định “ASEAN sẽ tìm kiếm các hình thức cho các nước thành viên tham gia vào lĩnh vực hợp tác mới vầ các vấn đề an ninh”. Các nhà Lãnh đạo ASSEAN còn quyết định xúc tiến một tiến trình đối thoại đa phương trong khu vực về hợp tác an ninh trên cơ sở sử dụng những cơ chế sẵn có như Hội nghị sau Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM-PMC). TRên cơ sở này , ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực chính trị-an ninh và thành lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (SEANWFZ), ra Tuyên bố Ma-ni-la về tình hình biển Đông, tăng cường sự phối hợp giữa ASEAN với LHQ về vấn đề chính trị-an ninh...

Một phát triển quan trọng đánh dấu thay đổi trong quan niệm an ninh của các nước trong khu vực là việc hình thành Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) thành lập tháng 7/1994, là diễn đàn để đối thoại và hợp tác giữa các thành viên về các vấn đề chính trị-an ninh khu vực; tiến triển qua 3 giai đoạn theo trình tự từ xây dựng lòng tin (CBM) đến ngoại giao phòng ngừa (PD) và cuối cùng là xem xét phương cách giải quyết xung đột; tiếp cận các vấn đề theo quan điểm an ninh toàn diện, kể cả về chính trị, kinh tế-xã hội và các vấn đề xuyên quốc gia. Hoạt động của ARF theo nguyên tắc tiệm tiến, với tốc độ chấp nhận được với tất cả các thành viên; mọi quyết định phải trên cơ sở tham khảo ý kiến và đồng thuận của tất cả các thành viên; thực hiện trên cơ sở tự nhuyện. ASEAN được coi là động lực chính của Diễn đàn; và các hoạt động của ARF và cơ bản dựa trên các tập quán và phương thức làm việc của ASEAN.

Bên cạnh diễn đàn ARF, ASEAN còn tiến hành đối thoại về các vấn đề chính trị-an ninh khu vực và thế giới cùng quan tâm với tất cả các nước Đối thoại tại diễn đàn Hội nghị sau Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN hàng năm (AMM-PMC) và trong cơ chế đối thoại cấp Thứ trưởng Ngoại giao (SOM) giữa ASEAN với Mỹ, Trung quốc, Nga, EU, Nhật và Ấn độ. Tháng 12/1997 tại Kua-la-lam-pua, lần đầu tiên ASEAN đã tiến hành cuộc họp cấp cao không chính thức với Trung quốc, Nhật bản và Hàn quốc (ASEAN+3) và với riêng từng nước này (ASEAN+1).

Những cuộc đối thoại nói trên đã góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhâu, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy hợp tác nhằm bảo đảm hoà bình và ổn định ở Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương.

Tiến trình hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN đang ngày càng mở rộng về phạm vi và chiều sâu, và nay đã mở rộng sang cả kênh quốc phòng, với việc các Bộ trưởng Quốc phòng tổ chức Hội nghị Bộ trưởng hàng năm, và sắp tới sẽ tiếp tục mở rộng đối thoại với Bộ trưởng Quốc phòng các nước đối tác (ADMM+).

Với việc Hiến chương ASEAN được thông qua, ASEAN chính thức chấp nhận sự ràng buộc về pháp lý của một văn kiện chính trị, chấp nhận đề ra và tuân thủ các giá trị chung nêu trong Hiến chương, tức là đã chính thức bước vào giai đoạn hội nhập về chính trị.

2.2. Xây dựng các giá trị chung trong quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2.2.1. Đặc thù đa dạng về giá trị của Đông Nam Á

Đông Nam Á là khu vực bao gồm các quốc gia nước vừa và nhỏ. Ngoại trừ Thái Lan, tất cả các nước khác mới thoát khỏi chế độ thực dân trong vài thập kỷ gần đây, yếu tố can thiệp bên ngoài còn rất nhạy cảm. Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Đông Nam Á lại nằm trong vòng xoáy của cạnh tranh và xung đột giữa hai khối Đông – Tây ở Châu Á – Thái Bình Dương. Do vậy, trong suốt thời gian này, quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của các quốc gia.

Hơn nữa, đa số các nước Đông Nam Á có truyền thống lịch sử quân chủ, người dân chịu sự lãnh đạo của vua. Văn hóa Đông Nam Á có tính cộng đồng cao, ở đó, giá trị của gia đình, xã hội được đề cao hơn vai trò cá nhân. Những yếu tố đó khiến các vấn đề liên quan đến an ninh con người trong giai đoạn trước đây bị xem nhẹ.

Yếu tố đă ̣c biê ̣t quan tro ̣ng đối với việc xây dựng các giá trị phổ quát nói chung hay mô ̣t cơ quan nhân quyền ở Đông Nam Á nói riêng là sự đa dạng trong bản thân các quốc gia và giữa các quốc gia trong khu vực. Những khác biê ̣t đó thể hiê ̣n trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội, tôn giáo v.v… Ở Đông Nam Á có Inđônêsia là quốc gia Đa ̣o hồi lớn nhất thế

giới song cũng có Phi-líp-pin, nơi đa ̣o Thiên chúa phát triển ma ̣nh mẽ hay Thái Lan và Mi-an-ma là nơi đạo Phật có ảnh hưởng lớn đối với nền văn hóa. Bản thân nội bộ Inđônêxia có khoảng 300 nhóm tộc người sống trong các vùng lãnh thổ riêng biệt. Ngoài Đạo Hồi là tôn giáo chính chiếm khoảng gần 90% dân số, ở đây cũng tồn tại nhiều tôn giáo khác như Cơ đốc giáo, Tin Lành, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Khổng giáo v.v... Philipinnes thì có tới 87 ngôn ngữ và các thổ ngữ khác mặc dù tiếng Tây Ban Nha và sau đó tiếng Anh được coi là ngôn ngữ chính ở quốc gia này. Xã hội Malayxia có người Mã Lai, người Hoa, Ấn Độ, thổ dân Sabah và Sarawak. Mỗi dân tộc này lại

có theo tôn giáo khác nhau. Ngườ i Mã Lai là tín đồ theo đạo Hồi, người Hoa theo Phật giáo và Khổng giáo trong khi người Ấn Độ theo Ấn Độ giáo, và người thổ dân theo đạo Hồi hoặc Cơ đốc giáo.43

Về yếu tố li ̣ch sử, các quốc gia ASEAN hình thành trên cơ sở từng là các quốc gia thuộc địa, lại là thuộc địa của nhiều quốc gia khác nhau như Anh (Bru-nây, Malaysia, Myanma, Xing- ga-po), Pháp (Việt Nam, Lào, Campuchia), Hà Lan, Inđônêxia), Tây Ban Nha (Phi-líp-pin). Ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây thể hiện rõ rệt nhất ở nền hành chính của các quốc gia này. Sự khác biệt về mặt cấu trúc nhà nước giữa các quốc gia ASEAN là rất lớn.

Về dân số, trong Hiệp hội có những quốc gia có dân số ít như Bru-nây, Xing-ga-po, dễ

dàng cho việc triển khai các chính sách một cách nhất quán. Tuy nhiên cũng có nước có số dân rất lớn như Inđônêxia, với hơn 200 triê ̣u dân, đứng thứ 4 trên thế giới, sống rải rác tại các vùng miền khác nhau, khiến viê ̣c xây dựng và triển khai mô ̣t chính sách về con người gă ̣p nhiều khó

khăn ngay trong nô ̣i bô ̣ quốc gia, chưa nói phối hợp với các quốc gia khác trong khu vực.

Đáng lưu tâm hơn cả là sự khác biệt quá lớn trong ASEAN về trình độ phát triển kinh tế.

Mức chênh lệch này thể hiện rõ nét nhất ở chỉ số GDP trên đầu người. Các quốc gia thuộc nhóm 6 nước ASEAN cũ là Xing-ga-po, Bru-nây, Malaysia, Thái Lan, Phi-líp-pin và Inđônêxia hầu hết có mức thu nhập bình quân đầu người được xếp vào hàng các quốc gia có thu nhập từ trung bình đến cao. Xing-ga-po và Bru-nây thậm chí có mức thu nhâ ̣p đầu người hàng đầu thế giới. Trong khi đó, 4 nước thành viên mới hầu hết đều bị xếp vào các nước kém phát triển. Chênh lệch giữa nước có thu nhập bình quân tính trên đầu người cao nhất (Xing-ga-po) và nước thấp nhất (Mi-an- ma) tới gần 100 lần (trong khi chênh lêch thu nhập bình quân đầu người giữa nước có thu nhập cao nhất và thấp nhất ở EU chỉ vào khoảng 4 lần). Ngoài ra, chênh lệch giữa các quốc gia trong khu vực còn thể hiện ở trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ và khả năng hội nhập kinh tế khu vực cũng như quốc tế. Khác biệt lớn này ảnh hưởng đến nhận thức, mức độ ưu tiên của từng quốc gia đối với các khía cạnh cụ thể của quyền con người. Điều này cũng có thể gây khó khăn cho các quốc gia thành viên trong việc đạt đến thoả thuận về một loại hình cơ chế nhân quyền nhất định cũng như tổ chức, hoạt động của cơ chế đó, v.v…

Trong bối cảnh đó, các văn kiện quan trọng của ASEAN những năm đầu thành lập chủ yếu tâ ̣p trung vào yếu tố quốc gia và lợi ích mà chưa đề cập nhiều tới yếu tố con người và các giá tr ị chung. Trong Tuyên bố Băng Cốc năm 1967 đánh dấu sự ra đời của ASEAN, tinh thần của văn kiê ̣n tâ ̣p trung vào hợp tác giữa các quốc gia, nhấn ma ̣nh đến yếu tố quốc gia và khu vực hơn là

con người. Duy nhất phần cuối cùng trong mu ̣c 5 của điểm thứ hai trong Tuyên bố này đề cập

43 Trần Khánh, Những vấn đề kinh tế chính trị Đông Nam Á, (Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội, 2006) tr. 55-64.

Một phần của tài liệu Đề cương cao học quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại việt nam (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)