CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Lương Sơn
3.1.1 1. Vị trí địa lí
Lương Sơn là huyện miền núi thấp của tỉnh Hòa Bình, với tổng diện tích tự nhiên là 37.707,99 ha. HuyệnLương Sơn nằm trên trục Quốc lộ 6A, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 43 km về phía Tây Bắc và cách thành phố Hòa Bình 33 km về phía Đông Nam (UBND huyện Lương Sơn, 2013d). Địa giới hành chính gồm:
- Phía Đông giáp huyện Chương Mỹ và huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội;
- Phía Tây giáp huyện Kỳ Sơn;
- Phía Nam giáp huyện Kim Bôi và huyện Lạc Thủy;
- Phía Bắc giáp huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội;
Vị trí địa địa lý huyện Lương Sơn được thể hiện chi tiết tại Bản đồ hành chính.
Với vị trí là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc và Hà Nội, huyện Lương Sơn có những điều kiện thuận lợi để phát triển về mọi mặt KTXH, đặc biệt quá trình công nghiệp, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.
3.1.1.2. Địa hình,địa mạo
Huyện Lương Sơn có độ cao trung bình 251 m so với mặt nước biển, địa hình chia làm các vùng (UBND huyện Lương Sơn, 2013d):
- Vùng trung tâm huyện là thị trấn Lương Sơn và các xã liền kề Hòa Sơn, Tân Vinh. Vùng có đường Quốc lộ 6A chạy qua, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Hòa Bình và vùng Tây Bắc với Hà Nội.
- Vùng phía Bắc huyện gồm các xã Lâm Sơn, Cư Yên, Hợp Hòa, Nhuận Trạch. Địa hình có những dãy núi cao xen kẽ đồi núi thấp hình bát úp, ở giữa là thung lũng rộng và bằng phẳng. Vùng có đường Quốc lộ 6A chạy qua, là đầu mối giao thông quan trọng của huyện Lương Sơn.
- Vùng Đông Nam huyện gồm các xã Thành Lập, Trung Sơn, Liên Sơn, Tiến Sơn, Cao Thắng và Thanh Lương có nhiều núi đá vôi, núi đất xen kẽ hang động nhũ đá chạy dài men theo các xã.
- Vùng phía Nam - Tây Nam gồm xã Trường Sơn, Cao Răm, Tân Thành, Hợp Châu, Long Sơn, Hợp Thành và Cao Dương. Địa hình cao, nhiều đồi núi thấp, nằmở vùng sâu của huyện, hệ thống giao thông không thuận lợi.
3.1.1.3. Khí hậu
Lương Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ không khí trung bình năm là 230C. Số giờ nắng trung bình 1.642 giờ/năm, với tổng số ngày nắng trung bình 153 ngày. Lượng mưa trung bình năm từ 1.176– 2.000 mm. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84,5%. Gió hình thành theo hướng Đông Nam vào mùa hè và hướng Đông Bắc vào mùa đông kèm theo mưa phùn, gió rét. Thỉnh thoảng có năm có sương muối (UBND huyện Lương Sơn, 2013d).
3.1.1.4. Thuỷ văn
Huyện Lương Sơn có 3 con sông nhỏ là sông Bùi, sông Cò và sông Bôi, ngoài ra còn có 18 con suối, 20 hồ nước phân bố rộng khắp các vùng địa hình. Đây là nguồn tài nguyên nước quan trọng có thể cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, hệ thống các sông, suối ở Lương Sơn ngắn và dốc. Vì vậy, mùa khô thường không có hoặc có rất ít nước; mùa mưa thường xuất hiện lũ làm rửa trôi, xói mònđất (UBND huyện Lương Sơn, 2013d).
3.1.1.5. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, trên địa bàn huyện Lương Sơn cócác loại đất chính, gồm:
- Đất phù sa không được bồi hàng năm chiếm 0,45% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếuở các xã Nhuận Trạch, Tân Vinh và một phần xã Cao Răm.
- Đất phù sa ngòi suối được bồi đắp hàng năm chiếm 0,42% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo sông Bùi.
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chiếm 3,85% diện tích tự nhiên, phân bố ở khu vực trung tâm và phía Nam huyện.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa chiếm 11,5% diện tích tự nhiên.
- Đất nâu vàng trên đất phù sa cổ chiếm 2,23% diện tích tự nhiên.
- Đất đỏ vàng trên đá sét chiếm 48,7% diện tích tự nhiên.
- Đất vàng nhạt trên đá cát chiếm 14,8% diện tích tự nhiên.
- Đất than bùn, đất bạc màu trên phù sa cổ, đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính chiếm 18,05% diện tích tự nhiên (UBND huyện Lương Sơn, 2013d).
3.1.1.6. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt được cung cấp bởi 3 con sông nhỏ là sông Bùi, sông Cò và sông Bôi và 18 con suối lớn nhỏ cùng các hồ đập. Nguồn nước ngầm có độ sâu từ 4 đến 12 m, chất lượng nước tốt, chưabị ô nhiễm, có thể sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
3.1.1.7. Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 19028,64 ha với 13698,34 ha rừng sản xuất, 4613,60 ha rừng phòng hộ và 716,70 ha đất rừng đặc dụng, chủ yếu phân bố tại xã Lâm Sơn (2542,39 ha), Trường Sơn (2627,90 ha), Cao Răm (2316,17 ha).
Ở Lương Sơn còn có phần đất đồi núi chưa sử dụng, có thể khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng mới (UBND huyện Lương Sơn, 2013d).
3.1.1.8. Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả thăm dò khoáng sản, trên địa bàn huyện Lương Sơn có hai loại khoáng sản trữ lượng khá dồi dào, có thể khai thác là đá vôi và đất sét. Trữ lượng đất sét khoảng 1,285 triệu m3. Đất sét được dùng làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói chất lượng cao. Với diện tích 1.500 ha núi đá vôi có thể khai thác, huyện Lương Sơn có tiềm năng rất lớn để phát triển các ngành vật liệu xây dựng. Hiện tại, Lương Sơn có 8 mỏ đá vôi đang khai thác, đáp ứng các nhu cầu về xây dựng, giao thông, thuỷ lợiở địa bàn huyện (UBND huyện Lương Sơn, 2013d).
3.1.1.9. Tài nguyên nhân văn
Lương Sơn là địa bàn sinh sống của 4 dân tộc anh em: Mường, Kinh, Dao, Thái.
Trong đó, dân tộc Mường chiếm tới 65%. Trên địa bàn huyện có những danh lam, thắng cảnh, di chỉ khảo cổ học hàng năm có thể thu hút một lượng đáng kể khách du lịch, như hang Trầm, hang Rổng, hang Tằm, hang Trâu, mái đá Diềm, núi Vua Bà,... Hang Trầm ở chân núi Đôi, thuộc xóm Rổng Tằm xã Lâm Sơn. Qua khai quật, các nhà khảo cổ đã thuđược 843 tiêu bản, gồm các công cụ đá cuội và xương răng của nhiều loại động vật (UBND huyện Lương Sơn, 2013d).
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Lương Sơn
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây, kinh tế huyện Lương Sơn có bước tăng trưởng khá (năm 2013 đạt 18,50%), giá trị sản xuất đạt 3.245,26 tỷ đồng tăng 22,36% so với năm
2010. Trong đó: Giá trị sản xuất CN– TTCN, xây dựng là 839.087 triệu đồng, Nông - lâm - thuỷ sản đạt 924.315 triệu đồng, Thương mại - dịch vụ là 518.142 triệu đồng.
Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua có chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng dịch vụ, nông - lâm - ngư nghiệp. Số liệu về cơ cấu kinh tế củaUBND huyện Lương Sơn năm2013 được thể hiện ở hình 3.1.
Hình 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Lương Sơn giai đoạn 2008 -2013 3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Nông nghiệp
Trong những năm qua ngành nông - lâm - nghiệp huyện Lương Sơn đã đạt được những kết quả khả quan; nông nghiệp của huyện phát triển mạnh mẽ. Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp năm 2013 đạt 924.315 triệu đồng (UBND huyện Lương Sơn, 2013d).
- Trồng trọt: Bình quân giá trị sản xuất/ ha năm 2013 đạt 46 triệu đồng/ha.
Cây lúa có tổng diện tích gieo trồng là 5.163 ha, năng suất bình quân 48 tạ/ha, sản lượng lúa cả năm 24.857 tấn (vụ chiêm xuân 11.394 tấn, vụ mùa 13.463 tấn). Cây màu diện tích gieo trồng 3.014,5 ha (UBND huyện Lương Sơn, 2013d).
- Chăn nuôi: tổng đàn trâu là 11.241 con, đàn bò là 5.672 con và đàn lợn là 62.072 con, đàn gia cầm có 524.542 con. Tổng đàn bò sữa có 140 con, mỗi ngày cung
cấp cho thị trường 400 kg sữa tươi. Công tác thú y phòng bệnh được quan tâm, công tác chống rét cho đàn trâu bòđược trú trọng (UBND huyện Lương Sơn, 2013d).
- Ngành lâm nghiệp: sản phẩm chủ yếu của ngành lâm nghiệp là gỗ, củi, tre, luồng. Năm 2013, trồng mới 1.321 ha rừng; trong đó: rừng sản xuất do dân tự trồng là 399,0 ha, rừng phòng hộ 246,5 ha, rừng nguyên liệu 250,0 ha, rừng dự án khác 425,5 ha. Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 49,6%. Công tác chăm sóc và bảo vệrừng được duy trì, không có vụ cháy rừng nào xảy ra. Mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế lâm nghiệp của huyện là kết hợp khai thác lâm sản với phát triển kinh tế vườn đồi, trang trại, duy trì và mở rộng diện tích rừng hiện có để bảo vệ môi trường sinh thái.
- Ngành thủy sản: các giống cá có năng suất và giá trị thấp được thay thế bằng các giống cá có năng suất và giá trị cao. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 352,0 ha, sản lượng khai thác 600 tấn/năm.
b. Công nghiệp: năm 2013, toàn huyện có 783 cơ sở sản xuất CN – TTCN, tăng 36 cơ sở so với năm 2010, giá trị sản xuất đạt 839.087 triệu đồng (theo giá hiện hành);
trong đó: sản xuất CN – TTCN đạt 473.852 triệu đồng; xây dựng đạt 297.151 triệu đồng (UBND huyện Lương Sơn, 2013d).
c. Dịch vụ: ngành dịch vụ thương mại của huyện cũng được đẩy mạnh, giá trị ngành dịch vụ năm 2013 đạt 518.142 triệu đồng. Lĩnh vực dịch vụ phát triển mạnh, hiện có 87 doanh nghiệp và 918 hộ kinh doanh cá thể với hình thức phong phú (UBND huyện Lương Sơn, 2013d).
3.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm
a. Dân số:năm 2013, dân số của huyện là 97.446 người, với 22.436 hộ. Trong đó: dân số đô thị là 10.758 người với 3.586 hộ, dân số nông thôn là 86.688 người với 18.850 hộ (UBND huyện Lương Sơn, 2013d). Mật độ dân số bình quân chung của huyện 225 người/km2 phân bố không đều. Một số xã, thị trấn có mật độ dân số cao như: thị trấn Lương Sơn, xã Trường Sơn.
b. Lao động và việc làm: năm 2013, huyện đã giải quyết việc làm cho 3.125 lao động, đào tạo dạy nghề cho 1.856 học viên. Tổ chức sàn giao dịch việc làm phiên thứ nhất và có 20 doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng. Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân tăng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người của huyện tăng qua các năm: năm 2009 là 8,3 triệu đồng/người tăng lên 9,5 triệu đồng/người
năm 2013. Khoảng cách về thu nhập giữa các xã, thị trấn đã được thu hẹp, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm (UBND huyện Lương Sơn, 2013d).
3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Giao thông:
- Đường quốc lộ: trên địa bàn huyện có tuyến đường QL6, QL21 chạy qua với 34km, quy mô mặt cắt lớn đáp ứng được nhu cầu của lưu lượng và tải trọng của phương tiện giao thông tạo cơ hội cho kinh tế Lương Sơn có điều kiện phát triển hơn.
- Đường tỉnh lộ: tổng số đường tỉnh lộ trên địa bàn huyện có 41 km, tuyến đường này đáp ứng được phần nào nhu cầu đi lại, giao lưu buôn bán với các huyện trong tỉnh.
- Đường huyện lộ: tổng chiều dài đường huyện lộ có 68 km, đã nâng cấp được 22 km với tổng mức đầu tư 22 tỷ đồng. Trong thời gian tới còn phải nâng cấp 19 km.
- Đường giao thông nông thôn: tổng chiều dài đường giao thông nông thôn của huyện có khoảng 272 km, trong đó, đã bê tông và nhựa hoá được 67 km.
Nhìn chung, chất lượng các loại đường bộ đều trong tình trạng xuống cấp. Các đường giao thông liên xã, giao thông nông thôn nhỏ hẹp, hạn chế vận tải nên ảnh hưởng đến phát triển KTXH nông thôn. Mặc dù trong thời gian qua, huyện đã cố gắng đầu tư nâng cấp được gần 60 km đường tỉnh lộ, huyện lộ, đường đô thị và đường khu công nghiệp… nhưng đến nay chất lượng các con đường đều chưa đáp ứng tốt cho hoạt động và giao lưu kinh tế (UBND huyện Lương Sơn, 2013d).
b. Năng lượng - bưu chính viễn thông
Mạng lưới điện cung cấp khá đầy đủ: 100% số xã, thị trấn có điện, trạm biến áp, 99,0% số hộ được dùng điện. Tuy nhiên, nhu cầu điện cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơ sở sản xuất cũng như nhu cầu điện dân sinh sẽ tăng nhanh trong khi mạng lưới điện hiện tại chưa đáp ứng kịp thời (UBND huyện Lương Sơn, 2013d).
Huyện Lương Sơn có 01 bưu điện trung tâm tại thị trấn Lương Sơn, 100% số xã có cáp điện thoại tự động có thể liên lạc trực tiếp đến mọi nơi. Nhìn chung, hệ thống thông tin liên lạc tương đối đầy đủ và đang được hiện đại hoá, có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển KTXH.
c. Giáo dục– đào tạo
Toàn huyện có 21cơ sở giáo dục tiểu học với 452 lớp, có 16 trường trung học cơ sở với 187 lớp, có 02 trường THPT với 40 lớp; 01 trung tâm giáo dục thường xuyên
huyện. Công tác tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên giỏi cấp tỉnh được trú trọng. Đã hoàn thành việc xây dựng và được công nhận 03 trường đạt chuẩn quốc gia (năm 2009) nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 11 trường. Hiện đang chỉ đạo xây dựng các trường mầm non Lâm Sơn, tiểu học Cửu Long, tiểu học Cao Dương, trung học cơ sở Nhuận Trạch và Lâm Sơn đạt chuẩn quốc gia (UBND huyện Lương Sơn, 2013d).
d. Y tế
Trên địa bàn huyện có 01 bệnh viện, 01 phòng khám khu vực, 01 trung tâm kế hoạch hoá gia đình khu vực và 20 trạm y tế xã, thị trấn. Mạng lưới y tế đãđược củng cố từ huyện đến cơ sở. Có 10 chương trình y tếquốc gia đãđược tổ chức thực hiện tốt, góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong, thanh toán được bệnh phong, bệnh bại liệt… Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chăm lo giáo dục, đời sống văn hoá tinh thần cho trẻ em được các cấp, các ngành quan tâm và thực hiện tốt (UBND huyện Lương Sơn, 2013d).
e. Văn hoá thông tin
Thư viện huyện đã luân chuyển 13.607 lượt đầu sách, mở cửa phục vụ 540 buổi với 6.663 lượt độc giả. Tỷ lệ gia đình, làng văn hoá đạt 85% (UBND huyện Lương Sơn, 2013d). Quản lý và bảo vệ tốt 9 di tích danh thắng đã công nhận và tổ chức đón nhận bằng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh nơi Bác Hồ về thăm tập đoàn Chí Hoà thuộc Nông trường Cửu Long.
3.1.2.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội a. Lợi thế
- Vị trí địa lý và hệ thống giao thông trong huyện thuận lợi là cầu nối với các huyện trong tỉnh và các tỉnh phía Tây Bắc cho phép giao lưu và trao đổi hàng hoá thuận lợi với các vùng lân cận.
- Nguồn nguyên vật liệu xây dựng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống (làm gạch, ngói,...)
- Huyện Lương Sơn có nguồn lao động dồi dào, cần cù trong lao động sản xuất.
- Kinh tế của huyện tăng trưởng khá.
- Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện, nâng cao.
b. Hạn chế
- Do đặc điểm địa hìnhđồi núi nên hiện tượng xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh gâyảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế.
- Chất lượng lao động chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu lao động trong các ngành kinh tế nhất là ngành công nghiệp.
- Diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ cao.
3.1.3. Tình hình quản lý sử dụng đất tại huyện Lương Sơn 3.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Lương Sơn
Theo số liệu thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lương Sơn (2013b), tổng diện tích tự nhiên của huyện là 37707,79 ha được thể hiệnở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 huyện Lương Sơn
Thứ tự Chỉ tiêu Mã Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 37707,79 100,00
1 Đất nông nghiệp NNP 25653,57 68,03
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6323,84 24,65
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 19028,64 74,18
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 240,46 0,94
1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 60,63 0,02
2 Đất phi nông nghiệp PNN 7225,49 19,16
2.1 Đấtở OTC 2515,08 34,81
2.2 Đất chuyên dùng CDG 3613,72 50,01
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,79 0,01
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 159,26 2,2
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 935,72 12,95
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,92 0,01
3 Đất chưa sử dụng CSD 4828,73 12,81
- Cơ cấu sử dụng các loại đất trong tổng diện tích tự nhiên theo số liệu thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lương Sơn (2013) là: đất nông nghiệp có 25653,57 ha, chiếm 68,03%; đất phi nông nghiệp có 7225,49 ha chiếm 19,16%; đất chưa sử dụng có 4828,73 ha chiếm 12,81% so với diện tích tự nhiên toàn huyện.
a) Đất nông nghiệp
* Đất sản xuất nông nghiệp
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện là 6323,84 ha, chiếm 24,65%
diện tích đất nông nghiệp. Đất sản xuất nông nghiệp của huyện tập trung nhiều ở
các xã Thanh Lương, Cao Thắng và Tân Vinh. Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên người trong toàn huyện là 744,52 m2/người. Theo đối tượng sử dụng, có tới trên 88,38% diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã được giao ổn định cho hộ gia đình, cá nhân phần còn lại do UBND các xã và các tổ chức khác quản lý.
Trong đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm có 4357,15 ha, chiếm 68,90% đất sản xuất nông nghiệp. Các cây trồng chính là lúa, ngô, rau đậu các loại, lạc, khoai lang, trong đó chủ yếu là đất trồng lúa, ngô. Đất trồng cây lâu năm có 1966,69 ha, chiếm 31,10% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Cây trồng chủ yếu là chè, cây ăn quả (cam, chanh, bưởi…)(UBND huyện Lương Sơn, 2013b).
* Đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp có 19028,64 ha, chiếm 50,46% diện tích tự nhiên và chiếm tới 74,18% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó, đất rừng sản xuất là 8502,99 ha; đất rừng phòng hộ là 4092,64 ha. Phân bố chủ yếu ở các xã Lâm Sơn, Trường Sơn và Tân Thành. Diện tích đất rừng lớn, nhưng chất lượng và độ che phủ thấp (UBND huyện Lương Sơn, 2013b).
* Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nuôi trồng thủy sản có 240,46 ha, chiếm 0,64% diện tích đất tự nhiên, 0,94% diện tích đất nông nghiệp. Đất nuôi trồng thuỷ sản của huyện nằm rải rác ở các xã, sản lượng khoảng 600 tấn/năm(UBND huyện Lương Sơn, 2013b).
b) Đất phi nông nghiệp
* Đấtở
Đất ở có 2515,08 ha, chiếm 6,67% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất ở nông thôn có 2437,89 ha, chiếm tới 96,93% đất ở. Đất ở đô thị chỉ có 77,19 ha (3,07% đấtở) tại thị trấn Lương Sơn(UBND huyện Lương Sơn, 2013b).
* Đất chuyên dùng
Đất chuyên dùng có 3613,72 ha, chiếm tới 50,01% diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chiếm tới 46,66%
(1686,20 ha). Đất khu công nghiệp diện tích 91,03 ha, gồm: khu công nghiệp Lương Sơn, khu công nghiệp Hòa Sơn, cụm công nghiệp Cao Thắng. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh diện tích là 1.039,89 ha, chiếm 2,81% diện tích đất tự nhiên phân bố ở các xã như: xã Lâm Sơn, xã Trung Sơn, xã Liên Sơn.