CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
3.1. BỐI CẢNH MỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ NHÀ NƯỚC
3.1.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ
* Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ
Thế giới đã trải qua 2 cuộc cách mạng kỹ thuật và ngày nay đang diễn ra cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ ba (còn gọi là cách mạng công nghệ). Cách mạng công nghệ (được bắt đầu từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX) đã làm cho nền kinh tế thế giới có những thay đổi hết sức to lớn. Cách mạng KH - CN hiện đại làm thay đổi lực lượng sản xuất của xã hội hiện đại, thực hiện vai trò dẫn đường trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc trưng của cách mạng KH - CN hiện đại là tri thức đóng vai trò trung tâm của sự phát triển, các ngành có hàm lượng KH - CN cao chiếm vị trí đầu tàu trong nền kinh tế.
Cách mạng KH - CN hiện đại phát triển làm cho mỗi một sản phẩm được tạo ra trong xã hội có hàm lượng trí tuệ ngày một gia tăng, trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị của sản phẩm. Lợi thế cạnh tranh chủ yếu của mỗi nền kinh tế phụ thuộc vào khả năng vận dụng KH - CN vào các ngành kinh tế.
Xu thế phát triển của cách mạng KH - CN hiện đại đã khẳng định tài sản trí tuệ, KH - CN, thị trường KH - CN có vai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt là việc sản xuất ra các sản phẩm KH - CN tiên tiến, hiện đại, có hàm lượng tri thức cao, mang lại giá trị lớn. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt nam có nhứng định hướng về chính sách và các ưu tiên chiến lược phát triển kinh tế tri thức để vừa làm tăng cung,
vừa làm tăng cầu hàng hóa KH - CN. Đó là những điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển thị trường KH - CN trên thế giới.
* Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và có những biểu hiện mới.
Ngày nay TCH đang trở thành xu hướng tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới. TCH mở ra thời cơ lớn cho mọi dân tộc phát triển. Nó cho phép các nước đang phát triển có cơ hội và điều kiện để tiếp nhận các dòng vốn, công nghệ; Mở rộng thị trường; Tiếp nhận kỹ năng và kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển cao nhất. Các nền kinh tế đang phát triển và kinh tế chuyển đổi sẽ có cơ hội để thực hiện mô hình phát triển rút ngắn, nghĩa là thông qua HNKTQT để đi tắt và tiến tới những bước phát triển cao hơn trên cơ sở hưởng thụ và vận dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài đã được khai thông và kết nối với các nguồn lực bên trong.
Nhờ TCH, thị trường KH - CN của các quốc gia được kết nối với thị trường KH - CN thế giới. Nhờ đó, thị trường đó của mỗi quốc gia sẽ phát triển hết sức nhanh chóng cả về quy mô và trình độ.
TCH và HNKTQT được đẩy mạnh và là xu hướng chủ đạo trong sự vận động của kinh tế thế giới. TCH thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất. TCH làm sâu sắc hơn sự chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế, kích thích gia tăng sản xuất không chỉ ở cấp quốc gia mà còn trên quy mô toàn thế giới, làm cho cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt dẫn đến việc các doanh nghiệp, các chủ thể phải đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động.
TCH và HNKTQT làm cho tự do hóa thương mại, đầu tư, tài chính, CGCN được đẩy mạnh ở cả cấp độ song phương và đa phương, khu vực và toàn cầu. Các định chế, thể chế kinh tế quốc tế, trong đó có các định chế liên quan đến thị trường KH - CN ngày càng hoàn thiện, phát triển,
tạo điều kiện cho việc thâm nhập, phụ thuộc lẫn nhau giữa thị trường KH - CN ở các quốc gia.
Sự hợp tác quốc tế về KH - CN ngày càng phát triển và trở nên cần thiết đối với các nước. Do hoạt động KH - CN hiện nay đòi hỏi sự đầu tư lớn về vốn, công nghệ, nhân lực và để phát huy lợi thế so sánh trong nghiên cứu KH - CN, các quốc gia ngày càng tăng cường hợp tác với nhau trong nghiên cứu triển khai thị trường KH - CN.
Bên cạnh đó, xu hướng TCH và HNKTQT có biểu hiện mới đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đó là: Thay đổi các thể chế, nguyên tắc trong các hiệp định quốc tế cho phù hợp với tình hình mới; Gia tăng sự liên kết giữa các nước trong việc giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu; Định vị lại sức mạnh và quyền chi phối kinh tế thế giới của các trung tâm kinh tế; Tái cấu trúc lại nền kinh tế thế giới và nền kinh tế mỗi quốc gia.
Như vậy, phần lớn các hoạt động KH - CN ngày nay mang tính quốc tế, do nhiều nhà khoa học của nhiều quốc gia cùng tham gia. Các nước phát triển, các công ty xuyên quốc gia đầu tư nhiều cơ sở nghiên cứu ở các nước đang phát triển nhưng trung tâm nghiên cứu KH - CN chủ yếu vẫn ở các nước phát triển. Hình thức hợp tác quốc tế trong khoa học ngày càng đa dạng. Các nhà khoa học ở các nước khác nhau đã cộng tác với nhau và với các nhà doanh nghiệp để cho ra các công nghệ mới, sản phẩm mới. Như vậy xu hướng TCH, HNKTQT có vai trò quan trọng để phát triển thị trường KH - CN ở mỗi nước, do đó Việt Nam cần có chính sách hội nhập thích hợp để tiếp thu tác động tích cực từ bên ngoài.
* Nền kinh tế thế giới có những biến đổi nhanh chóng
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH - CN hiện đại và xu hướng TCH, HNKTQT, nền KTTT thế giới có bước phát triển và biến
đổi mạnh mẽ.
Trong nền KTTT phát triển, trước áp lực ngày càng lớn của cạnh tranh các nhà sản xuất, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng gia tăng đầu tư và đổi mới công nghệ trong sản xuất nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh.
Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt của nền KTTT toàn cầu hóa, các doanh nghiệp mới thường ra đời từ một sáng chế, một công nghệ mới. Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu ráo riết hiện nay không còn chỗ đứng cho các doanh nghiệp làm ăn theo đường mòn không chịu đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm.
Bên cạnh đó nền kinh tế thế giới đang trải qua những bước thăng trầm, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ra tổn thất nặng nề cho nền kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng kinh tế này diễn ra cùng với khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng khí hậu và môi trường. Do vậy sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ có sự tái cấu trúc nền kinh tế và có sự biến đổi nhanh chóng, kinh tế tri thức được phát triển mạnh mẽ, KH - CN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển, các nước phát triển sẽ tập trung phát triển công nghệ cao và đồng thời chuyển dịch công nghệ thấp cho các nước đang phát triển. Nước ta là nước đang phát triển cần có chính sách đổi mới công nghệ để tăng cường cạnh tranh với các sản phẩm của nước khác đồng thời có chính sách tao môi trường thuận lợi để thu hút những công nghệ hiện đại vào trong nước để phát triển thị trường KH - CN trong nước.
* Xu hướng hoà bình, hợp tác vì sự tiến bộ và phát triển tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thị trường khoa học-công nghệ
Sau khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới không còn sự đối đầu giữa hai thế cực đối lập Mỹ và Liên Xô. Bối cảnh mới của thế giới làm cho kinh tế trở thành trọng tâm trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới. Các nước nằm trong quan hệ phụ thuộc lẫn nhau nên sự phát triển
kinh tế của nước này là điều kiện cho sự phát triển kinh tế của nước khác, bất kể đó là nền kinh tế lớn hay nhỏ. Theo đó, sự bất ổn ở một nước nào đó về chính trị, kinh tế, an ninh, môi trường... hiển nhiên là ảnh hưởng không tốt đến các nước khác.
Hoà bình trở thành điều kiện tiên quyết cho hợp tác và phát triển.
Ngay các nước lớn cũng không thể vượt qua xu thế đó và phải điều chỉnh cách ứng xử trong các quan hệ quốc tế. Đứng trước những mâu thuẫn, tranh chấp, con đường giải quyết đã thiên về đối thoại thoả hiệp, thương lượng và tránh xung đột đối đầu. Các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, tăng cường hiểu biết đối thoại, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau... trở thành đòi hỏi của tuyệt đại đa số các quốc gia.
Khi thương mại hàng hoá - dịch vụ toàn cầu đã kết nối thành mạng thương mại điện tử rộng khắp, khi các dòng vốn quốc tế xoắn bện chặt chẽ với nhau với một mức lưu chuyển chóng mặt 2000 tỷ USD/ngày... thì sự liên kết về chính sách phát triển ngày càng chặt chẽ hơn bao giờ hết. Thế giới đứng trước một rủi ro chung. Sự đổ vỡ của mắt xích nào trong hệ thống này sẽ ảnh hưởng hoặc dẫn đến sự đổ vỡ của cả hệ thống. Do đó, sự hợp tác và phát triển trên nhiều góc độ: Vĩ mô và vi mô, quốc gia và tổ chức quốc tế, khu vực và liên lục địa... tất yếu sẽ là phổ biến. Một thế giới hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển sẽ là dòng chảy chủ yếu của thế giới trong thiên niên kỷ thứ 3.
Xu hướng hoà bình, hợp tác vì sự tiến bộ và phát triển góp phần mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác, trao đổi giữa các quốc gia về KH - CN; khuyến khích, tạo điều kiện và đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ... Đó là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thị trường KH - CN thế giới và ở mỗi quốc gia. Trước xu thế này, Việt Nam có chính sách đầu tư mở cửa để hợp tác với các nước khác về KH - CN để phát
triển nhanh thị trường KH - CN trong nước.
Như vậy, bối cảnh quốc tế có những tác động lớn đến vai trò của Nhà nước trong phát triển thị trường KH - CN trên thế giới.