2.2. Cơ sở khoa học
2.2.6. Biện pháp phòng và trị bệnh viêm tử cung
* Phòng bệnh
Vệ sinh chuồng nái đẻ sạch sẽ một tuần trước đẻ, rắc vôi bột hoặc nước vôi 20% sau đó rửa sạch bằng nước thường hoặc dùng dung dịch Famsafe pha với tỷ lệ 1/2000.
+ Trước khi đẻ nên chuyển lợn sang ô chuồng dành riêng cho lợn đẻ đã vệ sinh sát trùng kỹ, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, bầu vú bằng nước sạch ấm, phun sát trùng bằng dung dịch Famsafe pha với tỷ lệ 1/3000 lên mình gia súc. Tay người đỡ phải được sát trùng kỹ bằng cồn hoặc rượu.
+ Khi đỡ đẻ bằng tay cần có găng tay, tay được sát trùng kỹ bằng dung dịch sát trùng Omnicide, Gel bôi trơn. Sau khi lợn đẻ xong phải bơm rửa bằng nước đun sôi để nguội pha thuốc tím 1/1000, nước muối sinh lý 9/1000 hoặc Han Iodine 10ml/lít nước. Sau đó bơm hoặc đặt thuốc kháng sinh penicillin 1 triệu UI, tetramycin hay sulfanilamid 1g vào tử cung để chống viêm. Trước khi cho lợn giao phối cần kiểm tra lợn đực xem có mắc bệnh không, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục của lợn đực lẫn lợn nái. Nếu thụ tinh nhân tạo cần kiểm tra dụng cụ, vệ sinh sát trùng dụng cụ, kiểm tra phẩm chất tinh dịch...
Trong trường hợp phải can thiệp bằng dụng cụ trợ sản thì dụng cụ phải được vô trùng, nếu can thiệp bằng tay cần cắt móng tay sát trùng và bôi trơn bằng Gel. Các thao tác đúng kỹ thuật, nhịp nhàng.
Dụng cụ thụ tinh nhân tạo phải đúng quy định, được vô trùng trước và sau khi sử dụng.
+ Sau khi lợn đẻ xong tiêm Oxytocine liều 2 - 4ml để kích thích đẩy hết sản dịch và nhau thai ra ngoài. Tiêm một mũi kháng sinh phòng viêm tử cung.
Thường xuyên tắm và lau sạch bầu vú cho lợn. Bấm nanh lợn con ngay sau khi đẻ để tránh làm tổn thương bầu vú.
Theo dõi quá trình đẻ để kiểm tra sót nhau, sau khi nhau đã ra hết, nên thụt rửa tử cung bằng nước muối 0,9% hoặc dung dịch thuốc tím 0,1% sau đó tiêm kháng sinh phòng nhiễm trùng kế phát.
Nếu lợn nái ít sữa hay mất sữa cần điều trị ngay.
Khi đẻ lợn nái thường bị mất sức nhiều do mất nước, mất máu và ăn kém nên sức đề kháng rất yếu nên sau khi đẻ xong ta nên tiêm kháng sinh kháng viêm kết hợp với tiêm thuốc bổ cho lợn như: Vitamin B1, B-complex, Gluconatcanxi, Strichnine để trợ sức và kích thích lợn nái ăn khỏe, mau hồi phục và để có sữa cho con bú.
Điều trị các bệnh viêm nhiễm bằng thuốc kháng sinh mà sau điều trị thấy lợn nái bị mất sữa thì cần tiêm thuốc kích sữa như Thyroxine, sinh lý ngọt 5%, Oxytocin + Magie Calciumfort, bổ trợ VTM C, ADE- Bcomplex.
Cố định đầu vú và cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt.
Cho nái chửa ăn đúng khẩu phần có bổ sung rau xanh, theo dõi sức khỏe của lợn, trước khi đẻ cho lợn nái ăn ít hay nhịn ăn nhưng phải cho uống nước đầy đủ có thể bổ sung điện giải.
* Điều trị
Để điều trị tốt bệnh viêm tử cung cần phải theo dõi, phát hiện bệnh kịp thời và chẩn đoán đúng bệnh. Phát hiện điều trị bệnh sớm sẽ rút ngắn được thời gian điều trị, đỡ tốn kém thuốc mà bệnh chóng khỏi, con vật chóng hồi phục.
* Phương pháp điều trị bệnh tại trại lợn cô Rộng - Điều trị bằng thuốc
Phác đồ I:
Cefquinom 150 tiêm bắp 1 ml/5 – 7 kg TT
Thụt 1 triệu UI Penicillin + 1 g Streptomycine
Liệu trình ngày 1 lần
Phác đồ II:
Cosin 30% LA, tiêm bắp 1 ml/25 – 30 kg TT
Thụt 1 triệu UI Penicilin + 1 g Streptomycine
Liệu trình ngày 1 lần - Điều trị cục bộ
Thụt rửa tử cung bằng dung dịch thuốc sát trùng Biocid - 30 (pha 1 ml Biocid - 30 với 2000 ml nước sạch) mỗi lần dùng cho 1 con từ 1000 ml đến 2000 ml dung dịch đã pha. Bơm dung dịch đã pha vào tử cung của lợn và chờ khoảng 30 phút cho dung dịch và dịch viêm ra hết. Sau đó dùng hỗn hợp kháng sinh.
Penicilin 1 triệu UI
Streptomycin 1 g
Nước cất 50 ml
Hòa tan hỗn hợp bơm trực tiếp vào tử cung - Điều trị toàn thân
Tiêm kháng sinh: Cefquinom dùng tiêm bắp thịt, tiêm 1 ml/5 – 7 kg TT/ngày
Tiêm thuốc trợ sức: vitamin B1, B12, C
Cùng với việc điều trị, con vật được chăm sóc, nuôi dưỡng vệ sinh tốt 2.3. Một số loại thuốc kháng sinh và hóa dƣợc sử dụng điều trị bệnh viêm tử cung.
*Dung dịch Biocid - 30
+ Thành phần: trong 100 ml Biocid có chứa 3 % I-ốt
+ Công dụng: dùng thụt rửa tử cung, chất lượng thuốc ổn định, có tác dụng diệt khuẩn nhanh, kéo dài, an toàn cho gia súc khi sử dụng, diệt vi khuẩn, virus, các dạng nha bào của vi sinh vật, nấm.
Biocid liều lượng sử dụng thụt rửa tử cung là 1/2000 còn có tác dụng sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Dùng thuốc pha với tỷ lệ 1/500 để phun rửa. Pha tỷ lệ 1/1000 phun sát trùng lên mình gia súc trong chuồng nuôi, pha tỷ lệ 1/2000 sát trùng nước uống gia súc.
Lưu ý: Khi sử dụng Biocid thụt rửa pha tỷ lệ 1/2000 không được pha quá liều dẫn đến se, cháy niêm mạc tử cung làm cho khó giao phối lần sau.
Kháng sinh:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc kháng sinh, áp dụng khoa học kỹ thuật mà cho ra nhiều kháng sinh tổng hợp điều trị bệnh đạt hiệu quả rất cao.
*Cefquinom 150: Dung dịch tiêm vô trùng + Thành phần:
Cefquinom sulfate: 1.500mg Tá dược vừa đủ.... 100ml + Công dụng:
Đặc trị những bệnh do vi khuẩn mẫn cảm với Cefquinom sulfate gây ra như: viêm vú bò sữa, lợn nái, viêm tử cung, viêm phổi, hen suyễn, tụ huyết trùng, phó thương hàn, đóng dấu lợn, lepto, thổi móng, nhiễm trùng ngoài da, E. coli sưng phù đầu, viêm ruột tiêu chảy.
Không tồn dư kháng sinh, không phải bỏ sữa, không ảnh hưởng đến sản lượng sữa. Thuốc an toàn, hiệu quả cho gia súc mang thai và nuôi con.
Một mũi tiêm tác dụng kéo dài 48 giờ.
*Cosin 30% LA:
+ Thành phần:
Tilmicosin………..30g Dung môi vừa đủ……..100ml
+ Công dụng: Điều trị các bệnh do vi khuẩn mẫn cảm với Tilmicosin gây bệnh đường hô hấp, tiêu hóa trên trâu, bò, lợn, dê, cừu, gia cầm như: Viêm phổi, hen suyễn, phổi dính sườn, viêm da, viêm khớp, tụ huyết trùng, viêm vú, viêm tử cung, phó thương hàn, nhiễm trùng huyết, viêm ruột tiêu chảy, sưng phù đầu. Bệnh hen ghép E. coli ghép nhiễm trùng huyết ở gà.
*Penicilin
- Thành phần: Penicillin
- Cơ chế tác dụng: Penicillin G là kháng sinh phổ hẹp, có tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn gram dương như cầu khuẩn: tụ cầu, liên cầu, phế cầu; trực khuẩn: uốn ván, than, hoại thư sinh hơi, bạch hầu, xoắn khuẩn giang mai.
Thuốc cũng có tác dụng lên một số vi khuẩn gram âm như lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae), màng não cầu (Neisseria meningitilis).
- Liều lượng và cách dùng: Tùy thuộc vào từng loại bệnh, dạng bệnh mà liều lượng và cách sử dụng thuốc khác nhau, thuốc được dùng dưới dạng tiêm bắp tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm truyền, hay dùng trong thụt rửa tử cung.
Dung dịch tiêm bắp: 600 mg (1 triệu đơn vị) thường được pha trong 1,6 - 2,0 ml nước cất tiêm.
Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Nồng độ thích hợp là 600 mg pha trong 4 - 10 ml nước cất tiêm.
Dung dịch tiêm truyền: Hòa tan 600 mg trong ít nhất 10 ml natri clorid tiêm hoặc một dịch truyền khác.
Dung dịch thụt rửa tử cung: Hòa tan 1 triệu UI penicillin trong ít nhất 1000ml natri clorid hoặc một dung dịch khác.
* Streptomycine
- Thành phần: Streptomycin sulfate 1g
- Cơ chế tác dụng: Điều trị các bệnh: tụ huyết trùng, bệnh lao, bệnh viêm ruột tiêu chảy, các bệnh viêm đường hô hấp, bệnh sẩy thai,… ở trâu, bò, ngựa, heo, chó, dê; bệnh tụ huyết trùng, sổ mũi truyền nhiễm, CRD,... ở gà, vịt, cút.
- Cách dùng: Hòa tan với nước cất hay sinh lý mặn 9‰, tiêm bắp. Dùng liên tục 3-4 ngày. Kết hợp với penicillin trong thụt rửa tử cung.
- Liều dùng:
Heo, dê, chó, mèo: 20 - 30mg/kg TT/ngày
- Bò, trâu, ngựa: 10 - 20mg/kg TT /ngày.
Gà, vịt: 30 - 40mg/kg TT/ngày.
* Oxytocin:
- Thành phần: Oxytocin dạng dung dịch tiêm
- Cơ chế tác dụng: Oxytocin dùng để gây sẩy thai, gây chuyển dạ đẻ hoặc thúc đẻ và để giảm chảy máu nơi nhau bám. Oxytocin gây co bóp tử cung với mức độ đau thay đổi tùy theo cường độ co bóp tử cung. Oxytocin là một hormon nonapeptid, oxytocin ngoại sinh cũng có tất cả các tác dụng dược lý như oxytocin nội sinh.
- Cách dùng: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
- Liều lượng và cách dùng: 2ml/con/ngày, trong 3 ngày liên tục.
* Lutalyse: Lọ 5ml
- Thành phần: Là chất prostaglandin F2α tự nhiên, được trình bày dưới dạng dung dịch vô trùng Dinoprost 5mg/ml có chứa 1.65% benzyl alcohol.
- Cơ chế tác dụng: Có tác dụng làm tiêu thể vàng và thúc đẻ nên được chỉ định sử dụng cho trâu, bò, ngựa và heo.
-Liều lượng và cách dùng: Tiêm bắp 2ml/con, một liều duy nhất. Không dùng quá liều chỉ định.
2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y cũng đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh viêm tử cung. Song những tư liệu nghiên cứu về bệnh viêm tử cung ở lợn nái cũng còn rất ít.
Viêm tử cung là một trong nhiều tổn thương đường sinh dục ở lợn nái sau khi sinh. Khi có dịch tiết và dịch lẫn mủ mùi tanh thối, con vật sốt, bỏ ăn hay ăn ít, có phản xạ đau chính là biểu hiện của bệnh viêm tử cung . Có nhiều nguyên nhân gây viêm tử cung như : Dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khoẻ chăm sóc , quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi... Nhưng nguyên nhân chính luôn hiện diện trong tất cả các trường hợp là do vi sinh vật, các nguyên nhân khác sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển gây bệnh (Nguyễn Văn Thanh,2002)[14].
Nguyễn Văn Thanh cũng cho biết cho biết lợn nái sau khi sinh bị viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,40%. Viêm tử cung trên nhóm thuần chiếm 25,48%, trên nhóm lai chiếm 50,84%. Viêm tử cung xảy ra cao nhất ở lứa 1 và lứa 2. Tỷ lệ chậm động dục ở nhóm lợn bị viêm tử cung cao hơn nhiều so với nhóm lợn không bị viêm tử cung.
Nguyễn Văn Thanh (2003)[15], cho biết thêm về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại hướng nạc đang được nuôi tại các địa phương vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng là tương đối cao (7,1%) và có sự khác nhau giữa các địa phương. Bệnh viêm tử cung thường tập trung ở những lợn nái mới đẻ lứa đầu và những lợn nái đã đẻ nhiều lứa.
Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004)[8], điều trị bệnh viêm tử cung bằng cách dùng Benzil penicillin (Procain) 1.000.000 UI tiêm bắp. Dùng Gentamycin Sulfate 200.000 UI tiêm bắp. Điều trị 5 - 7 ngày.
Cũng theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004)[8], đã điều trị viêm tử cung bằng cách: Tiêm Oxytocin 2 - 4ml/con để kích thích dạ con co bóp đẩy sản dịch và dịch viêm ra ngoài. Thụt rửa tử cung bằng Han - Iodine 10% 10ml pha với 1 lít nước sôi để nguội. Sau khi thụt rửa đặt 1 viên Hanmilin V.T.C vào tử cung.
Theo Trần Tiến Dũng (2006)[6], thì bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan ngoài ít chiếm 20%, còn lại 80% là viêm tử cung.
Nguyễn Hùng Nguyệt (2007)[11], đã điều trị viêm vú bằng phương pháp châm cứu cho kết quả tốt.
Châm cứu:
Đơn huyệt: Bách Hội, Dương Minh, Vĩ Căn, Hội Âm, Túc Tam Lý, Hải Môn, Khai Phong. Châm theo phương pháp tả. Thời gian điều trị 7 - 10 ngày liên tục, nghỉ 2 -3 ngày sau đó tiếp tục điều trị.
Thủy châm:
Đơn huyệt: Bách Hội, Dương Minh, Hội Âm, Túc Tam Lý, Khai Phong.
Đơn thuốc: Vitamin B1 2,5% 20ml, Cafein natribenzoat 20% 10 - 20ml. Novocain 0,5% 10 - 30ml, Natriclorua 0,9% 20 - 30ml. Thủy châm vào các huyệt ngày 1 lần, điều trị trong 5 - 7 ngày liên tục nghỉ 2 - 3 ngày sau đó điều trị tiếp.
Đặng Thanh Tùng (2006)[13] cho biết: Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tử cung của nái là do: Thiếu về dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, kích dục tố, nhiễm trùng sau khi sinh. Từ những yếu tố đó ta có thể đề ra phương pháp phòng bệnh viêm tử cung.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.
Barbara E. Staw và cs (2006) [20] đã nghiên cứu về vi sinh vật trong dịch viêm tử cung gồm: Echerchia coli, Streptococcus sp, Staphylococcus sp, Arcanobacteriumpyogenes, Proteus, Klebsiella và một số vi khuẩn khác.
Popkov (Liên Xô cũ) đã sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái, chữa viêm tử cung đạt kết quả cao.
Streptomycin: 0,25 g
Penicillin: 500.000 UI
Dung dịch MgSO4 1% 40 ml + VTM C
Khi lợn bị viêm âm đạo, âm hộ, N.Mikhailov đã dùng rửa không sâu (qua ống thông) trong âm đạo bằng dung dịch nước Etacridin 1/1.000 và 1/5.000, Furazolidon 1/1.000.
Diensiviridep dùng Rivano 1% để thụt rửa đạt kết quả cao và không ảnh hưởng đến gia súc.
I.E.Elistratopvaf A.I.Skurko dùng VTM E ở dạng dung dịch Axetat-α - tocoferon.Thuốc tiêm bắp 1lần, tiêm lần thứ hai sau 5 ngày chỉ trong những trường hợp bệnh nặng. Dùng VTM E theo kết luận của tác giả có thể bảo vệ hoàn toàn sức sinh sản cho lợn nái mắc bệnh viêm trong tử cung.
Ở Pháp các tác giả Pierre Brouillet và Bernard Faroult đã kết luận: Điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị.
Vtrekaxova A.V. (1985)[21], đã kết luận: Điều trị viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả. Xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược độc học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị.
Các nghiên cứu của Xobko A.L., Gia Denko I.N (1987)[22], chữa bệnh viêm vú cho lợn nái hướng vào việc đưa ra phương pháp chữa kết hợp. Dùng Novocain phong bế phối hợp với điều trị bằng kháng sinh cho kết quả tốt. Để
phong bế thần kinh tuyến sữa, tác giả đã dùng dung dịch Novocain 0,5% liều từ 30 - 40ml cho mỗi vú. Thuốc tiêm vào mỗi thùy vú bệnh sâu 8 - 10cm. Dung dịch Novocain còn được bổ sung 100 - 200 ngàn đơn vị Penicillin hay kháng sinh khác. Đồng thời lợn nái còn được tiêm bắp cùng một loại kháng sinh trong Novocain này liều từ 400.000 - 600.000 UI, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Theo Madec F., NevaC.(1995)[19], bệnh viêm tử cung và các bệnh ở đường tiết niệu có mỗi quan hệ với nhau, vi khuẩn trong nước tiểu cũng phát triển trong âm đạo và gây nhiễm ngược lên tử cung là rất dễ xảy ra.
Nhiễm khuẩn tử cung qua đường máu là do vi khuẩn sinh trưởng trong một cơ quan nào đó có kèm theo bại huyết, do vậy có trường hợp lợn hậu bị chưa phối nhưng đã bị viêm tử cung.