XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA KH - CN, THỊ TRƯỜNG KH - CN

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường khoa học công nghệ ở việt nam hiện nay luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 122 - 127)

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

3.2. QUAN ĐIỂM VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

3.3.2. XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA KH - CN, THỊ TRƯỜNG KH - CN

Chúng ta cần đổi mới cơ chế chính sách sử dụng và quản lý nguồn nhân lực KH - CN. Sở dĩ trong thời gian qua, giữa nghiên cứu và sản xuất chưa có

sự liên thông đã xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám” hoặc thụ động, ỷ lại trong một bộ phận cán bộ khoa học là vì hệ thống cơ chế chính sách của chúng ta còn bất hợp lý, chưa thực sự là đòn bẩy tích cực, sáng tạo, khả năng cống hiến, say sưa nghiên cứu của các nhà khoa học, thực sự mở đường cho nối kết giữa khoa học và sản xuất, đời sống. Cơ chế, chính sách và môi trường hoạt động là nhân tố quan trọng, quyết định đến khả năng sáng tạo của mỗi người, đến chất lượng nguồn nhân lực khoa học và sự hình thành phát triển thị trường KH - CN.

Để khai thác xây dựng nguồn nhân lực KH - CN đủ mạnh, đáp ứng nhu cầu của thị trường KH - CN cần tập trụng vào một số vấn đề sau:

Một là, cơ chế, chính sách phải đảm bảo sự công bằng trong phân phối đối với lao động khoa học. Khắc phục tình trạng bình quân, cào bằng, làm khoa học kiểu dàn đều. Những công trình có giá trị hiệu ích lớn, xuất sắc phải được trả công xứng đáng. Đối với các nhà khoa học, sự hài hòa lợi ích vật chất và tinh thần là rất quan trọng. Nhà nước cần tăng cường, bổ sung chính sách nhằm tôn vinh những giá trị tinh thần đối với các nhà khoa học lớn, có tên tuổi.

Hai là, Đảng, Nhà nước cần khuyến khích sự tìm kiếm, sáng tạo tư duy mới. Xây dựng một môi trường thật sự dân chủ trong nghiên cứu khoa học. Thông qua các sinh hoạt, các hội thảo khoa học, các nhà khoa học được nói, được viết, được thể nghiệm hết tư tưởng, năng lực sáng tạo của mình. Có thể xuất bản những bản tập san có tính chất diễn đàn chuyên đề để tham luận những quan điểm, kết quả nghiên cứu. Lập nhiều phòng thí nghiệm, các công viên khoa học để các nhà khoa học có điều kiện thể hiện, tiếp cận thông tin, giao tiếp trao đổi chuyên ngành.

Ba là, có chính sách thu hút mọi hiền tài của đất nước tham gia vào các hoạt động sáng tạo trong khoa học. Những công trình sáng tạo, phát minh từ thực tế cuộc sống, mang lại hiệu ích cao cần được đặc biệt nghiên cứu thẩm

định và Nhà nước đầu tư thỏa đáng, kịp thời. Thực tế trong thời gian qua có nhiều công trình sáng tạo, những ý tưởng mới được nảy sinh từ thực tiễn nhưng các cơ sở khoa học cơ quan nhà nước chưa thực sự nhạy bén, nắm bắt, đánh giá, thẩm định mà nó vẫn là ý tưởng hoặc rơi vào thinh không, thiếu sự quan tâm đúng mức. Có thể coi đó cũng là một hiện tượng lãng phí chất xám và sự thờ ơ với những sáng tạo. Hiện nay có hàng nghìn nhà khoa học là người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài. Nhiều người có những phát minh tầm cỡ thế giới, có kinh nghiệm hoạt động trong thị trường KH - CN.

Họ có tình cảm và mong muốn đóng góp cho quê hương, đất nước. Đây cũng là vốn quý, một nguồn nhân lực khoa học quan trọng cần được khai thác cho quá trình chấn hưng đất nước. Tuy nhiên nhiều người cảm thấy cơ chế, chính sách của ta chưa thuận lợi, thái độ của chính quyền chưa thật tôn trọng, đánh giá cao, vì vậy, họ còn e dè hợp tác với ta. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách để thu hút các nhà khoa học có điều kiện cống hiến cho đất nước, giao lưu truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm cho các nhà khoa học, các cơ sở sản xuất trong nước.

Bốn là, quản lý tốt nguồn nhân lực hiện có để xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH - CN và sử dụng một cách có hiệu quả phục vụ cho sự phát triển đất nước, tránh sự hao phí nguồn nhân lực. Việc quản lý nguồn nhân lực KH - CN phải kết hợp chặt chẽ cả ba khâu: sản xuất, tiêu dùng và tái tạo nguồn nhân lực. Ở đây liên quan đến cơ chế chính sách đặc biệt liên quan đến công tác tổ chức cán bộ. Nhà nước cùng mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi lĩnh vực phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học. Chủ động tìm kiếm, phát hiện và đào tạo nhân tài để bổ sung cho đội ngũ cán bộ khoa học. Có quy hoạch tổng thể, cụ thể cho mỗi lĩnh vực, mỗi ngành. Thường xuyên nắm chắc số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học; quản lý chặt chẽ các hoạt động chuyên môn, bố trí, sắp xếp phù hợp với chuyên ngành

được đào tạo. Quản lý, theo dõi, và đánh giá kịp thời qúa trình phấn đấu, cống hiến kịp tời điều chỉnh những tư tưởng quan điểm sai trái “ khoa học phi chính trị ”tránh để rơi vãi thất thoát cán bộ khoa học.

Để xây dựng nguồn nhân lực cho thị trường KH - CN cần đổi mới toàn diện lĩnh vực giáo dục đào tạo theo nhu cầu phát triển của thị trường KH - CN.

Chất lượng nguồn nhân lực KH - CN phụ thuộc lớn vào chất lượng giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH - CN cần phải:

Một là, tiếp tục đổi mới nội dụng và phương pháp giáo dục, đào tạo. Nội dung giáo dục, đào tạo phải cập nhật tri thức mới hiện đại gắn với đất nước và thế giới, khắc phục tình trạng lý thuyết suông, giáo điều, kinh viện. Từ thực tiễn bức xúc của cuộc sống mà lựa chọn nội dung đào tạo cho phù hợp.

Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phải kích thích tư duy năng động sáng tạo độc lập của người học làm cho người học là chủ thể chính để tiếp cận tri thức.

Hai là, cân đối, điều chỉnh lại cơ cấu đào tạo. Khẩn trương xây dựng quy hoạch chiến lược tổng thể đào tạo cho các ngành, các lĩnh vực, các địa phương trong vòng mười lăm năm tới. Kiên quyết khắc phục tình trạng chạy theo số lượng, đào tạo không theo quy hoạch, đào tạo ồ ạt như hiện nay.

Trong điều kiện nước ta đang tiến hành CNH, HĐH nhiệm vụ trọng tâm của đất nước là xây dựng nền kinh tế thì cần ưu tiên đào tạo cán bộ khoa học bậc cao, chuyên gia đầu ngành cho lĩnh vực kinh tế, KH - CN và một số ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, chế biến nông lâm thủy sản...Để hình thành thị trường KH - CN cần ưu tiên đào tạo cán bộ khoa học cho ngành gắn với sản xuất, với các doanh nghiệp, và các lĩnh vực mà hiện nay nước ta đang thiếu như các chuyên gia giám định, them định và đánh giá công nghệ.

Ba là, Khâu quan trọng quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực KH - CN là khâu quản lý giáo dục đào tạo. Tình trạng lỏng lẻo, sơ hở trong quản lý

giáo dục đào tạo không những làm giảm chất lượng nguồn nhân lực mà còn tạo ra rất nhiều tiêu cực trong xã hội, gây bất bình trong nhân dân. Quản lý chặt chẽ chất lượng đầu vào quá trình đào tạo đặc biệt khâu đánh giá các sản phẩm đào tạo, các công trình khoa học. Khắc phục triệt để tình trạng gian lận trong thi cử đầu vào, hạ thấp đầu vào, đầu ra, và đánh giá chất lượng. Đối với đào tạo cán bộ khoa học bậc cao thạc sỹ, tiến sỹ cần giảm bớt tốc độ phát triển như hiện nay, lấy chất lượng làm chính. Đã là thạc sỹ, tiến sỹ phải thật sự là chuyên gia của một lĩnh vực. Có cơ chế thẩm định kết quả những công trình xuất sắc trong đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ.

Bốn là, có chiến lược phát triển, thu hút, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ, đào tạo nhân tài. Thế hệ trẻ ngày nay rất thông minh sáng tạo năng động.

Nhiều người thi đạt giải quốc gia, quốc tế. Song, nếu không có cơ chế thích hợp để thu hút, đào tạo, bồi dưỡng thì tài năng trẻ rất dễ bị mai một. Nhà nước cần có một kinh phí riêng đầu tư đào tạo cho tài năng trẻ. Có quy trình đào tạo bài bản, kết hợp nghiên cứu lý thuyết với việc đưa cán bộ khoa học trẻ vào thể nghiệm trong thực tế. Mạnh dạn giao cho họ những công trình thí nghiệm, ứng dụng trong thực tiễn để tong bước khẳng định. Đối với số tài năng trẻ, Nhà nước có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để họ giao lưu học tập ở nước ngoài, tạo điều kiện hoạc tập, nơi ở...

Thị trường KH - CN ở nước ta cũng nằm trong quá trình vận động chung của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vì vậy, thị trường KH - CN cũng phải phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân, vận động phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà khoa học ở nước ta đòi hỏi phải có quan điểm rõ ràng, đạo đức trong sáng, luôn luôn hướng tới phục vụ Tổ quốc và nhân dân vì mục đích dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Do đó, ngoài việc giáo dục, đào tạo kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần phải tăng cường đào tạo đạo đức, tu dưỡng tư tưởng cho cán bộ đặc biệt là cán bộ trẻ.

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường khoa học công nghệ ở việt nam hiện nay luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 122 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)