CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính.
Xây dựng bảng câu hỏi điều tra sơ bộ
Đâu tiên là xây dựng bảng câu hỏi và đề xuất thang đo nghiên cứu. Các biến và các items nghiên cứu được xây dựng và phát triển từ cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu. Các items này được tham khảo và dịch sang tiếng Việt từ các nghiên cứu trước đó, bên cạnh đó có một số đề xuất của tác giả dựa vào khảo sát thực tế.
Bảng câu hỏi điều tra sơ bộ gồm có 2 phần như sau:
– Phần 1: gồm các câu hỏi về thông tin cá nhân để phân loại đối tượng điều tra.
– Phần 2: gồm các câu hỏi để đo lường các nhân tố tác động đến việc sử dụng Internet trong học tập của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng
Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm với 1 là “hoàn toàn không đồng ý” và 5 là “hoàn toàn đồng ý”.
Điều tra thử và thảo luận nhóm
Bảng câu hỏi điều tra khảo sát sơ bộ được dùng để điều tra thử trên một mẫu nhỏ (20-30 người) để kiểm tra mức độ rõ ràng của phiếu điều tra và thông tin thu về. Sau đó sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với các bạn sinh viên, là sinh viên của trường đại học Kinh tế Đà Nẵng có kinh nghiệm trong việc sử dụng internet trong học tập (10 người). Vấn đề đưa ra thảo luận là các ý kiến về những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng internet trong học tập của sinh viên. Mục đích của buổi thảo luận nhóm là để điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát trong thang đo nháp dùng để đo lường các yếu tố khảo sát. Từ những ý kiến đóng góp và nhận xét của người trả lời cũng như từ kết quả của cuộc thảo luận nhóm, tác giả đã hoàn thiện bảng câu hỏi điều tra chính thức – đây là bảng
câu hỏi cuối cùng dùng để thu thập thông tin, phân tích dữ liệu cho đề tài.
Tác giả tiến hành điều chỉnh lại nội dung và bổ sung một số biến cụ thể như sau:
a. Đối với thành phần sự hữu ích cảm nhận - Điều chỉnh nội dung các items cho rõ nghĩa hơn.
- Bỏ Item “Sử dụng Internet làm cho việc học tập của tôi dễ dàng hơn” vì items này ý nghĩa thiên về sự dễ sử dụng, bỏ items “ Internet hữu ích trong học tập” vì items này có ý nghĩa quá bao quát, không phù hợp.
- Bổ sung các items “Thông tin dữ liệu cần thiết đều sẵn có trên mạng internet”, “Có thể thực hiện các bài thi, bài kiểm tra trên mạng và biết kết quả ngay sau đó”, “Có thể đăng ký môn học và lựa chọn giáo viên, lịch học mà không cần đến trường”.
Như vậy thành phần sự hữu ích cảm nhận được điều chỉnh lại như sau:
Bảng 2.2: Thành phần sự hữu ích cảm nhận được điều chỉnh lại sau khi điều tra thử
Biến số Items
Sự hữu ích cảm nhận
1. Sử dụng Internet trong học tập cho phép hoàn thành các bài tập được giao một cách nhanh chóng hơn.
2. Sử dụng Internet tăng cường chất lượng việc học tập 3. Sử dụng Internet giúp nâng cao kiến thức.
4. Sử dụng Internet trong học tập giúp tiết kiệm thời gian.
5. Sử dụng Internet trong học tập giúp tiết kiệm tiền bạc.
6. Thông tin dữ liệu cần thiết đều sẵn có trên mạng internet.
7. Có thể thực hiện các bài thi, bài kiểm tra trên mạng và biết kết quả ngay sau đó.
8. Có thể đăng ký môn học và lựa chọn giáo viên, lịch học mà không cần đến trường.
b. Đối với thành phần sự dễ sử dụng cảm nhận
- Bỏ item “Dễ dàng học được cách sử dụng internet” vì người được phỏng vấn không hiểu rõ nghĩa câu hỏi này
- Bỏ item “internet dễ sử dụng” vì item này có ý nghĩa bao quát cả nhân tố.
- Bổ sung item “Phòng tin học của trường hiện đại, sinh viên có thể sử dụng để phục vụ cho việc học tập” và item “Việc sử dụng internet trong học tập hoàn toàn do tôi quyết định”.
- Điều chỉnh lại các items khác cho rõ nghĩa và ngắn gọn hơn
Như vậy thành phần sự dễ sử dụng cảm nhận được điều chỉnh lại như sau:
Bảng 2.3: Thành phần sự dễ sử dụng cảm nhận được điều chỉnh lại sau khi điều tra thử
Biến số Items
Sự dễ sử dụng cảm nhận
9. Phòng tin học của trường hiện đại, sinh viên có thể sử dụng để phục vụ cho việc học tập .
10. Có thể truy cập Internet một cách nhanh chóng mọi lúc mọi nơi.
11. Dễ dàng tìm thấy các tài liệu phục vụ công việc học tập hiệu quả khi sử dụng internet.
12. Dễ dàng tìm thấy các hướng dẫn sử dụng Internet.
13. Cơ sở vật chất (máy tính, phần cứng, phần mềm, mạng…) luôn có sẵn để sử dụng Internet một cách hiệu quả cho việc học tập.
14. Có thể sử dụng Internet ngay cả khi không có ai xung quanh để chỉ cho tôi cách để sử dụng nó
15. Việc sử dụng internet trong học tập hoàn toàn do tôi quyết định.
c. Đối với thành phần chuẩn chủ quan
- Không loại bỏ hay bổ sung items mà chỉ điều chỉnh lại nội dung cho rõ nghĩa và ngắn gọn.
Bảng 2.4: Thành phần chuẩn chủ quan được điều chỉnh lại sau khi điều tra thử
Biến số Items
Chuẩn chủ quan
16. Bạn bè nghĩ rằng tôi nên sử dụng Internet trong học tập 17. Giáo viên nghĩ rằng tôi nên sử dụng Internet trong học tập
18. Gia đình nghĩ rằng tôi nên sử dụng Internet trong học tập 19. Tôi sử dụng Internet vì mọi người xung quanh đều sử dụng nó.
20. Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng đã hỗ trợ việc sử dụng Internet trong học tập
d. Đối với thành phần hành vi sử dụng Không thay đổi.
Như vậy, sau khi bổ sung, loại bỏ và điều chỉnh lại các items, tổng hợp các items đưa vào nghiên cứu như sau:
Bảng 2.5: Các Items đã điều chỉnh sau khi điều tra thử
Biến số Items
Sự hữu ích cảm nhận
1. Sử dụng Internet trong học tập cho phép hoàn thành các bài tập được giao một cách nhanh chóng hơn.
2. Sử dụng Internet tăng cường chất lượng việc học tập 3. Sử dụng Internet giúp nâng cao kiến thức.
4. Sử dụng Internet trong học tập giúp tiết kiệm thời gian.
5. Sử dụng Internet trong học tập giúp tiết kiệm tiền bạc.
Biến số Items
6. Thông tin dữ liệu cần thiết đều sẵn có trên mạng internet.
7. Có thể thực hiện các bài thi, bài kiểm tra trên mạng và biết kết quả ngay sau đó.
8. Có thể đăng ký môn học và lựa chọn giáo viên, lịch học mà không cần đến trường.
Sự dễ sử dụng cảm nhận
9. Phòng tin học của trường hiện đại, sinh viên có thể sử dụng để phục vụ cho việc học tập .
10. Có thể truy cập Internet một cách nhanh chóng mọi lúc mọi nơi.
11. Dễ dàng tìm thấy các tài liệu phục vụ công việc học tập hiệu quả khi sử dụng internet.
12. Dễ dàng tìm thấy các hướng dẫn sử dụng Internet.
13. Cơ sở vật chất (máy tính, phần cứng, phần mềm, mạng…) luôn có sẵn để sử dụng Internet một cách hiệu quả cho việc học tập.
14. Có thể sử dụng Internet ngay cả khi không có ai xung quanh để chỉ cho tôi cách để sử dụng nó
15. Việc sử dụng internet trong học tập hoàn toàn do tôi quyết định.
Chuẩn chủ quan
16. Bạn bè nghĩ rằng tôi nên sử dụng Internet trong học tập 17. Giáo viên nghĩ rằng tôi nên sử dụng Internet trong học tập
18. Gia đình nghĩ rằng tôi nên sử dụng Internet trong học tập 19. Tôi sử dụng Internet vì mọi người xung quanh đều sử dụng nó.
20. Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng đã hỗ trợ việc sử dụng Internet trong học tập
Biến số Items
Hành vi sử dụng internet trong học tập
21. Tôi sẽ sử dụng internet cho việc học tập trong tương lai.
22. Tôi sẽ đề nghị bạn bè và người thân sử dụng internet trong học tập.
23. Tôi sẽ tiếp tục duy trì việc sử dụng internet trong học tập trong tương lai.
24. Tôi sẽ sử dụng internet cho học tập hơn là sử dụng internet cho công việc khác.