I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS vận dụng được các tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau, nắm được đường tròn nội tiếp tam giác, tam giác ngoại tiếp đường tròn, hiểu được đường tròn bàng tiếp.
2. Kỹ năng:
- Biết vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác cho trước , vận dụng tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau vào bài tập về tính toán và chứng minh.
- Biết cách tìm tâm của vật hình tròn bằng “ thước phân giác”.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác, khoa học, nghiêm túc.
4.Định hướng phát triển năng lực:
-Năng lực chung: năng lực hợp tác, tính toán, giải quyết vấn đề, sáng tạo
-Năng lực chuyên biệt: sử dụng hình thức diễn tả phù hợp, quan sát, vẽ hình, liên kết và chuyển tải kiến thức, vận dụng kiến thức, sử dụng công nghệ thông tin
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Giáo án, SGK, thước thẳng, bảng phụ, com pa.
2. Học sinh:
SGK, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp trực quan. gợi mở, vấn đáp, giao nhiệm vụ.
Kĩ thuật phản hồi thông tin. Kĩ thuật chia nhóm IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
? Phát biểu định lý về dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến.
Trả lời : Nếu 1 đường thẳng đi qua 1 điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là 1 tiếp tuyến của đường tròn.
? Nhận xét?
GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung Phát triển năng lực
Hoạt động 1: Định lí về hai tiếp tuyến cắt nhau
?Quansát hình vẽ hãy kể tên các đoạn thẳng, các góc bằng nhau
GV: Với AB và AC là hai tiếp tuyến của (O) có tính chất gì
? Hãy chỉ ra các cạnh và các góc bằng nhau
? Hãy chứng minh các nhận xét trên GV: Giới thiệu góc tạo bởi hai tiếp tuyến và góc tạo bởi hai bán kính
? Từ kết quả trên hãy nêu tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
? Áp dụng định lý làm ? 2
HS kể tên góc , cạnh bằng nhau
OB AB;
OC AC OB = OC = R
�AOB =�AOC, AB = AC HS trình bày chứng minh HS nêu định lý
- Đặt miếng
gỗ hình
tròntiếp xúc với 2 cạnh của thước - Kẻ tia phân giác thứ 1 - Kẻ tia phân giác thứ 2 - Giao của 2 tia phân giác là tâm đường tròn.
1, Định lý về hai tiếp tuyến cắt nhau
a) Định lý ( SGK / 114 )
B A
C
OB AB; OC AC GT AB cắt AC tại A
KL AB = AC ; Â1 = Â1
Ô1 = Ô2
Chứng minh ( SGK / 114 )
+ Hợp tác, giải quyết vấn đề, liên kết và chuyển tải kiến thức.
+ Tái hiện kiến thức, vận dụng kiến thức. NL sử dụng ngôn ngữ.
Hoạt động 2: Đường tròn nội tiếp tam giác
? Thế nào là
đường tròn
ngoại tiếp tam giác , Tâm của
đường tròn
ngoại tiếp tam giác ở vị trí nào .GV: Bảng phụ ? 3
? Đọc nội dung bài tập
- Đường tròn đi qua 3 đỉnh - tâm là giao điểm 3 đường trung trực HS đọc bài
2, Đường tròn nội tiếp tam giác
+Hợp tác, giải quyết vấn đề, liên kếtvàchuyểntảikiến thức,vẽ hình.
D
E F
I A
B C
? Chứng minh các điểm D, E, F Cùng thuộc (O)
GV: Giới thiệu đường tròn nội tiếp tam giác
? Thế nào là đường tròn nội tiếp tam giác , tâm ở vị trí nào
Cách chứng minh các điểm thuộc đường tròn
- Đường tròn tiếp xúc với 3 cạnh của tam giác gọi là đường tròn nội tiếp tam giác .
- Tâm của đường tròn nội tiếp là giao điểm của 3 đường phân giác các góc trong của tam giác.
Hoạt động 3: Đường tròn bàng tiếp tam giác GV: Bảng phụ ?
4 và hình vẽ
? Đọc nội dung ? 4 và quan sát hình vẽ
? Hãy chứng minh 3 điểm D, E, F cùng nằm trên đường tròn tâm K
GV: Giới thiệu đường tròn (K ; KD) là đường tròn bàng tiếp tam giác
? Thế nào là đường tròn bàng tiếp
? Tâm của đường tròn bàng tiếp được xác định như thế nào.
? 1 tam giác có mấy đường tròn bàng tiếp
HS đọc và quan sát hình vẽ
- K thuộc phân giác góc xBC nên KF = KD K thuộc phân giác góc BCy nên
KD = KE
KD = KE = KF
Vậy 3 điểm D,E,F cùng thuộc đường tròn tâm K HS trả lời.
3 đường tròn bàng tiếp nằm trong góc A, B, C
3/ Đường tròn bàng tiếp tam giác
- Đường tròn bàng tiếp là đường tròn tiếp xúc với 1 cạnh của tam giác và các phần kéo dài của hai cạnh còn lại
- Tâm là giao điểm 2 đường phân giác góc ngoài của tam giác
+ Hợp tác, giải quyết vấn đề, liên kết và chuyển tải kiến thức.
+ Tự tin, tôn trọng kỷ luật trung thực, tự lập, tự chủ
4. Củng cố: ? Nêu tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau.
GV chốt kiến thức.
5. Dặn dò:
- Học thuộc tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau .
- Định nghĩa và cách xác định tâm của đường tròn nội tiếp, bàng tiếp tam giác.
- BTVN : 26, 27, 28 / SGK / 115.
========================================
K D F E
B C A