CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG
2.3 Phân tích thực trạng thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Về xây dựng, ban hành các hướng dẫn, quy định thực hiện chính sách đối với người khuyết tật:
Các chính sách trợ giúp xã hội trong đó có trợ giúp người khuyết tật thường xuyên thay đổi dẫn đến việc các hướng dẫn cụ thể chưa rõ ràng.
Điều kiện thực tế của địa phương còn khó khăn về kinh phí, hạ tầng giao thông chưa đảm bảo, chưa quy hoạch được các khu vực công cộng đáp ứng cho người khuyết tật tiếp cận và sử dụng nên địa phương gặp khó khăn trong việc xây dựng các kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ tiện ích, công cộng, mọi sự hỗ trợ người khuyết tật hầu hết đều do tự phát của cộng đồng và các tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ.
- Công tác giáo dục, tuyên truyền đạt hiệu quả chưa cao, chủ yếu ở việc đưa tin hội nghị, hội thảo, tập huấn, giới thiệu thông tin, hình ảnh về các hoạt động... hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức còn chưa sâu rộng,
phương pháp truyền thông chưa phù hợp với các dạng tật khác nhau nên thông tin chưa bao phủ hết với tất cả người khuyết tật.
- Về thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề - giải quyết việc làm cho người khuyết tật :
Người khuyết tật có nhu cầu học nghề nhiều nhưng do địa phương không bố trí được cơ sở vật chất, địa điểm phù hợp để thực hiện công tác giảng dạy; chưa có đội ngũ giáo viên có nguyện vọng hay nhu cầu và cũng không đáp đủ về chuyên môn đặc thù để thực hiện công tác giảng dạy cho người khuyết tật. Hằng năm, địa phương cũng chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo nghề cho người khuyết tật và chưa được bố trí kinh phí riêng cho hoạt động đào tạo nghề đối với người khuyết tật.
Đối với người khuyết tật đã có nghề nhưng lại không có công việc ổn định là do các nguyên nhân sau:
Địa phương hầu như không có đơn vị, tổ chức hay cơ sản xuất kinh doanh nào có lĩnh vực hoạt động hay loại hình kinh doanh đáp ứng nhu cầu công việc của người khuyết tật. Và các tổ chức, đơn vị, các cơ sở kinh doanh cũng không có nhu cầu tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc do không đáp ứng về chuyên môn hay năng lực cá nhân. Chưa có kế hoạch phát triển các loại hình phát triển kinh tế có các ngành nghề phù hợp với nhu cầu việc làm và khả năng của người khuyết tật như: các ngành nghề thủ công (đan lát,
…), công nghệ thông tin, phát triển các cơ sở giáo dục có giáo viên là người khuyết tật…
- Về thực hiện công tác bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật:
Tiêu chí để xác định đối tượng được hưởng chính sách đối với người khuyết tật chưa rõ ràng, nhất là người bị các dạng khuyết tật về thần kinh – tâm thần, trí tuệ, khuyết tật khác..; Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thường xuyên thay đổi thường xuyên, ít được tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nên thực hiện công tác xét duyệt xác định chưa được chính xác.
Công tác quản lý, xét duyệt hồ sơ chính sách trợ giúp người khuyết tật chưa chặt chẽ. Một bộ phận công chức làm công tác chính sách còn thiếu sự
chuyên nghiệp dẫn đến việc tổ chức thực hiện chưa nghiêm, công việc nhiều lúc tồn đọng, chưa đảm bảo thời để hoàn thành theo đúng kế hoạch. Trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác chính sách chưa đồng đều, tổ chức bộ máy chưa đủ mạnh để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn.
- Về hoạt động của Hội Người khuyết tật huyện Di Linh:
Hội Người khuyết tật huyện Di Linh đã được thành lập một thời gian dài nhưng hoạt động còn mang tính chất biệt lập, chưa hiệu quả do nhiều nguyên nhân:
Hội chưa được chưa có địa điểm làm việc cố định do chính quyền địa phương chưa xin được chủ trương bố trí trụ sở cho các tổ chức chuyên biệt ngoài công lập hoạt động;
Nhân sự quản lý của Hội nhiều người chưa đạt chuẩn về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nên thực hiện việc điều hành hoạt động của Hội người khuyết tật chưa được hiệu quả. Ít được tham gia các chương trình bồi dưỡng, các hội nghị tập huấn về công tác người khuyết tật nên hạn chế về năng lực quản lý điều hành và xác định đúng chức năng của Hội.
Các cấp, các ngành liên quan chưa thật sự quan tâm đến hoạt động của Hội người khuyết tật nên việc hướng dẫn cũng như phối hợp với Hội thực hiện các công tác liên quan đến người khuyết tật chưa được đầy đủ và đảm bảo bảo quyền lợi của người khuyết tật, nhất là trong việc giúp người khuyết tật nắm được các chế độ, chính sách trợ giúp đối với bản thân.
Do kinh phí địa phương hằng năm phải cân đối cho nhiều lĩnh vực nên chưa thể bố trí riêng nguồn kinh phí hoạt động cho Hội Người khuyết tật huyện.
Các xã chưa thể phát triển chi Hội của Hội người khuyết tật do đời sống của đại bộ phận người khuyết tật còn khó khăn, khó tìm người lãnh đạo chi hội. Hầu hết người khuyết tật đều phải sống dựa vào gia đình và kinh tế của các hộ gia đình có người khuyết tật phần lớn đều gặp khó khăn do những thành viên khác trong gia đình còn phải nỗ lực để chăm lo, bù đắp cho người
khuyết tật trong gia đình của họ nên chưa có điều kiện và thời gian để tham gia hoạt động.
- Về chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người khuyết tật:
Do địa phương chỉ có Trung tâm y tế cấp huyện, là đơn vị thực hiện chức năng về chăm sóc sức khỏe tổng thể cho cộng đồng, không phải là đơn vị y tế chuyên về một chuyên khoa y tế riêng biệt nên cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đặc thù cho việc chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người khuyết tật chưa đáp ứng được.
- Về đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách đối với người khuyết tật:
Đội ngũ cán bộ cấp xã thường xuyên biến động, không ổn định do nhiều nguyên nhân như: nghỉ việc, luân chuyển công tác, một số người bị tinh giảm biên chế vì là cán bộ hoạt động không chuyên trách, một số là cán bộ mới được tuyển dụng do thi đậu công chức cấp xã nên chuyên môn còn yếu.
Số lượng các hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn còn hạn chế, thời gian tập huấn chưa đảm bảo đủ; giáo trình tập huấn còn chung chung, sơ sài nên ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. là những người trực tiếp thực hiện chính sách.
Mặt khác, ở cấp xã, ngoài nhân lực còn yếu thì trang thiết bị, máy móc còn thiếu, trình độ hạn chế nên việc cập nhật thông tin qua internet còn chậm, chủ yếu nắm các thông tin qua các văn bản, hướng dẫn từ cấp trên; phương pháp làm việc chưa khoa học, chưa có sự gắn kết và hỗ trợ chặt chẽ giữa các ban, ngành dẫn đến hiệu quả công việc còn chưa cao.
Sự phối hợp giữa các cơ quan, cán bộ, công chức thực thi chính sách từ thôn, tổ dân phố đến xã, thị trấn, huyện còn chưa chặt chẽ, kịp thời, dẫn đến việc gây khó khó khăn, sai, sót trong việc rà soát đối tượng người khuyết tật.
- Về kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách đối với người khuyết tật:
Địa phương gặp khó khăn về kinh phí thực hiện công tác người khuyết tật, tuy nhiên hằng năm lại chưa quan tâm đến việc xây dựng báo cáo thuyết minh chi tiết nội dung thực hiện công tác người khuyết tật, cụ thể là việc thực
hiện những chương trình, đề án liên quan đến người khuyết tật và các chính sách đặc thù dành cho người khuyết tật tại địa phương để bảo vệ dự toán với Sở tài chính tỉnh Lâm Đồng.
- Việc kiểm tra, đánh giá, giám sát trong việc thực thi chính sách còn hạn chế do chưa có các chỉ số rõ ràng để đánh giá kết quả thực hiện chính sách trợ cấp, trợ giúp, đánh giá chất lượng và mức độ bao phủ của chính sách, mức độ hài lòng của người khuyết tật.