Cơ cấu đàn lợn nái của trại Chăn nuôi Marphavet trong 2 tháng

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi phòng và điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại của công ty marphavet (Trang 53 - 59)

4.2. Kết quả tiến hành

4.2.1. Cơ cấu đàn lợn nái của trại Chăn nuôi Marphavet trong 2 tháng

Căn cứ vào số liệu được lưu trữ tại sổ sách cửa cơ sở, kết hợp với quá trình điều tra theo dõi trong thời gian thực tập. Em đã tổng hợp số liệu và thu thập được kết quả về cơ cấu của đàn lợn nái của trại chăn nuôi Marphavet trong 2 tháng theo dõi như sau:

Bảng 4.3: Cơ cấu đàn lợn nái của trại chăn nuôi Marphavet Loại lợn nái Số lƣợng lợn nái của các tháng (con)

7/2016 8/2016

Lợn nái sinh sản 59 60

Lợn nái hậu bị 9 8

Tổng số 68 68

Qua bảng 4.3 cho thấy: Số lượng lợn nái sinh sản của trại không có biến động lớn giữa tháng 7 và tháng 8. Trang trại chỉ sản xuất lợn giống, do đó cơ cấu của trại chủ yếu là lợn nái, lợn đực giống và lợn con theo mẹ. Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ, các số liệu liên quan của từng nái như số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi.

4.2.2. Tỷ lệ lợn nái mắc bê ̣nh viêm tử cung theo lứa đẻ.

Để biết lợn nái mắc bệnh viêm tử cung với tỷ lệ cao nhất ở lứa đẻ nào, từ đó có biện pháp chăm sóc, quản lý và sử dụng phác đồ điều trị hợp lý, tôi đã tiến hành theo dõi 3 nhóm lợn: lợn nái sau đẻ lứa 1, lợn nái sau đẻ lứa 2, lợn nái sau đẻ lứa 3. Kết quả kiểm tra lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ được trình bày ở bảng 4.4 như sau:

Bảng 4.4: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ của lợn

Lứa đẻ Số nái kiểm tra (con)

Số nái mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc (%)

1-2 19 3 15,78

3-4 13 1 7,69

5-6 12 2 16,66

>6 16 3 18,75

Tính chung 60 9 15,00

Qua bảng 4.4 cho thấy: Lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở tất cả các lứa đẻ, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở lứa đẻ trên 6 là 18,75%, lứa đẻ 1 - 2 là 15,78%;

lứa đẻ 5 - 6 là 16,66%; lợn ở lứa đẻ 3 - 4 chiếm tỷ lệ thấp nhất 7,69%.

+ Lợn ở lứa đẻ 1 - 2: Do mới đẻ lứa đầu nên tử cung còn hẹp, trong quá trình co bóp đẩy thai ra ngoài sẽ làm niêm mạc tử cung bị tổn thương nhiều, thời gian mở cổ tử cung dài vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh.

+ Lứa đẻ 5 – 6 và >6: do sức khỏe và sức đề kháng đã giảm sút, sức rặn yếu, sự co bóp của tử cung giảm nên dễ gây sát nhau và kế phát viêm tử cung. Mặt khác, thời gian hồi phục tử cung lâu hơn, thời gian đóng kín cổ tử cung dài hơn do đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập qua cổ tử cung gây viêm.

+ Lứa đẻ 3 - 4: Đây là giai đoạn cơ bản, lợn nái đã thích nghi với việc sinh đẻ. Do đó ở các lứa này lợn có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao, khả năng co bóp của tử cung tốt nên ở giai đoạn này lợn nái ít mắc bệnh.

Kết quả chỉ ra rằng, trong thực tế sản xuất ta không nên nuôi dưỡng con nái đã đẻ quá nhiều lứa, năng suất chăn nuôi thấp, tỷ lệ mắc bệnh sinh sản cao đặc biệt là bệnh viêm tử cung. Với lợn nái đẻ lứa đầu nên thận trọng trong việc đỡ đẻ cũng như việc sử dụng thuốc kích đẻ Oxytocin để phòng tránh xây sát niêm mạc đường sinh dục dẫn tới viêm tử cung.

4.2.3. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo tháng

Bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản do vi khuẩn gây nên, nếu gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn xâm nhập và phát triển làm con lợn bị viêm tử cung.

Điều kiện thời tiết khác nhau ảnh hưởng tới sức đề kháng của lợn nái, đồng thời ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn. Thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều (ẩm độ cao, nhiệt độ cao,...) là điều kiện thuận lợi cho rất nhiều vi khuẩn phát triển, nhưng lại là điều kiện bất lợi cho lợn (đặc biệt với lợn ngoại khả năng thích nghi kém với khí hậu Việt Nam).

Do được phân công nên từ ngày 01/07/2016 – 1/09/2016 em đi tham gia hỗ trợ trại bà Nguyễn Thị Rộng.

Theo dõi sự thay đổi thời tiết qua các tháng và đánh giá mức độ cảm nhiễm bệnh qua từng tháng, kết quả được trình bày ở bảng 4.5:

Bảng 4.5: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở các tháng Tháng Số con theo dõi

(n)

Số con mắc bệnh

(n) Tỷ lệ mắc (%)

7 33 5 15,15

8 27 4 14,81

Tính chung 60 9 15,00

Qua bảng 4.5 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung giảm dần từ tháng 7 đến tháng 9, số nái nhiễm trong tháng 7 là trên 5 con kiểm tra chiếm tỷ lệ 15,15% và giảm dần đến tháng 9 là 4 trên 27 con kiểm tra chiếm 14,81%.

Tháng 7 tỷ lệ nái mắc bệnh viêm tử cung cao hơn là do đây là những tháng mùa hè, thời tiết biến đổi nóng bức tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh. Tháng 8 có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung thấp hơn nguyên nhân là do vào tháng 8 nhiệt độ không khí đã dễ chịu mát mẻ hơn, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm ít, thời tiết mát mẻ, chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ, lợn nái ăn uống tốt, khỏe mạnh nên tỷ lệ lợn nái mắc bệnh giảm hẳn.

4.2.4. Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng khác nhau của bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái.

Bảng 4.6. Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng lợn mắc bệnh viêm tử cung Tổng số

con mắc bệnh

Số biểu hiện triệu chứng

(n)

Tỷ lệ mắc

(%) Biểu hiện triệu chứng

9

2 22,22

Thế nặng: Sốt rất cao, có dịch màu nâu rỉ sắt mùi thối khắm, đau

có phản ứng, bỏ ăn hoàn toàn.

3 33,33

Thể trung bình: Sốt cao, dịch viêm màu hồng nâu đỏ có mùi tanh tối, đau rõ hơn, bỏ ăn hoàn

toàn.

4 44,44

Thể nhẹ: Sốt nhẹ, dịch viêm màu trắng có mùi tanh, đau nhẹ, bỏ ăn

một phần hoặc bỏ hoàn toàn

Qua bảng 4.6 ta thấy: Tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm tử cung theo các mức độ nặng, trung bình và nhẹ có sự chênh lệch nhau rõ rệt. Cụ thể là: ở thể nặng có 2 con, chiếm tỷ lệ 22,22%; ở mức độ trung bình có 3 con, chiếm tỷ lệ 33,33% và ở mức độ nhẹ là 4 con, chiếm tỷ lệ 44,44% . Như vậy, lợn nái mắc viêm tử cung ở mức độ nặng ít hơn mức độ trung bình và nhẹ. Điều này là do trại mới xây dựng nên khu vực chuồng trại không có mầm bệnh ủ lâu năm, việc chuẩn bị đỡ đẻ được chuẩn bị rất cẩn thận, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo đảm bảo đúng quy trình, vệ sinh chuồng trại và công tác chăm sóc tốt, công tác thú y tốt, quy trình tiêm phòng vắc xin được thực hiện nghiêm ngặt.

4.2.5. Hiệu quả điều tri ̣ bê ̣nh viêm tử cung theo hai phác đồ điều trị Bảng 4.7: Hiê ̣u quả điều trị bệnh viêm tử cung theo 2 phác đồ Phác

đồ Tên thuốc Liều lƣợng Cách dùng

Thời gian điều trị

(ngày)

Số nái điều

trị (con)

Số nái khỏi (con)

Tỷ lệ khỏi

(%) I Cefquinom 150 1ml/5 – 7

kgTT Tiêm bắp 3 – 6 4 4 100

II Cosin 30% LA

1ml/25 -

30kgTT Tiêm bắp

3 - 6 5 4 80,00 Qua bảng 4.7 cho thấy: Hiệu quả điều trị của hai loại thuốc ở hai phác đồ là khá cao, với liều lượng và thời gian điều trị khác nhau. Ở phác đồ I tỷ lệ khỏi bệnh đạt 100% với 4/4 con khỏi bệnh, còn ở phác đồ II tỷ lệ khỏi bệnh thấp hơn: 4 nái khỏi trên 5 con điều trị đạt 80%; thấp hơn phác đồ I là 20%.

Một con điều trị không khỏi ở phác đồ II, không còn khả năng sinh sản nên loại bỏ.

Qua kết quả điều trị trên chúng tôi khuyến cáo: Nên theo dõi, phát hiện kịp thời và chẩn đoán đúng bệnh, đồng thời sử dụng kháng sinh Cefquinom 150 sẽ cho hiệu quả điều trị cao.

4.2.6. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau điều trị.

Bảng 4.8. Tỷ lệ động dục và phối giống lần đầu đạt của lợn nái sau khi điều trị khỏi bệnh.

Phác đồ điều trị

Số nái đƣợc điều trị

(con)

Số nái điều trị

khỏi bệnh (con)

Động dục lại Phối giống lần đầu đạt

Số nái (con)

Tỷ lệ (%)

Số nái (con)

Tỷ lệ (%)

I 4 4 4 100 4 100

II 5 4 4 100 4 100

Qua kết quả bảng 4.8 cho thấy: Ở phác đồ I điều trị trên 4 lợn nái bằng thuốc Cefquinom 150 ta thấy điều trị khỏi 4 con, tỷ lệ động dục lại đạt 100%

và phối giống lần đầu đạt 100%. Ở phác đồ II điều trị trên 5 lợn nái bằng Cosin 30% LA khỏi 4 con, còn 1 con không còn khả năng sinh sản thì loại thải, 4 con còn lại cho tỷ lệ động dục trở lại 100% và tỷ lệ phối giống lần đầu đạt 100%.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi phòng và điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại của công ty marphavet (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)