CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4.3. Thống kê mô tả thang điểm Likert đối với các thang đo được rút ra từ kết quả phân tích hồi quy
Căn cứ vào kết quả phân tích hồi quy, chúng ta thực hiện việc thống kê mô tả trên các nhóm biến có ảnh hưởng nhất định đến hành vi sử dụng internet trong học tập của sinh viên trường đại học Kinh tế Đà Nẵng.
a. Sự hữu ích cảm nhận
Bảng 3.26: Giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố sự hữu ích cảm nhận
Ký hiệu
biến Biến quan sát Giá trị
trung bình HI1 Sử dụng Internet tăng cường chất lượng học tập 3.38 HI2 Sử dụng Internet giúp nâng cao kiến thức 3.40 HI3
Thông tin dữ liệu cần thiết đều sẵn có trên mạng
internet 3.40
HI4 Sử dụng Internet trong học tập tiết kiệm thời gian 3.44 HI5 Sử dụng Internet trong học tập tiết kiệm tiền bạc 3.34
Hầu hết các sinh viên được hỏi đều đánh giá các biến quan sát ở thang đo sự hữu ích cảm nhận ở mức tương đối tốt với giá trị trung bình từ 3.34 đến 3.44.
b. Sự dễ sử dụng cảm nhận
Bảng 3.27: Giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố sự dễ sử dụng cảm nhận
Ký hiệu
biến Biến quan sát Giá trị
trung bình DSD1 Phòng tin học của trường hiện đại, sinh viên có thể sử
dụng để phục vụ cho việc học tập 3.32
DSD2 Có thể truy cập Internet một cách nhanh chóng mọi
lúc mọi nơi 3.08
DSD3 Dễ dàng tìm thấy các tài liệu phục vụ công việc học
tập hiệu quả khi sử dụng internet 3.14
DSD4 Dễ dàng tìm thấy các hướng dẫn sử dụng Internet 3.16
DSD5 Cơ sở vật chất (máy tính, phần cứng, phần mềm, mạng…) luôn có sẵn để sử dụng Internet một cách
hiệu quả cho việc học tập 3.28
DSD6 Có thể sử dụng Internet ngay cả khi không có ai xung
quanh để chỉ cho tôi cách để sử dụng nó 3.22 DSD7 Việc sử dụng internet trong học tập hoàn toàn do tôi
quyết định 3.36
Hầu hết các sinh viên được hỏi đều đánh giá các biến quan sát ở thang đo thuận tiện ở mức tương đối tốt với giá trị trung bình từ 3.08 đến 3.36.
Trong đó biến DSD2 (Có thể truy cập Internet một cách nhanh chóng mọi lúc mọi nơi) có giá trị thấp hơn cả, sinh viên cho ràng điều này ảnh hưởng đến hành vi sử dụng internet trong học tập của họ.
c. Chuẩn chủ quan
Bảng 3.28: Giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố chuẩn chủ quan
Ký hiệu
biến Biến quan sát Giá trị
trung bình CCQ1 Bạn bè nghĩ rằng tôi nên sử dụng Internet trong học tập 3.40 CCQ2
Giáo viên nghĩ rằng tôi nên sử dụng Internet trong
học tập 3.34
CCQ3
Gia đình nghĩ rằng tôi nên sử dụng Internet trong học
tập 3.36
CCQ4
Tôi sử dụng Internet vì mọi người xung quanh đều sử
dụng 3.42
CCQ5
Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng đã hỗ trợ việc sử
dụng Internet trong học tập 3.46
Hầu hết các sinh viên được hỏi đều đánh giá các biến quan sát ở thang đo thuận tiện ở mức tương đối tốt với giá trị trung bình từ 3.34 đến 3.46.
d. Khả năng sử dụng
Bảng 3.29: Giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố khả năng sử dụng
Ký hiệu
biến Biến quan sát Giá trị
trung bình
HI6
Sử dụng Internet trong học tập cho phép hoàn thành
các bài tập được giao một cách nhanh chóng hơn 3.40 HI7
Có thể thực hiện các bài thi, bài kiểm tra trên mạng
và biết kết quả ngay sau đó 3.26
HI8
Có thể đăng ký môn học và lựa chọn giáo viên, lịch
học mà không cần đến trường 3.22
Hầu hết các sinh viên được hỏi đều đánh giá các biến quan sát ở thang đo thuận tiện ở mức tương đối tốt với giá trị trung bình từ 3.22 đến 3.40.
Qua các bảng dữ liệu trên, ta thấy sinh viên đánh giá biến có thể truy cập internet mọi nơi là thấp nhất (giá trị trung bình 3,08) và đánh giá biến Trường ĐH Kinh tế đã hỗ trợ việc sử dụng internet trong học tập là cao nhất (giá trị trung bình 3,46%), do đó cần tập trung nhiều nhất vào các biến này để khuyến khích hành vi sử dụng internet trong học tập của sinh viên.
Tóm lại, sau khi thực hiện phân tích nhân tố, kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha và hồi quy, kết quả thu được như sau:
- Sau khi tiến hành phân tích nhân tố với phương pháp rút trích Principal Components và phép quay Varimax, đã rút trích ra được 4 nhân tố từ biến độc lập và 1 nhân tố từ biến phụ thuộc, đó là các biến độc lập: sự hữu ích cảm nhận (đo lường bằng 5 items), sự dễ sử dụng cảm nhận (đo lường bằng 7
items), chuẩn chủ quan (đo lường bằng 5 items), khả năng sử dụng (đo lường bằng 5 items) và biến phụ thuộc là hành vi sử dụng (đo lường bằng 4 items)
- Kiểm tra Cronbach’s Alpha cho thấy, các thang đo đều đạt yêu cầu, không có biến hoặc items nào bị loại khỏi mô hình.
- Kiểm tra sự phù hợp của mô hình bằng hồi quy bội, có được phương trình hồi quy tuyến tính có dạng như sau:
HVi = 0,172 + 0,202HIi + 0,249DSDi + 0,277CCQi + 0,209KNi + ui
Hay phương trình hồi quy tuyến tính được trích theo hệ số Beta chuẩn có dạng như sau:
HV*i = 0,325HI*i + 0,475DSD*i + 0,465CCQ*i + 0,337KN*i
Từ phương trình trên có thể nhận xét các thành phần: sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, chuẩn chủ quan và khả năng sử dụng đều có ảnh hưởng đáng kế đến hành vi sử dụng internet trong học tập của sinh viên.
Trong đó, sự dễ sử dụng cảm nhận và chuẩn chủ quan ảnh hưởng đến hành vi sử dụng nhiều hơn.
CHƯƠNG 4