1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
1.3.1. VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở TRUNG QUỐC
Nhà nước Trung Quốc đã tiến hành cải cách kinh tế và ban hành quyết định cải cách hệ thống KH - CN để mở đường cho thị trường KH - CN ra đời.
Công cuộc cải cách kinh tế được tiến hành từ năm 1978 đã có tác động lớn đến hệ thống KH - CN và cải cách hệ thống này đã trở thành một bộ phận cấu
thành quan trọng trong quá trình cải cách kinh tế của Trung Quốc. Đến năm 1985 cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự ra đời của thị trường công nghệ Trung Quốc đánh dấu bởi “ Quyết định về cải cách hệ thống khoa học - công nghệ” , trong đó quy định thực hiện cơ chế thị trường trong vận hành hệ thống R&D.
Mục đích hình thành thị trường công nghệ là “nơi” trung gian diễn ra các giao dịch giữa bên cung ( tổ chức R&D) và bên cầu KH - CN (người sử dụng các sản phẩm của tổ chức R&D). Nhà nước Trung Quốc ban hành luật để thị trường KH - CN vận hành. Để thị trường này có thể vận hành một loạt quy định đã được ban hành như Luật về hợp đồng công nghệ năm 1987. Các giao dịch liên quan đến công nghệ cũng được qui định cụ thể tại luật này như hợp đồng phát triển công nghệ, CGCN, hợp đồng tư vấn công nghệ, hợp đồng dịch vụ công nghệ. Quyết định năm 1985 cũng qui định việc giảm trợ cấp của Nhà nước đối với các tổ chức R&D nhằm gây áp lực và buộc các tổ chức này phải chuyển hướng hoạt động theo nhu cầu thực tế về KH - CN.
Mặc dù vậy đến cuối những năm 1980, một thị trường công nghệ đầy đủ vẫn chưa được hình thành ở Trung Quốc. Hệ thống KH - CN vẫn hoạt động như các đơn vị hành chính và mối quan hệ giữa KH - CN với doanh nghiệp chưa được cải thiện. Phân bổ nhân sự chưa hợp lý và tính linh hoạt trong di chuyển nhân sự rất hạn chế. Các tổ chức R&D đã được trao quyền tự chủ nhiều hơn, nhưng các tổ chức này rất khó khăn để tồn tại trên thị trường.
Vì vậy, Nhà nước Trung Quốc đề ra các biện pháp tiếp theo nhằm tăng tính hiệu quả của thị trường công nghệ bao gồm : Sáp nhập các tổ chức R&D vào các doanh nghiệp; Chuyển đổi các tổ chức công nghệ ngành đặc biệt là chương trình hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp công nghệ mới (NTEs) và phát triển mạnh mẽ hơn các thể chế hỗ trợ thị trường.
Có thể nói, cải cách của Trung Quốc trong lĩnh vực này bắt nguồn từ những thay đổi về tư duy về vai trò và phương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động KH - CN. Nhà nước chuyển từ vai trò là người chỉ huy và tham
gia trực tiếp sang là người tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích các hoạt động KH - CN; tạo điều kiện gắn kết hoạt động KH - CN với phát triển kinh tế thông qua thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH - CN và tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp hướng tới đổi mới công nghệ, từ đó tăng cầu về hàng hóa KH - CN. Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc trong lĩnh vực này có thể rút ra một số kinh nghiệm về vai trò của Nhà nước trong việc phát triển thị trường KH - CN như sau:
Một là, Nhà nước phải ban hành hệ thống văn bản pháp luật cho phát triển thị trường KH - CN.
Để đảm bảo cho thị trường KH - CN hoạt động trong môi trường pháp lý thuận lợi, Nhà nước Trung Quốc đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật liên quan như:
+ Luật SHTT
+ Luật hợp đồng công nghệ, đăng ký công nhận hợp đồng công nghệ, các biện pháp ưu đãi
+ Luật thúc đẩy chuyển hóa thành quả KH - CN + Qui định về hệ thống dịch vụ giao dịch công nghệ
+ Qui định về cấp chứng chỉ hành nghề môi giới công nghệ + Qui định về đánh giá tài sản công nghệ
+ Qui định về quản lý thị trường thông tin
Khi thiết kế các điều luật trên, Trung Quốc rất chú ý đến khả năng thực thi các điều luật đó trên thực tế. Đồng thời đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao hiệu lực của các văn bản pháp luật bằng cách:
+ Ban hành các chế tài đủ mạnh để trừng phạt những hành vi trái pháp luật và đảm bảo thực thi các chế tài đó
+ Nâng cao năng lực của hệ thống các cơ quan thực thi pháp luật nhằm cải thiện tốt hơn và thuận lợi hơn cho các đối tượng tham gia
+ Các dịch vụ hỗ trợ việc thực thi văn bản pháp luật phải được mở rộng theo hướng thuận lợi và hõ trợ những đối tượng tham gia như thủ tục hành chính đăng ký hợp đồng công nghệ, các dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền SHTT, hệ thống thông tin liên quan đến các văn bản pháp luật ban hành
Hai là, Nhà nước Trung Quốc tiến hành cải cách các tổ chức R&D để thương mại hóa các hoạt động và sản phẩm KH - CN.
Thời kỳ đầu của cải cách theo hướng này Nhà nước đã thực hiện:
+ Giảm trợ cấp đối với các tổ chức R&D nhằm gây áp lực và buộc các tổ chức này phải chuyển hướng hoạt động theo nhu cầu thực tế về KH - CN.
Đồng thời, Nhà nước cũng cho phép tất cả các tổ chức R&D và các cá nhân được phép giữ lại một phần thu nhập từ thị trường của mình nhằm kích thích hoạt động R&D.
+ Nâng cao quyền tự chủ của các tổ chức nghiên cứu và phát triển R&D.
Các giám đốc tổ chức R&D được trao quyền tự chủ hơn trong việc quyết định về một dịch vụ R&D trong hợp đồng với khách hàng của họ; thành lập liên doanh với các doanh nghiệp, bộ phận thiết kế mẫu mã và các viện của các trường đại học; bộ máy tổ chức và nhân sự của cơ quan; thu nhập của họ từ hợp đồng và tham gia hoạt động hợp tác quốc tế được giữ lại ngoại tệ thu được theo quy định của Nhà nước.
- Với các biện pháp trên nhiều tổ chức R&D vẫn không đứng vững trên thị trường. Trước thực trạng trên, Nhà nước Trung Quốc đã thực hiện sáp nhập các tổ chức R&D vào các doanh nghiệp nhằm kết nối R&D với trình chuyển sang cơ chế thị trường không đủ năng lực tài chính khi sáp nhập.
Trong khi đó các tổ chức R&D không chỉ thiếu trang thiết bị mà còn thiếu kinh nghiệm trong phối hợp nghiên cứu với sản xuất và khó thích nghi với những thay đổi nhanh về cơ chế hoạt động và tổ chức của một doanh nghiệp kinh doanh. Bên cạnh đó là nhận thức và nỗ lực của các bộ chủ quản. Kết quả
là chỉ có vài trong số vài nghìn tổ chức R&D tiến hành sáp nhập. Chính vì vậy, thành lập các doanh nghiệp công nghệ mới và chuyển đổi hoàn toàn nhằm cơ cấu lại các tổ chức R&D công nghệ ngành đang tồn tại là một bước cải cách tiếp theo được thực hiện. Việc cơ cấu lại các tổ chức R&D theo năm hình thức: Hợp nhất vào các doanh nghiệp đang tồn tại; tiếp tục thành lập các tổ chức công nghệ mới và mở rộng các khu phát triển công nghệ; chuyển đổi hoàn toàn sang loại hình doanh nghiệp công nghiệp mới và công nghệ cao;
chuyển đổi thành các Trung tâm nằng suất cung cấp dịch vụ công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và thành lập trung tâm tư vấn, cuối cùng là giữ lại một số ít các viện của Nhà nước để cung cấp hạ tầng công nghệ cho nền kinh tế.
Ba là, Nhà nước Trung Quốc chú ý xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường:
* Hỗ trợ thị trường thông qua các chính sách tài chính, tín dụng:
- Thực hiện cơ chế cạnh tranh trong cấp vốn từ ngân sách và các nguồn khác cho KH - CN. “Quĩ khoa học tự nhiên quốc gia” được thành lập (1986) để phân phối vốn của chính phủ Trung ương cho nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng thông qua xét duyệt dựa trên nguyên tắc năng lực của bên đề xuất dự án. Đồng thời áp dụng thủ tục đấu thầu cạnh tranh đầu tư của chính phủ vào các dự án KH - CN đã được đưa vào kế hoạch 5 năm.
- Thực hiện các chính sách thuế, tín dụng ưu đãi và các chương trình cho vay đặc biệt trong việc phát triển các sản phẩm mới quan trọng hoặc đối với các doanh nghiệp công nghệ cao trong khu công nghệ cao.
* Chính sách nhằm nâng cao tính linh hoạt của nhân sự KH - CN bằng cách thay thế chế độ biên chế suốt đời bằng tuyển dụng theo hợp đồng và cho phép nhân sự KH - CN hành nghề thứ hai chừng nào họ hoàn thành tốt nhiệm vụ chính được giao.
* Hình thành các tổ chức trung gian trên thị trường KH - CN:
- Thành lập Khu phát triển công nghệ mới. Các khu này giúp các tổ chức công nghệ mới về các vấn đề cấp phép, đánh thuế, giao dịch quốc tế, tuyển dụng lao động, SHTT...Một số khu còn đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giống như các công viên công nghệ, vườn ươm công nghệ...
- Thành lập các trung tâm dịch vụ cho các doanh nghiệp KH - CN; trung tâm cung cấp dịch vụ KH - CN cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trung tâm tư vấn…
- Tổ chức những hình thức chợ giao dịch công nghệ. Chợ công nghệ là các hoạt động giao dịch công nghệ được tiến hành tại một điểm nhất định trong một thời gian nhất định, tập trung triển lãm các thành quả công nghệ, tổ chức các bên thương thảo với nhau và ký kết các hợp đồng chuyển giao.
- Hình thành các thể chế tài chính như: Quĩ cho vay, Quĩ đầu tư mạo hiểm, Sở giao dịch chứng khoán công nghệ đảm bảo cấp vốn cho các hoạt động KH - CN.
Những cải cách trên đây của Nhà nước Trung Quốc để phát triển thị trường KH - CN không phải là các biện pháp biệt lập mà gắn với toàn bộ quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, tạo ra thị trường cạnh tranh khiến các doanh nghiệp phải tăng cầu đối với các sản phẩm KH - CN. Vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển thị trường KH -CN và việc phân cấp trao thêm quyền cho các địa phương cũng làm tăng hiệu quả vận hành của thị trường KH - CN.