I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức :
- Vận dụng các kiến thức đã học vào bài tập về chứng minh tính toán.
2. Kỹ năng :
- Rèn luyện cách vẽ hình, phân tích tìm lời giải và trình bày bài giải chuẩn bị cho bài kiểm tra học kỳ I môn toán.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác, khoa học, nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Giáo án, SGK, thước thẳng, bảng phụ.
2. Học sinh:
SGK, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
Không kiểm tra 3. Bài mới :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Hoạt động 1: Lý thuyết
? Định nghĩa của đường tròn (O, R)
? Nêu cách xác định đường tròn.
? Chỉ rõ tâm đối xứng và trục đối xứng của đường tròn.
HS trả lời:
- Đường tròn (O, R) với R > 0 là hình gồm các điểm cách điểm O một khoảng bằng R.
- Đường tròn được xác định khi biết:
+ Tâm và bán kính.
+ Một đường kính.
+ Ba điểm phân biệt của đường tròn.
- Tâm của đường tròn là tâm đối xứng của nó.
I. Lý thuyết
1, Sự xác định đường tròn và các tính chất của đường tròn.
H 0
A
B C
? Nêu quan hệ độ dài giữa đường kính và dây.
? Phát biểu các định lý về quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây.
? Phát biểu các định lý liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
? Giữa đường thẳng và đường tròn có những vị trí tương đối nào ? Nêu hệ thức liên hệ giữa d và R.
( với d là khoảng cách từ tâm tới đường thẳng ).
? Thế nào là tiếp tuyến của đường tròn
? Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
? Nêu tính chất của 2 tiếp tuyến cắt nhau
? Hai đường tròn có những vị trí tương đối nào
GV hệ thống kiến thức cơ bản của chương II
- Đường kính là dây cung lớn nhất của đường tròn.
HS nêu
- Trong một đường tròn, hai dây bằng nhau thì cách đều tâm và ngược lại...
- HS nêu ba vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn + đường thẳng cắt đường tròn <=>d < R + đường thẳng tiếp xúc với đường tròn
<=> d = R
+ đường thẳng không giao với đường tròn
<=> d > R.
- HS nêu định nghĩa tiếp tuyến của đường tròn.
HS nêu 2 dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
HS nêu tính chất HS: Cắt nhau: có 2 điểm chung
+ Giao nhau: có 1 điểm chung
+ Không giao nhau: số điểm chung là 0
2. Vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn.
+ đường thẳng cắt đường tròn <=>d < R
+ đường thẳng tiếp xúc với đường tròn
<=> d = R
+ đường thẳng không giao với đường tròn <=> d > R.
3.Tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau
4. Vị trí tương đối của 2 đường tròn
+ Cắt nhau: có 2 điểm chung + Giao nhau: có 1 điểm chung
+ Không giao nhau: số điểm chung là 0
Hoạt động 2 : Luyện tập
? Yêu cầu HS làm bài tập:
Cho ( O; 15cm) dây BC có độ dài 24cm. Các tiếp tuyến của đường tròn tại B v C cắt nhau ở O. Gọi H là giao điểm của OA và BC. Chứng minh rằng:
a) HB = HC
HS đọc và phân tích bài toán
HS lên bảng vẽ hình,
II. Luyện tập
GT
(O; R), BC = 24cm, R = 15cm
AC cắt AB tại O OA cắt BC tại H Kl a) HB = HC
b) OH = ? c) OA = ?
b) Tính OH c) Tính OA
? Yêu cầu HS vẽ hình, ghi GT, KL của bài toán
? Muốn chứng minh BH = CH ta làm thế nào
?Tính OH dựa vào kiến thức nào
? Hãy tính OH
? Để tính được OA ta phải sử dụng kiến thức nào
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trình bầy
Yêu cầu đại diện nhóm lên bảng trình bầy
? Nhận xét
GV nhậ xét, chốt kiến thức
ghi GT, KL
HS Chứng minh OH là đường phân giác của tam giác cân BOC HS dựa vào định lí pitago
HS vào quan hệ giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuông HS thảo luận theo nhóm Đại diện nhóm lên bảng trình bầy
Nhận xét Lắng nghe
Chứng minh
a) OBC cân tại O, OH là tia phân giác của BOC� nên HB = HC
b) xét OHB có �H = 900
2 2
2 2
15 12 81
OH OB HB
OH = 9 cm
c) Xét AOB có B� = 90
=> OB2 = OA.OH
=>OA = OB2/OH = 25cm Vậy OA = 25 cm
4. Củng cố:
? Qua bài học này ta cần ghi nhớ những kiến thức gì?
GV chốt kiến thức.
5. Dặn dò:
- Ôn tập các định nghĩa, định lý, hệ thức trong chương I và chương II.
- Làm lại các bài tập.
- Chuẩn bị kiểm tra học kì I.
Ngày kiểm tra: 12/12/2014