CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc Đại học và sau Đại học là nơi trực tiếp cung cấp nguồn nhân lực lớn cho xã hội. Trong giai đoạn hiện nay mục tiêu của bậc học này được quy định trong Luật giáo dục là: “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã chỉ rõ: “Phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm”. Nằm trong hệ thống giáo dục phổ thông, nhà trường THPT có những đặc thù riêng của mình đòi hỏi đội ngũ giáo viên THPT phải đạt được những chuẩn mực nhất định. Mục tiêu đào tạo của trường Đại học nhằm đào tạo và bồi dưỡng những giáo viên có trình độ Đại học và sau Đại học, giác ngộ XHCN, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có lý tưởng nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức vững chắc đảm bảo sẵn sàng làm tốt nhiệm vụ đào tạo và giáo dục học sinh trong nhà trường THPT và sinh viên các trường Đại học khác.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo đức luôn có một khoảng cách. Nhà giáo dục cần phải nối liền khoảng cách này làm cho ý thức đạo đức và hành vi đạo đức của sinh viên có sự thống nhất cao độ, yếu tố làm cho ý thức đạo đức
thể hiện trong hành vi đạo đức, đó là thói quen đạo đức. Muốn có thói quen đạo đức cần phải tổ chức hoạt động sao cho hành vi đạo đức ở học sinh được lặp đi lặp lại có hệ thống. Cùng với nghị lực cá nhân là yếu tố đảm bảo cho ý thức đạo đức biến thành thói quen trong hành vi đạo đức, mà nghị lực chỉ có được khi học sinh có hiểu biết sâu sắc các phạm trù, quy tắc, chuẩn mực đạo đức, có niềm tin đạo đức vững bền, có tình cảm đạo đức mãnh liệt, biểu hiện thành hành vi, hành động của bản thân một cách tốt đẹp.
Như vậy, ý thức hình thành, phát triển, biểu hiện thành hành vi, hành động và hướng dẫn hành vi hành động phù hợp với quy tắc chuẩn mực của xã hội, đồng thời có tác động trở lại bổ sung cho ý thức, làm tăng thêm niềm tin và tình cảm đạo đức. Biểu hiện về sự trưởng thành của ý thức không phải là những lời hay ý đẹp mà là những hành vi thực tế, nhu cầu nguyện vọng thực hiện những điều cá nhân đã ý thức được trong các mối quan hệ với người khác, với lao động, học tập, với nghề, với tài sản tập thể, với môi trường, bản thân và pháp luật của Đảng và Nhà nước. Nguyên tắc này đòi hỏi khắc phục tình trạng không ăn khớp giữa lời nói và việc làm, giữa việc nên và không nên, giữa động cơ bên trong và hành động bên ngoài trong quá trình phát triển nhân cách của người học.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Đặc điểm ở mỗi con người thì mang tính lịch sử, tính xã hội, tính dân tộc và giai cấp có nghĩa là thường xuyên biến đổi theo yêu cầu phát triển của xã hội ngày càng văn minh. Các phẩm chất đạo đức có giá trị tương đối bền vững luôn mang ý nghĩa nhân bản chứa đựng sự cảm thông giữa con người với con người, khác với các loài động vật. Do vậy, ngoài việc giáo dục những phẩm chất chung cần thiết cho mọi người, phù hợp với giai đoạn phát triển của lịch sử, thì cần phải giáo dục yếu tố đạo đức mang tính nghề nghiệp. Ở đây khác hẳn với các nghề nghiệp khác, người sinh viên sư phạm phải được
rèn luyện, giáo dục những phẩm chất của một thầy giáo, cô giáo nhằm trở thành những nhà sư phạm mẫu mực, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.Vì vậy, không chỉ về nội dung giáo dục đạo đức mà phương pháp giáo dục cũng rất quan trọng.
Khác với nhiều nghề nghiệp khác, người thầy giáo được coi là “kỹ sư tâm hồn”, nghề đào tạo con người, cho nên sự gương mẫu toàn diện của cá nhân là con đường, phương pháp trực tiếp giáo hóa học sinh có tác dụng mạnh mẽ nhất. Đồng thời trong quá trình học tập ở trường sư phạm, sinh viên cũng cần bồi dưỡng những tình cảm yêu nghề, yêu người vì đây là nghề thường xuyên tiếp xúc với thế hệ trẻ. Chính vì thế, nghề thầy giáo cũng là nghề rất khó khăn và vất vả nếu khi làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng của mình.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Trong quá trình giáo dục đạo đức không được phân chia quá trình này thành những khâu riêng biệt hay các bộ phận tách rời nhau một cách cô lập, máy móc. Chẳng hạn không thể tách rời tình yêu thương của gia đình ra khỏi sự tôn kính đối với thầy cô và những người có công chăm sóc, giáo dục mình.
Trong mọi hình thức tổ chức giáo dục, mọi dạng giao lưu, mọi phương tiện, phương pháp được sử dụng đều có thể tác động đến toàn bộ nhân cách người học. Tất nhiên mức độ tác động, ảnh hưởng của nó mạnh hoặc yếu khác nhau, do đó trong những thời gian nhất định có thể đặt ra nhiệm vụ ưu tiên về một thuộc tính nào đó trong nhân cách, nhưng không thể tách rời đối với các thuộc tính khác. Nguyên tắc này yêu cầu nhà giáo dục phải quan tâm đến việc sử dụng các hình thức tổ chức giáo dục, phương pháp, phương tiện giáo dục một cách chặt chẽ để hỗ trợ cho nhau nhằm phát huy mặt tích cực của mỗi loại.
Mặt khác phải đảm bảo sự thống nhất và kết hợp chặt chẽ giữa quá trình dạy học và quá trình giáo dục, giữa giáo dục và tự giáo dục, giữa gia đình và nhà trường, xã hội theo một môi trường công dân chân chính.