CHƯƠNG 3 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KHẢO SÁT THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI TRUNG TÂM TƯ VẤN HUYỆN GIỒNG RIỀNG
3.2 Thực trạng lượng công tác khảo sát thiết kế công trình xây dựng tại Trung tâm Tư vấn Huyện Giồng Riềng
3.2.2 Công tác quản lý chất lượng sản phẩm khảo sát thiết kế của Trung tâm Tư vấn huyện Giồng Riềng
3.2.2.1 Quy trình quản lý chất lượng các sản phẩm tư vấn thiết kế a. Lưu đồ quá trình
Hình 3.2 Lưu đồ quá trình quản lý chất lượng khảo sát thiết kế b. Mô tả quá trình
1. Thu thập dữ liệu đầu vào và kiểm tra dữ liệu đầu vào Thực hiện liên tục trong quá trình lập dự án /Thiết kế.
2. Lập Đề cương Khảo sát lập dự án/Khảo sát thiết kế
3. Phê duyệt đề cương Khảo sát lập dự án/Thiết kế
- Kiểm tra viên / lãnh đạo phòng nghiệp vụ / lãnh đạo Trung tâm Tư vấn giám định.
- Lãnh đạo phê duyệt Đề cương Khảo sát lập dự án/Khảo sát thiết kế.
4. Lập Đề cương chi tiết chuyên ngành/(khi có yêu cầu)
Chủ nhiệm chuyên ngành căn cứ vào Đề cương Khảo sát lập dự án /Khảo sát thiết kế, Phiếu giao việc, phương án phác thảo bố trí tổng thể để lập Đề cương chi tiết chuyên ngành theo các Hướng dẫn chuyên ngành, lấy xác nhận của Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế.
5. Phê duyệt /Thông qua đề cương chi tiết chuyên ngành
Lãnh đạo Trung tâm tư vấn phê duyệt/thông qua Đề cương chi tiết chuyên ngành sau khi có ý kiến góp ý của kiểm tra viên/lãnh đạo phòng nghiệp vụ.
6. Thiết kế
- Hình thành các phương án - các bài toán chính.
Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế phối hợp với Chủ nhiệm chuyên ngành, trao đổi với Thủ trưởng đơn vị nếu cần để đề xuất:
+ Các phương án thiết kế kèm các thông số kỹ thuật chính.
+ Các bài toán chính và trường hợp tính toán cần áp dụng.
+ Chỉ định các Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn ngành, các quy định, quy chuẩn, hướng dẫn khác cần áp dụng.
+ Dự kiến số lượng bản vẽ, phụ lục, trang thuyết minh.
- Thực hiện tính - vẽ - lập phụ lục - thuyết minh
Thiết kế viên thực hiện tính, vẽ, lập phụ lục, thuyết minh phần việc được giao. Trước khi giao nộp Hồ sơ Dự án/Thiết kế bản thảo cho Chủ nhiệm chuyên ngành, thiết kế
viên phải tự kiểm tra kỹ để hạn chế đến mức thấp nhất lỗi kỹ thuật, tính toán. Hồ sơ lập phải tuân thủ quy định chung.
7. Kiểm tra Hồ sơ Dự án / Thiết kế
- Kỹ thuật viên làm công việc kiểm tra hồ sơ của thiết kế viên thực hiện, Chủ nhiệm chuyên ngành, Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế thẩm tra đồ án trước khi chuyển hồ sơ lên lãnh đạo phòng nghiệp vụ.
- Lãnh đạo phòng phải kiểm tra hồ sơ thiết kế trước khi trình Hồ sơ Dự án/Thiết kế dự thảo với Lãnh đạo Trung tâm tư vấn. Ý kiến kiểm tra phải được ghi trong Phiếu Kiểm tra kỹ thuật theo mẫu.
- Người kiểm tra, giám định phải xác định rõ ràng bằng ký hiệu vào những phần không phù hợp trong hồ sơ kèm ý kiến của mình vào Phiếu Kiểm tra kỹ thuật và chuyển lại cho Chủ nhiệm chuyên ngành/Chủ nhiệm dự án để xem xét sửa chữa, hoàn thiện.
Trường hợp không đạt được sự thống nhất, người giám định ghi ý kiến bảo lưu của mình vào phiếu.
- Sản phẩm thiết kế sau khi sửa chữa phải được kiểm tra, giám định lại và ghi kết quả vào phiếu mới. Công tác kiểm tra, giám định được xem là hoàn thành khi người kiểm tra, giám định ký vào hồ sơ dự án/Thiết kế dự thảo. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì Lãnh đạo Trung tâm Tư vấn là người quyết định cuối cùng.
- Tất cả các phiếu kiểm tra và phiếu Kiểm tra kỹ thuật đều phải lưu giữ tại bộ phận lưu trữ trung tâm để làm cơ sở cho việc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
8. Báo cáo Hồ sơ Dự án/Thiết kế dự thảo
Chủ nhiệm dự án báo cáo Hồ sơ dự án/thiết kế dự thảo trước Lãnh đạo Trung tâm Tư vấn.
9. Thông qua Hồ sơ dự án/thiết kế dự thảo
- Lãnh đạo Trung tâm Tư vấn thông qua Hồ sơ dự án/thiết kế dự thảo. Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu thì phải lập/thiết kế lại (từng phần hoặc toàn bộ). Nội dung thông qua được ghi vào Phiếu Giám định kỹ thuật.
- Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạoTrung tâm Tư vấn bàn bạc thảo luận với các Chủ nhiệm chuyên ngành để:
+ Hoàn thiện Hồ sơ dự án/thiết kế dự thảo để lậpHồ sơ dự án/thiết kế chính thức nếu đã được lãnh đạo Trung tâm Tư vấn thông qua.
+ Lập/Thiết kế lại một phần hoặc toàn bộ Hồ sơ dự án/thiết kế dự thảo để báo cáo lần hai nếu hồ sơ chưa được lãnh đạo Trung tâm Tư vấn thông qua.
10. Lập Hồ sơ dự án/thiết kế chính thức"
Hồ sơ dự án/thiết kế chính thức được phân làm 2 phần gồm: phần thuyết minh (kể cả phụ lục tính toán và báo cáo tóm tắt và phần Bản vẽ.
Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế chỉ đạo các Chủ nhiệm chuyên ngành lập Hồ sơ dự án/thiết kế chính thức theo tên gọi, hình thức hồ sơ được thống nhất cho cả Dự án/Công trình, nhân bản theo số lượng yêu cầu của Hợp đồng.
Đối với Báo cáo phải có đầy đủ chữ ký của các chức danh liên quan. Đối với bản vẽ phải có đầy đủ chữ ký của các chức danh có liên quan, bản vẽ được Lãnh đạo Trung tâm Tư vấn phê chuẩn là bản gốc để nhân bản. Bộ hồ sơ gốc này được giữ lại để nộp vào Lưu trữ Trung tâm.
11. Phê duyệt Hồ sơ dự án/thiết kế chính thức
Lãnh đạo Trung tâm Tư vấn ký vào Hồ sơ dự án/thiết kế chính thức 12. Giao nộp Hồ sơ Dự án / Thiết kế chính thức
- Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế phải tập hợp, phân loại hồ sơ dự án/thiết kế và giao nộp cho Chủ đầu tư (khi giao nộp phải lập Biên bản giao nhận hồ sơ theo mẫu của khách hàng, Lưu trữ Trung tâm theo thành phần tài liệu đã quy định.
Trong thời gian thi công và bảo hành sản phẩm thiết kế, Chủ nhiệm thiết kế có trách nhiệm:
- Là tổ trưởng tổ giám sát tác giả.
- Đề xuất cử cán bộ làm công tác giám sát tác giả, tổ chức khắc phục những nội dung không khớp với thiết kế bằng xử lý tại chỗ hoặc có thiết kế thay thế.
- Tham gia nghiệm thu các giai đoạn theo quy định.
- Hoàn thiện lý lịch công trình và quy trình vận hành – khai thác – bảo trì sản phẩm.
- Lập sổ theo dõi thi công và theo dõi công trình trong thời gian bảo hành nộp vào Lưu trữ Trung tâm (theo mẫu của Bộ Xây dựng).
d. Trách nhiệm
Mọi chức danh có nhiệm vụ thực hiện theo Quy định này và chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ những phần việc mà mình phụ trách, tham gia gồm:
Giám đốc Trung tâm Tư vấn:
- Kiểm soát mọi hoạt động tư vấn thiết kế trong Trung tâm Tư vấn.
- Giao việc cho Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế và giao kế hoạch thực hiện cho Chủ nhiệm chuyên ngành.
- Tham gia các cuộc họp Hội đồng dự án/Hội đồng thiết kế.
- Tổ chức hoạt động kiểm tra hồ sơ dự án/thiết kế cấp Trung tâm theo trình tự quy định.
- Thông qua Hồ sơ dự án/thiết kế dự thảo.
Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế
- Chủ nhiệm dự án áp dụng đối với các giai đoạn: Lập báo cáo đầu tư, Dự án đầu tư xây dựng công trình. Chủ nhiệm thiết kế áp dụng cho các giai đoạn còn lại.
- Là người điều hành trực tiếp mọi vấn đề kỹ thuật liên quan đến Lập dự án/Thiết kế công trình từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc.
- Tiếp nhận việc từ Giám đốc trung tâm thông qua phiếu giao việc, thu thập nghiên cứu các tài liệu liên quan; tổ chức đi thực địa khảo sát tổng hợp thu thập các dữ liệu
"đầu vào" phục vụ cho công tác lập đề cương và lập dự án/thiết kế công trình.
- Lập Đề cương Khảo sát lập dự án/Khảo sát thiết kế, phác thảo phương án bố trí tổng thể; xác lập yêu cầu nhiệm vụ điều tra, khảo sát, lập dự án/thiết kế; cần có sự trao đổi với lãnh đạo phòng nghiệp vụ; xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Trung tâm Tư vấn.
- Phân giao công việc cho các Chủ nhiệm chuyên ngành, Thiết kế viên thực hiện theo phiếu giao việc.
- Xác nhận Đề cương chi tiết chuyên ngành do Chủ nhiệm chuyên ngành lập (khi có yêu cầu).
- Báo cáo lãnh đạo Trung tâm tư vấn khi đã hình thành các phương án thiết kế hoặc sau khi có kết quả tính toán thuỷ văn; thuỷ văn để xin chủ trương triển khai tiếp.
- Theo dõi quá trình lập dự án/thiết kế, bổ sung hiệu chỉnh nhiệm vụ nếu thấy cần thiết nhằm đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán của các bộ môn chuyên ngành. Phối hợp chặt chẽ với Chủ nhiệm chuyên ngành, để đẩy nhanh tiến độ lập dự án/thiết kế công trình, có vướng mắc báo cáo Lãnh đạo Trung tâm Tư vấn xin chủ trương.
- Chủ trì hoạt động của hội đồng dự án/hội đồng thiết kế dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Trung tâm Tư vấn.
- Tập hợp kiểm tra hồ sơ khảo sát, dự án/thiết kế các chuyên ngành;
Viết Báo cáo chính" và báo cáo tóm tắt.
- Bảo vệ, giải trình dự án/thiết kế trước Lãnh đạo Trung tâm Tư vấn, Chủ đầu tư và cơ quan các cấp có liên quan.
- Tổng hợp Hồ sơ dự án/thiết kế trình Lãnh đạo Trung tâm Tư vấn ký cho phép xuất bản; giao nộp sản phẩm, tài liệu cho chủ đầu tư.
- Chủ trì công tác giám sát tác giả, Bảo hành công trình và bổ sung Thiết kế khi cần sửa đổi, hiệu chỉnh.
- Viết tổng kết công tác khảo sát thiết kế sau khi công trình hoàn thành.
Phó chủ nhiệm dự án/Phó chủ nhiệm thiết kế
- Phó chủ nhiệm dự án/Phó chủ nhiệm thiết kế là người chịu trách nhiệm giúp Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế trong việc thực hiện lập hồ sơ dự án/Hồ sơ thiết kế, thực hiện công việc theo sự phân công của Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế.
Chủ nhiệm chuyên ngành
- Xác định nhiệm vụ, nội dung công việc cần triển khai, tiến độ thực hiện của đối tượng lập dự án /Thiết kế chuyên ngành.
- Đi thực địa khảo sát tổng hợp và khảo sát chuyên ngành.
- Lập Đề cương chi tiết chuyên ngành khi có yêu cầu, phối hợp với Chủ nhiệm dự án để lập Đề cương Khảo sát lập dự án/Khảo sát thiết kế, cần thông qua giám định chất lượng chuyên ngành.
- Thu thập tài liệu liên quan và phân giao công việc cho các thiết kế viên thực hiện thu thập; thẩm tra và xử lý tài liệu thu thập được.
- Phác thảo các phương án thiết kế chủ đạo; xác định các thông số chính; các bài toán chính; các Tiêu chuẩn, Hướng dẫn... cần phải áp dụng và tham khảo trong quá trình thực hiện. Phân giao công việc cho các thiết kế viên thực hiện thiết kế.
- Trực tiếp tổ chức, điều độ lập dự án/thiết kế của nhóm dự án/nhóm thiết kế thông qua các phiếu giao việc.
- Chủ động yêu cầu, liên hệ với Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế về mọi số liệu, công việc liên quan đến Dự án /Công trình.
- Theo dõi chỉ đạo mọi vấn đề kỹ thuật do thiết kế viên thực hiện. Tập hợp kiểm tra Hồ sơ dự án/thiết kế và ký vào chức danh Chủ nhiệm chuyên ngành.
- Trong quá trình thực hiện cần liên hệ chặt chẽ với Chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan để đảm bảo sản phẩm dự án/thiết kế là đúng và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công trình.
- Viết Báo cáo chuyên ngành. Thông qua Hồ sơ dự án/thiết kế bản thảo với Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế, giám định chất lượng chuyên ngành, trình Lãnh đạo phòng nghiệp vụ, Lãnh đạo Trung tâm Tư vấn ký Hồ sơ dự án/thiết kế chính thức.
- Giao nộp sản phẩm cho Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế.
Thiết kế viên
- Thực hiện nội dung công việc theo phiếu giao việc của Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế/Chủ nhiệm chuyên ngành.
- Tự kiểm tra sản phẩm trước khi ký vào chức danh quy định trong Hồ sơ dự án/thiết kế.
Kiểm tra viên
- Là người được Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế, Chủ nhiệm chuyên ngành giao việc thực hiện kiểm tra các sản phẩm sau khi các thiết kế viên hoàn thành để đảm bảo sản phẩm được thực hiện đúng quy trình, không có lỗi trong tính toán cũng như trong bản vẽ. Kết quả kiểm tra được ghi vào "Phiếu kiểm tra của nhóm dự án" cùng với số lần đã kiểm tra.
- Ký xác nhận vào sản phẩm đạt chất lượng sau khi kiểm tra.
Nhóm dự án, nhóm thiết kế
Bao gồm tất cả những thành viên cùng làm việc trong 1 dự án /1 công trình: Các thiết kế viên, kỹ thuật viên, Chủ nhiệm chuyên ngành, Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế.
Các thành viên trong nhóm thực hiện các phần việc do Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế, Chủ nhiệm chuyên ngành giao việc: thu thập - lập dự án/thiết kế, liên hệ, theo
dõi thi công... theo đúng yêu cầu kỹ thuật đã được xác định trong Tiêu chuẩn, Hướng dẫn, Quy định của Nhà nước liên quan đến công việc.
Hội đồng dự án/Hội đồng thiết kế
- Hội đồng gồm các thành viên là Chủ nhiệm chuyên ngành, do Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế điều hành hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Trung tâm Tư vấn.
- Là tổ chức Tư vấn cho Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế trong việc lập Đề cương khảo sát lập dự án/Khảo sát thiết kế và thực hiện các công việc liên quan đến dự án/thiết kế nhằm tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất, tháo gỡ vướng mắc trong suốt quá trình lập dự án/thiết kế, xây dựng và bảo hành thiết kế.
- Tuỳ thuộc yêu cầu cụ thể của Dự án/Công trình, Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế có thể triệu tập Hội đồng dự án/Hội đồng thiết kế đầy đủ hoặc không đầy đủ để xem xét: tiến độ, kỹ thuật, nguồn lực... liên quan đến dự án/công trình và đưa ra những hành động thích hợp. Nội dung thảo luận của Hội đồng dự án/Hội đồng thiết kế được ghi thành biên bản.
3.2.3 Những kết quả và tồn tại của trong công tác quản lý chất lượng khảo sát thiết kế của Trung tâm Tư vấn huyện Giồng Riềng
3.2.3.1 Những kết quả đạt được
Trong thời gian vừa qua, chất lượng sản phẩm tư vấn khảo sát thiết kế nói chung của Trung tâm Tư vấn huyện Giồng Riềng không ngừng được nâng cao. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn khảo sát thiết kế cũng từng bước được hoàn thiện, mang lại nhiều mặt tích cực như:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế: Các sản phẩm tư vấn khảo sát, thiết kế của Trung tâm Tư vấn đã có một bước tiến đáng kể về hình thức cũng như về nội dung. Hình thức hồ sơ được cải thiện theo hướng chuẩn hóa, thống nhất đa dạng, chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật ngày càng phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đúng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Trung tâm Tư vấn: Với năng lực và uy tín của Trung tâm nhiều sản phẩm tư vấn thiết kế của Trung tâm Tư vấn đã được các chủ đầu tư, các đơn vị đánh giá cao. Nhiều công trình đã được đánh giá là công trình có chất lượng cao.
- Nâng cao nhận thức về chất lượng đối với người lao động: việc phải tuân thủ các quy chuẩn trong khảo sát thiết kế đã giúp người lao động làm việc có kỷ luật và tạo được phong cách chuyên nghiệp. Điều quan trọng là người lao động nhận thức được vai trò của các quy chuẩn, tiêu chuẩn và thực hiện theo quy chuẩn một cách hiệu quả. Từ đó, nhận thức tốt hơn về vấn đề chất lượng sản phẩm tư vấn khảo sát thiết kế.
Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực: Nhận thức được vai trò quan trọng của nhân tố con người, hàng năm Trung tâm Tư vấn đã nâng cao tay nghề cho người lao động thông qua các khóa học nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ. Khuyến khích phong trào thi đua sản xuất, áp dụng quy chế thưởng phạt đối với người lao động. Chất lượng sản phẩm luôn gắn liền với thu nhập người lao động có thưởng phạt hợp lý, ý thức cho họ thấy được lợi ích lâu dài của việc nâng cao chất lượng sản phẩm với tăng thu nhập của chính mình và vững mạnh của Trung tâm. Qua đó giúp họ nhận thức được tác phong làm ăn mới, có tinh thần trác h nhiệm cao, quan tâm hơn nữa tới việc nâng cao và hoàn thiện chất lượng sản phẩm tư vấn.
3.2.3.2 Những vấn đề tồn tại cần khắc phục
a. Trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn khảo sát thiết kế:
Thời gian qua Công tác quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế tại Trung tâm Tư vấn chưa quản lý và kiểm soát tốt số liệu đầu vào phục vụ thiết kế, nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở được duyệt, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chưa được quan tâm đúng mức.
Trung tâm Tư vấn chưa thường xuyên tập huấn, áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, chương trình, kế hoạch, dự án thuộc lĩnh vực lập và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; khảo sát xây dựng; thiết kế xây dựng …