Chương 2: Khái quát về tuyến Tây Nguyên - Miền Trung
1.6. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tuyến Tây Nguyên - Miền Trung bao gồm các tỉnh/thành phố: Đăk Lăk, Gia Lai, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình, Quy Nhơn, Phú Yên, Nha Trang.
Về phương diện hành chính Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Quan niệm về vùng văn hóa Tây Nguyên có phạm vi rộng hơn không những chỉ 5 tỉnh kể trên, mà bao gồm vùng núi và các tỉnh kế cận như Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước. Tây Nguyên là vùng sơn nguyên, xen kẽ các dãy núi cao với các cao nguyên đất đỏ Bazan.
Địa hình, địa mạo, địa chất, cùng với khí hậu được phân chia thành hai mùa rõ rệt, tạo nên nhịp điệu sản xuất và đời sống văn hóa mang tính chu kỳ rất đặc trưng của Tây Nguyên.
Từ lâu, Tây Nguyên và vùng phụ cận là nơi sinh sống của hơn 40 dân tộc khác nhau.
Đặc trưng lớn nhất quy định những sắc thái văn hóa lớn của Tây Nguyên là nếp sống nương rẫy, là nếp sống chỉ đạo, bao trùm toàn bộ các tộc người. Truyền thống canh tác nương rẫy trên vùng đất khô là phương thức canh tác bắt con người phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, thích ứng nhạy bén với những thay đổi về điều kiện tự nhiên và khí hậu.
Lễ hội là sinh hoạt tín ngưỡng đánh dấu cho những hoạt động sản xuất nương rẫy từ khi gieo trồng cho đến khi mang lúa về kho. Lễ hội là mốc đánh dấu con người từ khi
sinh ra, lúc chết, cưới xin, mừng sức khỏe; lên nhà mới… Trong các nghi lễ gắn chặt với sản xuất nông nghiệp, nghi thức hiến sinh là không thể thiếu được. Lễ hội đâm trâu là lễ hội đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên. Một số lễ hội tiêu biển là lễ mừng năm mới, lễ bỏ mả, lễ đua voi, lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên,…
Về âm nhạc, tiêu biểu và đặc sắc là lễ hội cồng chiêng, với những nhạc cụ dùng thành giàn, thành bộ; cồng chiêng là tài sản, là biểu hiện “quyền uy” trong sinh hoạt cộng đồng. Cồng chiêng có mặt trong tất cả các nghi lễ của cộng đồng, gắn bó với con người từ khi sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Tháng 11/2005 UNESCO công nhận không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại, nằm trong số 43 di sản của 46 quốc gia.
Nói đến Tây Nguyên, nhà Rông là biểu tượng văn hóa cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng,… nơi thể hiện các lễ hội tâm linh, nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ các giá trị văn hóa truyền thống;
nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong ngày lễ… Bên cạnh giá trị vật chất, nhà Rông là nơi ẩn chứa văn hóa tâm linh rất bền vững của các dân tộc Tây Nguyên. Vì vậy, nhà Rông Tây Nguyên vừa có giá trị văn hóa vật thể, mà có giá trị văn hóa phi vật thể.
Nhà Rông thường dài khoảng 10m, rộng 4m, cao 15-16m, trong kết cấu không dùng sản phẩm thép, dùng mây, lạt tre để buộc. Nóc nhà có 2 mái, chạy dọc trên sóng nóc là một dãy trang trí đặc biệt, sân nhà ghép bằng tre lồ ô, hoa văn trang trí trên vách có 2 màu đỏ và xanh. Nơi dựng nhà rông phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng về mùa nắng, ấm áp về mùa mưa. Nhà Rông là di sản kiến trúc tiêu biểu, gắn với cư trú lâu đời của các dân tộc Tây Nguyên, với kỹ thuật đơn giản, kiến trúc đa dạng, kiểu dáng hấp dẫn, hình thức trang trí đặc sắc, là “trái tim” của buôn, làng Tây Nguyên, là một thiết chế văn hóa tiêu biểu, độc đáo không pha trộn của các dân tộc Tây Nguyên.
Người Tây Nguyên có một nền nghệ thuật tạo hình và kiến trúc mang sắc thái độc đáo. Ở Bắc Tây Nguyên là những ngôi nhà Rông dáng mái cao vút hình lưỡi rìu; còn
ở Trung và Nam Tây Nguyên đặc trưng bởi các nhà dài sinh sống bởi nhiều gia đình và một phần dành cho sinh hoạt cộng đồng.
Miền Trung Việt Nam là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, nơi đây được biết đến với cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp và nhiều di sản văn hoá giàu bản sắc dân tộc. Đa phần trong số đó đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng từ thế kỷ thứ 4 và trong nhiều thế kỷ sau đó là một trong những trung tâm chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là nơi cúng tế của vương triều Chăm Pa trước đây. Mặc dù qua năm tháng đã biến nhiều khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại cho đến ngày nay vẫn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thời huy loàng của văn hoá -kiến trúc Chăm Pa cũng như của Đông Nam Á.
Vốn là một thành phố cảng sầm uất vào thế kỷ 17, lối kiến trúc kết hợp giữa truyền thống và giao lưu hội nhập, Phố Cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới ngày 4/12/1999. Màu thời gian nhuộm khắp mọi nơi trên Phố Cổ:
những mái nhà lợp ngói âm dương phủ kín rêu phong và cây cỏ, những mảng tường xám mốc, xưa cũ, những con phố ngắn hẹp uốn cong, chạy ngang dọc theo kiểu bàn cờ và cả những chiếc áo lam của bà con đi lễ hội chùa Cầu trong ánh đèn lồng, dưới bóng trăng rằm gợi lên bao cảm xúc dạt dào, lồng lộng trăng nước.
Huế không chỉ có lăng, tẩm, đền đài hay những món ăn đầy lôi cuốn. Huế còn có giai điệu ngọt ngào của một loại hình nghệ thuật đã được công nhận là Di sản thế giới đó chính là Nhã nhạc. Nhã nhạc cung đình Huế là một trong những tài sản vô giá của dân tộc, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Giá trị ấy đã trường tồn cùng dân tộc và đã được nhân loại tôn vinh. Việc bảo tồn phát huy nó trong xã hội đương đại là công việc rất nặng nề nhưng bước đầu
đã thu được những thành quả rất đáng phấn khởi. Đến Huế, thưởng thức nhã nhạc tại Duyệt Thị Đường, Minh Khiêm Đường hoặc trên thuyền dọc sông Hương buổi tối, du khách hãy một lần trải lòng và cảm nhận những giai điệu ngọt ngào của một biểu tượng của sự thịnh vượng và trường tồn.
Tiếp tục dạo vòng quanh Huế, trên mảnh đất thơ mộng này làm người ta liên tưởng đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc… Nằm ở bờ bắc sông Hương, thuộc địa phận Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế, hệ thống kiến trúc quan trọng nhất của nhà Nguyễn được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết hợp một cách tài tình với kiến trúc thành quách phương Đông, bao gồm ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Đây là một hình thái kiến trúc tinh tế, các công trình kiến trúc gắn bó với cảnh quan sông núi hữu tình, chứa đựng những đường nét trang trí chạm khắc tinh xảo.
Động Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới 50km về phía tây bắc, động Phong Nha được coi là "Thiên Nam đệ nhất động" của Việt Nam, được che chở bởi những cánh rừng nhiệt đới. Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, vườn quốc gia này còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kỳ bí, hùng vĩ, ẩn chứa bao điều bí ẩn của tự nhiên, được Hiệp hội Hoàng gia Anh bình chọn là một trong những hang động đẹp nhất thế giới với 7 tiêu chí: Hang động có cửa hang cao và rộng;
có bãi cát, bãi đá ngầm đẹp nhất; có sông ngầm đẹp nhất; có hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất; có các hang khô cao và rộng; có Hồ nước ngầm sâu và đẹp; có nước dài nhất.
Di sản văn hóa Thành nhà Hồ nằm cách TP Thanh Hóa gần 50 km về phía tây bắc, T hành nhà Hồ thuộc địa bàn các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc vừa được
UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới. Thành nhà Hồ được mô tả là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn, cùng sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Đến thăm Thành nhà Hồ, đừng quên thưởng thức món chè lam Phủ Quảng - top 50 quà tặng đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố.