ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng của việc sử dụng Internet đến học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. (Trang 91 - 98)

Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm khuyến khích sinh viên có hành vi sử dụng internet nhiều hơn vào việc học tập và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng Internet trong học tập của sinh viên.

- Các biện pháp nâng cao sự dễ sử dụng cảm nhận: nâng cấp phòng tin học của trường hiện đại để sinh viên có thể sử dụng phục vụ việc học tập; cải thiện mạng internet, wifi của trường để sinh viên có thể truy cập nhanh chóng mọi lúc mọi nơi, nhằm phục vụ việc học tập tốt hơn;

- Các biện pháp nâng cao sự hữu ích cảm nhận: cần tạo kho dữ liệu phục vụ việc học tập trên hệ thống học tập trực tuyến của trường để sinh viên có thể dễ dàng tìm thấy tài liệu phục vụ việc học tập khi cần.

- Các biện pháp nâng cao khả năng sử dụng: Cải thiện hệ thống học tập trực tuyến và hệ thống đăng ký tín chỉ của trường để sinh viên dễ dàng sử dụng và tạo hứng thú khi sử dụng các trang web phục vụ học tập của trường. Tăng cường thực hiện các buổi làm việc nhóm, thực hiện bài tập theo nhóm để sinh viên có thể nghiên cứu và khai thác thông tin tối đa trên internet.

- Các biện pháp tác động vào chuẩn chủ quan: Giáo viên nên khuyến khích việc sinh viên sử dụng internet phục vụ học tập bằng cách yêu cầu sinh viên sử dụng hệ thống học tập trực tuyến thường xuyên, và yêu cầu thu thập, tìm hiểu các thông tin kiến thức liên quan đến môn học qua mạng internet.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Lê Dân, Nguyễn Thị Trang (2011). “Mô hình đánh giá sự trung thành của sinh viên dựa vào phân tích nhân tố”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 2 (43).2011

[2] Nguyễn Khánh Duy (2008), Thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với phần mềm AMOS, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

[3] Nguyễn Duy Mộng Hà (2010). “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng internet trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu tại trường Khoa học Xã hội và nhân văn Tp.HCM”, Tạp chí phát triền KH&CN, tập 12, số X2-2010.

[4] PGS. TS. Lê Văn Huy (2008), Phương pháp phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.

[5] PGS. TS. Lê Văn Huy (2009), Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Nhà xuất bản Tài chính.

[6] Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu khoa học Marketing ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2007.

[7] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống Kê.

[8] http://vi.wikipedia.org/wiki/Internet Tiếng Anh

[9] Ajzen, I. (1985), “From intentions to actions: A theory of planned behavior. In J. Kuhl, & J. Beckmann (Eds.)”, Springer series in social psychology, pp. 11-39.

[10] Ajzen, I. (1991), “The theory of planned behavior” Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50, 179-211.

[11] Brosnan, MJ (1999), “Modelling technophobia: a case for word processing', Computers in Human Behaviour”

[12] Chen, C.F. và Chao, W.H. (2010) “Habitual or Reasoned? Using the Theory of Planned Behavior, Technology Acceptance Model, and Habit to Examine Swiching Intentions Toward Public Transit”

Transporation Research

[13] Chiero, RT (1997), “Teachers' perspectives on factors that affect computer use”, Journal of Research on Computing in Education

[14] Chin, WW & Gopal, A (1995), “Adoption intention in GSS - relative importance of beliefs”, Data Base for Advances in Information Systems

[15] Davis, F.D. (1989), “Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology”, MIS Quarterly, Vol.13 No.13, pp. 318-39.

[16] Davis, L.D, Bagozzi, R.P. and Warshaw, P.R. (1989), “User acceptance of compter technology: a comparision of two theorical models”, Management Science, Vol. 35 NO. 8, pp. 982-1003.

[17] Dusick, DM (1998), “What social cognitive factors influence faculty members' use of computers for teaching: a literature review”, Journal of Research on Computing in Education

[18] Durrington, VA, Repman, J & Valente, TW (2000), “Using social network analysis to examine the time of adoption of computer related services among university faculty”. Journal of Research on Computing in Education.

[19] Fary, B (1994), “Computer literacy for staff development”, AEDS Journal.

[20] Fishbein, M &Ajzen (1975), Belief, attitude, intention, and behavior : an introduction to theory and research, Addison-Wesley series in social psychology., Addison-Wesley Pub. Co., Reading, Mass.

[21] Napaporn Kripanont (2007) “Examining a Technology Acceptance Model of Internet Usage by Academics within Thai Business Schools”, PhD Thesis, Victoria University Melbourne, Australia.

[22] Timothy Teo (2009) “Evaluating the intention to use technology among student teachers: A structural equation modeling approach”.

International Journal of Technology in Teaching and Learning.

[23] http://www.hyperdictionary.com/dictionary/Internet [24] http://www.internetworldstats.com

[25] http://transworldeducation.com/

PHIẾU KHẢO SÁT (điều tra thử)

Xin chào Anh/Chị!

Tôi là Trần Thị Hồng Loan, hiện đang là học viên cao học khóa 23 – chuyên ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh Tế Đà Nẵng. Tôi đang thực hiện nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng của việc sử dụng internet đến học tập của sinh viên trường Đại học Kinh Tế Đà Nẵng để hoàn thành đề tài tốt nghiệp, không có mục đích kinh doanh. Rất mong Anh/Chị dành chút thời gian trả lời một số câu hỏi sau đây. Tôi xin cam đoan những thông tin từ Anh/Chị hoàn toàn được giữ bí mật.

Chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị.

Phần A: Xin vui lòng đọc kỹ những phát biểu sau, khoanh tròn câu trả lời thể hiện đúng nhất quan điểm của Anh/Chị. Thang đo điểm từ 1 đến 5 với quy ước 1: hoàn toàn không đồng ý, 5: hoàn toàn đồng ý.

STT Phát biểu Đánh giá

1

Sử dụng Internet trong học tập cho phép tôi hoàn thành các bài tập được giao một cách nhanh chóng hơn.

1 2 3 4 5

2 Sử dụng Internet tăng cường chất lượng việc học

tập của tôi 1 2 3 4 5

3 Sử dụng Internet làm cho việc học tập của tôi dễ

dàng hơn 1 2 3 4 5

4 Sử dụng Internet giúp tôi nâng cao kiến thức của

mình 1 2 3 4 5

5 Sử dụng Internet trong học tập giúp tôi tiết kiệm

được thời gian. 1 2 3 4 5

6 Sử dụng Internet trong học tập giúp tôi tiết kiệm

tiền bạc. 1 2 3 4 5

7 Tôi thấy Internet hữu ích trong việc học tập của tôi. 1 2 3 4 5

8 Tôi dễ dàng học được cách sử dụng internet. 1 2 3 4 5

9 Tôi thấy Internet dễ sử dụng. 1 2 3 4 5

10 Tôi có thể truy cập Internet một cách nhanh chóng

mọi lúc mọi nơi. 1 2 3 4 5

11 Tôi có thể dễ dàng tìm thấy các tài liệu phục vụ

công việc học tập hiệu quả khi sử dụng internet. 1 2 3 4 5 12 Dễ dàng tìm thấy các hướng dẫn sử dụng Internet

trong học tập một cách hiệu quả. 1 2 3 4 5 13

Cơ sở vật chất (máy tính, phần cứng, phần mềm, mạng…) luôn có sẵn để tôi có thể sử dụng Internet một cách hiệu quả cho việc học tập

1 2 3 4 5

14 Bạn bè của tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng Internet

trong học tập 1 2 3 4 5

15 Các giáo viên của tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng

Internet trong học tập 1 2 3 4 5

16 Gia đình tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng Internet trong

học tập 1 2 3 4 5

17 Tôi sử dụng Internet vì mọi người xung quanh tôi

đều sử dụng nó. 1 2 3 4 5

18 Nhìn chung, trường đại học của tôi đã hỗ trợ việc sử

dụng Internet trong học tập 1 2 3 4 5

19 Tôi sẽ thường xuyên sử dụng internet cho việc học

tập trong tương lai 1 2 3 4 5

20 Tôi sẽ đề nghị bạn bè và người thân sử dụng

internet trong học tập 1 2 3 4 5

21 Tôi sẽ tiếp tục duy trì việc sử dụng internet trong

học tập trong tương lai 1 2 3 4 5

22 Tôi sẽ sử dụng internet cho học tập hơn là sử dụng

internet cho công việc khác 1 2 3 4 5

Phần B: Thông tin đáp viên

1. Anh/ Chị đã có kinh nghiệm sử dụng internet trong bao lâu?

¡ Ít hơn 1 năm

¡ 1-5 năm ¡ 6-10 năm ¡ Trên 10 năm 2. Hiện nay, mức độ sử dụng internet hàng ngày của Anh/ Chị như thế nào?

¡ 2-3h mỗi ngày ¡ 4-6h mỗi ngày ¡ Trên 6h mỗi ngày 3. Anh/ Chị sử dụng internet vào mục đích gì là chủ yếu? (có thể chọn nhiều đáp án)

¨ Thu thập thông tin ¨ Blog và mạng xã hội

¨ Giải trí trực tuyến ¨ Kinh doanh trực tuyến

¨ Giao tiếp trực tuyến (chat, email…)

¨ Khác…

4. Anh/ Chị thường truy cập internet ở đâu? (có thể chọn nhiều đáp án)

¨ Ở nhà ¨ Ở trường ¨ Ở quán net ¨ Ở quán cà phê ¨ Khác … 5. Anh/ Chị thường truy cập Internet bằng thiết bị gì? (có thể chọn nhiều đáp án)

¨ Computer ¨ Laptop ¨ Điện thoại ¨ Khác…

6. Anh/ Chị có sử dụng internet trong việc học tập của mình hay không?

¡ Không ¡ Thỉnh thoảng ¡ Thường xuyên 7. Giới tính của Anh/ Chị là:

¡ Nam ¡ Nữ

Chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh/ Chị.

PHỤ LỤC 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng của việc sử dụng Internet đến học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)