Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi phòng và điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại của công ty marphavet (Trang 45 - 48)

4.1. Công tác phục vụ sản xuất

4.1.3. Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng

Trong quá trình thực tập tại trại, tôi đã tham gia chăm sóc nái chửa, nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Trực vệ sinh, chăm sóc, theo dõi đàn lợn thí nghiệm. Kết quả cụ thể như sau:

* Đối với nái chửa

Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt

gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn 566SF, 567SF với khẩu phần ăn tùy theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:

+ Đối với nái chửa từ tuần chửa 1 đến tuần chửa 12 ăn thức ăn 566SF với tiêu chuẩn 2 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.

+ Đối với nái chửa từ tuần 13 đến tuần chửa 14 ăn thức ăn 566SF với tiêu chuẩn 3 - 3,5 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.

+ Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi được ăn thức ăn 567SF với tiêu chuẩn 3- 3,5kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.

* Đối với nái đẻ

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, sát trùng và cọ rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều. Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/bữa.

Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 2 kg/con/ngày.

* Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa

+ Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, bấm nanh.

+ Lợn con 2 - 3 ngày tuổi được bấm số tai, bấm đuôi và tiêm sắt, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.

+ 3 - 4 ngày tuổi cho uống thuốc phòng cầu trùng.

+ Đến 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.

+ Từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 550F.

+ 16 - 18 ngày tuổi tiêm phòng dịch tả.

+ 21 - 26 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn.

- Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con theo mẹ: Khi lợn con đẻ ra cần cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt, cố định đầu vú cho lợn con, những con nhỏ thì cho lên vú ngực bú. Tiêm sắt cho lợn con vào ngày thứ 3 và ngày thứ 7 - 10 sau khi sinh để đề phòng tiêu chảy. Cho lợn ăn sớm để thúc đẩy bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh và sớm hoàn thiện hơn, bảo đảm cho lợn con sinh trưởng phát dục bình thường, giảm tỷ lệ hao hụt của lợn nái, tăng khối lượng của lợn con và cai sữa sớm.

- Kỹ thuật chăm sóc lợn con theo mẹ: Việc quản lý, chăm sóc lợn con khi sinh ra cần chia các giai đoạn để tiện cho việc chăm sóc: Từ sơ sinh đến 3 ngày, 3 ngày đến 21 ngày, 21 ngày đến cai sữa. Giai đoạn sơ sinh 3 ngày tuổi cần cắt dây rốn, úm cho lợn, cắt, mài nanh lợn. Giai đoạn 3 ngày đến 21 ngày cần thực hiện tiêm sắt cho lợn, tập cho lợn con ăn sớm, thiến lợn phòng chống tiêu chảy cho lợn. Giai đoạn 21 ngày đến cai sữa cần chú ý vì giai đoạn này chúng ta chuẩn bị cai sữa cho lợn con.

- Quy trình nuôi dưỡng lợn nái nuôi con: Nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng, vì những chất cần thiết để tạo sữa đều lấy từ thức ăn. Kỹ thuật chăm sóc, quản lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết sữa của lợn nái, các tác động không thích hợp như đánh đuổi, gây tiếng động mạnh trong khu vực chuồng nuôi, đều gây ức chế quá trình tiết sữa.

- Chăm sóc quản lý lợn nái mang thai: Phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bào thai phát triển bình thường đồng thời nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chất lượng con sinh ra, chất lượng sữa, cũng như thời gian động dục lại của lợn mẹ sau cai sữa lợn con. Đồng thời, phải chú ýđến thời gian tiêm phòng và điều trị bệnh cho lợn, công tác tiêm phòng phải theo lịch trình và theo quy định của trại. Quá trình điều trị phải chú ý điều trị đúng bệnh, đúng loại kháng sinh và đúng liều trình tránh trường hợp kháng thuốc của lợn. Hàng tháng trang trại thường nhập thuốc và vắc xin của nhà phân phối, công ty CP cung cấp thuốc về cho trại cứ 2 tuần một lần và cung cấp đủ các loại thuốc để trị các bệnh hay xảy ra.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi phòng và điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại của công ty marphavet (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)