Giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình (Trang 154 - 159)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai

Để tăng cường TVCĐ trong quản lý đất đai cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

3.4.1. Nhóm giải pháp về chính sách

3.4.1.1. Ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện Luật Đất đai 2013 Luật Đất đai 2013 đã được Quốc Hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 6 ngày 29 tháng 11 năm 2013thông qua và có hiệu lực từngày 01 tháng 7 năm 2014. Chính phủ đã ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013, các Bộ ngành cũng đã ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành luật. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 của UBND tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Lương Sơncần ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn. Trong các văn bản này cần có hướng dẫn cụ thể việc thực hiện TVCĐ trong quản lý đất đai theo từng nội dung đã được quy định tại Luật Đất đai và điều kiện cụ thể của địa phương. Cần quy định chi tiết các đối tượng tham vấn, thời gian tham vấn, hình thức tham vấn và cách thức tiếp nhận và xử lý ý kiến tham vấn trong mỗi nội dung cụ thể.

3.4.1.2. Tăng cường tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn

- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác TVCĐ trong quản lý đất đai gồm các cán bộ cấp huyện, xã, thị trấn có trình độ, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực làm công tác vận động quần chúng.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ cơ sở về những nội dung mới của Luật Đất đai 2013.

- Bố trí ngân sách và các phương tiện cần thiết cho công tác TVCĐ trong quản lý đất đai.

b) Tổ chức tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật đất đai theo quy định mới của Hiến pháp 2013 và Luật Đất đai

- Truyền thông qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình

- Tuyên truyền: loa đài, pa-nô, khẩu hiệu, áp phích, tranh cổ động c) Tăng cường tham vấn cộng đồng trong công tác quản lý đất đai

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, sinh hoạt cộng đồng về những nội dung liên quan đến quản lý đất đai mà người dân quan tâm.

- Thành phần cộng đồng được tham vấn gồm có hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn huyện Lương Sơn.

- Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai có TVCĐ phải rõ ràng, minh bạch, công khai.

- Hình thức tổ chứcTVCĐ phải phù hợp với từng đối tượng

- Ý kiến nguyện vọng chính đáng của người sử dụng đất phải được báo báo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết và thông báo lại với người dân.

- Tăng cường hiệu quả của công tác tiếp xúc cử tri, họp Hội đồng Nhân dân, tăng cường hoạt động tiếp dân của lãnhđạo địa phương.

3.4.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật

3.4.2.1. Giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong đăng ký và cấp giấy chứng nhận

Kết quả nghiên cứu thực trạng TVCĐ trong công tác đăng kývà cấp GCN cho thấy cộng đồng đã được công khai và thông báo thông tin liên quan đến đăng ký và cấpGCN dưới nhiều hình thức: thông báo trên loa truyền thanh của thôn, xã; dán ở nơi công cộng; thông báo bằng văn bản qua trưởng thôn, xóm; góp ý kiến bằng văn bản qua trưởng thôn, xóm.

- Tổ chức họp để lấy ý kiến: tuy nhiên việc công khai là không thường xuyên, thông tin không đầy đủ, cách truyền tải thông tin một số nơi chưa phù hợp. Việc tổ chức cuộc họp để tham gia ý kiến, tiếp nhận ý kiến phản hồi và đặc biệt là việc giám sát công tác đăng ký và cấp GCN của cộng đồng chưa cao. Vì vậy, để tăng cường TVCĐ trong đăng ký và GCN cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp:

+ Cần phổ biến kế hoạch đăng ký và cấpGCNđể người dân đóng góp ý kiến vào bản kế hoạch, thời gian biểu làm việc cho phù hợp với lịch thời vụ của họ. Trong trường hợp đặc biệt, với những người đi làm ăn xa, các hộ chính sách… có thể gửi thông báo đến tận nơi ở và cho họ đăng ký thời gian làm việc với cán bộ phụ trách.

+ Tổ chức họp dân, công khai thông tin, hướng dẫn để các hộ tham gia xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất. Cán bộ hướng dẫn, giải thích và giúp dân kê khai chính xác nhằm tránh sự nhầm lẫn sau này.

+ Thời gian dán thông tin và công bố trên loa truyền thanh cần dài hơn, trong các khoảng thời gian khác nhau, ở các địa điểm khác nhau (có thể đến tận thôn, xóm, một số nơi công cộng nhiều người qua lại như chợ...) để tất cả mọi người có cơ hội tiếp nhận thông tin.

+ Cần có tổ chuyên trách tiếp nhận ý kiến phản hồi của người dân.

3.4.2.2. Giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Kết quả nghiên cứu thực trạng TVCĐ trong công tác quy hoạch, KHSDĐ cho thấy cộng đồng không được thông báo chi tiết về nội dung quy hoạch, KHSDĐ và

không được hỏi ý kiến về quy mô diện tích và vị trí quy hoạch các hạng mục công trình, nhất là các công trình cóảnh hưởng đến cộng đồng dân cư xung quanh công trình. Việc này có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện quy hoạch sau này, đặc biệt là khâu giải phóng mặt bằng. Giải pháp để tăng cường TVCĐ trong quy hoạch, KHSDĐ là:

- Niêm yết quyết định phê duyệt đề án quy hoạch, KHSDĐ thông báo kế hoạch chi tiết lập phương án QHSDĐ.

- Tổ chức sinh hoạt cộng đồng đóng góp ý kiến về phương án quy hoạch.

Lắng nghe ý kiến của cộng đồng về các cách thức quản lý, sử dụng đất. Đảm bảo rằng mọi ý kiến phản ánh của cộng đồng đều được thu thập và ghi chép. Mặt khác, cần giải thích rõ vớidân về chính sách liên quan của Nhà nước đến quy hoạch, sự cần thiết phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Phân tích lợi ích đối với người dân trong từng phương án. Phân tích quyền lợi và nghĩa vụ của người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

- Khi cân nhắc và lựa chọn phương áncần xem xét kỹ lợi ích của các bên liên quan, đặc biệt những mất mát của người dân và của cộng đồng bị thu hồi đất. Đảm bảo nghĩa vụ và lợi ích mang lại từ QHSDĐ đối vớicác bên liên quan.

- Khi có điều chỉnh cần niêm yết quyết định điều chỉnh quy hoạch, KHSDĐ chi tiết tại nơi sinh hoạt hàng tháng của cộng đồng.

- Cần có quy định cụ thể về đối tượng được mời tham vấn, hình thức tham vấn, các nội dung cần tham vấn để việc tham vấn đạt hiệu quả cao nhất.

3.4.2.3. Giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Kết quả đánh giá thực trạng TVCĐ trong công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất cho thấy cộng đồng không được tham gia đầy đủ vào việc xây dựng phương án BTHT&TĐC. Vì vậy, khi thực hiện giải phóng mặt bằng đã gặp rất nhiều khó khăn. Cộng đồng không được tham gia vào quá trình giám sát việc thực hiện BTHT&TĐCdẫn đến việc khiếu kiện kéo dài. Giải pháp đề xuất để tăng cường TVCĐ trongBTHT&TĐC là:

- Thực hiện công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định

pháp luật và quy chế dân chủ ở cơ sở đồng bộ đối với tất cả các dự án.

- Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người bị thu hồi đất và nhà đầu tư

- Công khai kế hoạch và phương án BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại UBND xã, nhà văn hóa thôn xóm nơi có đất bị thu hồi và phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh, họp thôn, xóm ....

- Tổ chức sinh hoạt cộng đồng đóng góp, lắng nghe ý kiến phản hồi về kế hoạch, phương án BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Đảm bảo rằng mọi ý kiến phản ánh của cộng đồng đều được thu thập và ghi chép và chuyển đến nhà hoạch định chính sách. Phân tích, giải thích rõ cho dân về chính sách liên quan của Nhà nước đếnkế hoạch, phương ánBTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.

- Tổ chức sinh hoạt cộng đồng đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện tất cả các bước theo quy trình thực hiện BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.

- Tổ chức, tạo điều kiện để cộng đồng tham giagiám sát thực hiện từ đầu đến khi kết thúc dự án và hoàn thành kế hoạch, phương án BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.

Ngoài ra, cần nghiên cứu kỹ các hình thức tham vấn phù hợp với từng đối tượng và từng nội dung trong từng giai đoạn. Việc tổ chức tham vấn cần được kết hợp chặt chẽ với các hoạt động khác của cộng đồng như các hội thi tìm hiểu pháp luật, các cuộc họp Hội đồng Nhân dân, các hoạt động tư vấn, các hội nghị tổng kết, các buổi tiếp xúc cử tri… và cần sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hộiở địa phương như:

ĐoànThanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hợp tác xã...

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình (Trang 154 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(267 trang)