CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG
2.5. Thực trạng quản lý dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông chuyên Hưng Yên
2.5.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên môn Toán
2.5.1.1. Thực trạng phân công giảng dạy đối với giáo viên môn Toán
Qua khảo sát, tác giả nhận thấy HT đã phân công GV môn Toán sau khi xây dựng qui trình, thống nhất nguyên tắc, tiêu chuẩn, hình thức phân công; bố trí GV đảm bảo mặt bằng lao động, định mức giờ dạy nhằm phát huy tốt nhất khả năng của GV; xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả công việc do GV phụ trách làm cơ sở phân công GV.
Nội dung “ Phân công GV theo hướng đảm bảo quyền lợi học tập của HS và chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy học môn Toán lớp chuyên, lớp chuyên KHTN và lớp chuyên KHXH” được HT thực hiện tốt nhất (70,6% đánh giá tốt; 29,4% đánh giá khá). Nội dung “Thường xuyên đánh giá tình hình đội ngũ, điều chỉnh phân công phù hợp” với 11,8% đánh giá tốt và 88,2% đánh giá khá (biểu đồ Đ 2.1. Đánh giá của CBQL, GV về việc phân công giảng dạy môn Toán - Phụ lục 2).
Khi dự họp với Tổ toán bàn về việc phân công giảng dạy môn Toán ở các lớp, các GV trong tổ đều khẳng định HT nên căn cứ vào năng lực của GV, năng lực HS các lớp chuyên khác nhau phân công GV toán giảng dạy hai khối lớp trong năm học, phân công luân phiên tiếp tục ở năm học tiếp theo, phân công dạy toán ở hai trong ba loại hình lớp: chuyên toán, chuyên KHTN, chuyên KHXH.
Qua khảo sát cho thấy trường cần thường xuyên đánh giá tình hình đội ngũ, điều chỉnh phân công phù hợp một cách có hiệu quả hơn.
2.5.1.2. Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch dạy học của giáo viên môn Toán Qua kết quả khảo sát, cho thấy công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch của trường, của Tổ trưởng chuyên môn đến GV được đánh giá tốt, GV có đầy đủ kế hoạch dạy học. Tuy nhiên việc đưa ra những quy định cụ thể về việc lập kế hoạch dạy học của GV và đảm bảo kế hoạch dạy học của GV mang tính khoa học chưa thực sự tốt. Một số GV xây dựng kế hoạch dạy học chưa sát thực tế và cần bổ sung trong quá trình
thực hiện ( biểu đồ Đ2.2. Đánh giá của CBQL, GV về quản lý việc lập kế hoạch dạy học môn Toán -Phụ lục 2). Qua khảo sát thực tế còn GV chưa thực hiện đúng kế hoạch dạy học đã được phê duyệt.
2.5.1.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên môn Toán
Bảng 2.7. Kết quả kiểm tra hồ sơ chuyên môn, dự giờ của GV 3 năm học gần đây Năm
học
Kết quả kiểm tra hồ sơ CM
(Đơn vị: Bộ hồ sơ) Kết quả dự giờ trong năm học (Đơn vị: Tiết dạy)
Tốt % Khá % TB % Giỏi % Khá % TB % 2013-
2014 57 77 17 23 0 0 798 86,3 111 12 16 1,7 2014-
2015 63 81,8 14 19,2 0 0 842 87,4 108 11,2 17 1,4 2015-
2016 74 89,2 9 10,8 0 0 929 89,5 101 9,8 7 0,7 (Nguồn: Văn thư - Lưu trữ trường THPT chuyên Hưng Yên)
Bảng 2.8. Kết quả kiểm tra hồ sơ chuyên môn, dự giờ GV toán 3 năm học gần đây
Năm học
Kết quả kiểm tra hồ sơ CM
(Đơn vị: Bộ hồ sơ) Kết quả dự giờ trongnăm học (Đơn vị: Tiết dạy)
Tốt % Khá % TB % Giỏi % Khá % TB % 2013-
2014 08 80 01 20 0 0 87 82,8 11 10,5 7 6,7 2014-
2015 10 83,3 02 16,7 0 0 105 84,7 13 10,5 6 4,8 2015-
2016 12 89,2 01 10,8 0 0 132 88 14 11,7 4 0,3 (Nguồn: Văn thư - Lưu trữ trường THPT chuyên Hưng Yên)
Kết quả khảo sát ở bảng 2.7 và 2.8 cho thấy GV nhà trường có hồ sơ chuyên môn đầy đủ theo qui định, 100% được đánh giá khá, tốt. Lãnh đạo nhà trường đánh giá cao công tác chuẩn bị của GV trước khi lên lớp. Kết quả dự giờ 3 năm gần đây cho thấy GV thực hiện giờ dạy khá, tốt chiếm đến 98%, trong đó giờ dạy được xếp loại giỏi chiếm khoảng 88%, không có giờ dạy không đạt yêu cầu. Qua các báo cáo từ tổ chuyên môn và tổng kết các Hội thi, Hội giảng các GV có trình độ chuyên môn vững vàng, kiến thức truyển tải đến HS đảm bảo, về cơ bản đã dạy học theo định hướng phát triển NLHS xong việc kết hợp nhiều PPDH tích cực, việc khích lệ tìm tòi, sáng tạo, phát huy tính chủ động của HS còn có những hạn chế nhất định. GV dạy môn Toán chưa thực sự chú ý nhiều đến việc hướng dẫn HS vận dụng kiến thức học được
áp dụng vào đời sống. HS các lớp chuyên KHXH không có sự đam mê học toán như HS các lớp chuyên KHTN.
Biểu đồ 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên môn Toán Nội dung 1: Quản lý chặt chẽ nề nếp ra vào lớp của GV.
Nội dung 2: Giám sát GV dạy đúng chương trình, kế hoạch DH đã được duyệt.
Nội dung 3: Quán triệt đến mọi GV yêu cầu DH theo định hướng phát triển NLHS.
Nội dung 4: Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn GV tổ chức các hình thức dạy học đa dạng phù hợp đặc trưng môn Toán.
Nội dung 5: Chỉ đạo GV thực hiện dạy học có liên hệ với thực tiễn.
Nội dung 6: Chỉ đạo GV dạy học cá thể hóa, quan tâm phát triển NL của từng HS.
Nội dung 7: Chỉ đạo GV thực hiện dạy học tích hợp gắn với giải quyết tình huống thực tiễn để phát triển NLHS.
Nội dung 8: Quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Nội dung 9: Chỉ đạo GV hướng dẫn HS phương pháp học tập chung và phương pháp học tập môn Toán.
Nội dung 10: Chỉ đạo GV hướng dẫn HS tham gia nghiên cứu khoa học.
Nội dung 11: Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra giờ dạy trên lớp của GV.
8 5
13 12 11
14 9
2
11 0
0
5 1
4
9
12 4
5 3 2
7
12 6
15 14 12
16 12
0 0 0 0
3 1 1
3 0
2 3 0
0 1
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18
Nội dung 1, TB = 3,47, xếp thứ 5 Nội dung 2, TB = 3,29, xếp thứ 8 Nội dung 3, TB = 3,76, xếp thứ 1 Nội dung 4, TB = 3,71, xếp thứ 3 Nội dung 5, TB = 3,47, xếp thứ 5 Nội dung 6, TB = 3,76, xếp thứ 1 Nội dung 7, TB = 3,47, xếp thứ 5 Nội dung 8, TB = 2,94, xếp thứ 12 Nội dung 9, TB = 3,65, xếp thứ 4 Nội dung 10, TB = 2,88, xếp thứ 13 Nội dung 11, TB = 2,82, xếp thứ 14 Nội dung 12, TB = 3,29, xếp thứ 8 Nội dung 13, TB = 3,06, xếp thứ 11 Nội dung 14, TB = 3,18, xếp thứ 10
Yếu Trung bình Khá Tốt
Nội dung 12: Chỉ đạo rút kinh nghiệm giờ dạy nghiêm túc.
Nội dung 13: Đánh giá xếp loại giờ dạy khách quan, công bằng.
Nội dung 14: Sử dụng kết quả đánh giá giờ dạy vào điều chỉnh việc dạy học của GV.
Phân tích dữ liệu trong biểu đồ 2.3, cho thấy: Đội ngũ CBQL đã thực hiện tốt việc yêu cầu mọi GV dạy học theo định hướng phát triển NLHS, chỉ đạo GV dạy học cá thể hóa, quan tâm phát triển năng lực của từng HS trong các lớp chuyên khác nhau.
Tác giả kết hợp phỏng vấn GV và tham dự sinh hoạt chuyên môn, được biết TTCM quán triệt đến mọi GV về yêu cầu DH theo định hướng phát triển NLHS và hướng dẫn tổ chức các hình thức dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn. Tuy nhiên, việc QLDH ứng dụng công nghệ thông tin và hướng dẫn HS tham gia nghiên cứu khoa học còn hạn chế.
2.5.1.4. Thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực của giáo viên
Qua khảo sát cho thấy: HT đã tích cực chỉ đạo GV đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Theo đó, GV GV đã sử dụng nhiều kỹ thuật dạy học trong giảng dạy (biểu đồ Đ2.3. Đánh giá của CBQL, GV về sử dụng PPDH môn Toán; biểu đồ Đ2.4.Thực trạng sử dụng kỹ thuật dạy học môn Toán; Đ2.5. Đánh giá của CBQL, GV về hình thức tổ chức dạy học môn Toán -Phụ lục2). Cần chỉ đạo GV tăng cường dạy học nêu vấn đề và dạy học hợp tác, giảm bớt dạy học thuyết trình và cần phối hợp các PPDH tích cực tùy theo nội dung bài dạy, đối tượng HS các lớp chuyên khác nhau. Tăng cường tổ chức và hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học, nhất là HS chuyên toán.
2.5.1.5. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán Nhận xét và đánh giá ở biểu đồ 2.4 ( trang 59) cho thấy: Trường làm tốt công tác phổ biến cho GV các văn bản quy định về kiểm tra, cho điểm, xếp loại HS; chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra định kì các tiết dạy, sổ điểm theo phân phối chương trình của các môn học; có kế hoạch tích lũy, xây dựng ngân hàng đề thi môn Toán theo hướng tiếp cận NLHS; đề kiểm tra phân hóa được trình độ HS. Việc đánh giá kết quả học tập công khai, công bằng và sử dụng kết quả xếp lớp phù hợp và điều chỉnh việc dạy có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy tính tích cực, sáng tạo của người dạy và học.
Tuy nhiên qua khảo sát thực trạng trường cần làm tốt hơn nội dung 6,12,13.
Biểu đồ 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán
Nội dung 1: Phổ biến cho GV các văn bản quy định về kiểm tra, cho điểm, xếp loại HS.
Nội dung 2: Cụ thể hóa các văn bản pháp quy của nhà nước, của ngành về công tác kiểm tra, đánh giá vào nhà trường.
Nội dung 3: Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra định kì các tiết dạy, sổ điểm theo phân phối chương trình của môn học.
Nội dung 4: Có kế hoạch tích lũy, xây dựng ngân hàng đề thi môn Toán theo hướng tiếp cận NLHS.
Nội dung 5: Chỉ đạo GV ra đề kiểm tra phân hóa được trình độ HS.
Nội dung 6: Chỉ đạo việc kết hợp giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS.
Nội dung 7: Tổ chức kiểm tra định kì và đột xuất GV về thực hiện quy định điểm số, việc chấm trả bài cho HS, việc vào điểm, sửa điểm.
Nội dung 8: Phân công GV coi thi, chấm thi đúng quy định.
Nội dung 9: Xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế thi.
Nội dung 10: Phân tích và đánh giá kết quả học tập của HS.
Nội dung 11: Chỉ đạo GV sử dụng kết quả đánh giá HS để xếp loại thành tích học tập.
Nội dung 12: Chỉ đạo GV sử dụng kết quả đánh giá HS để xếp lớp chuyên toán phù hợp.
Nội dung 13: Chỉ đạo GV sử dụng kết quả đánh giá HS đề điều chỉnh việc DH.
16 12
15 14
16 2
6
15 16 2
14 3
1
1 4 2
3 1
13 10 2
1
15 3
12 15
0 1 0 0 0
2 1 0 0 0 0
2 1
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18
Nội dung 1, TB = 3,94, xếp thứ 1 Nội dung 2, TB = 3,65, xếp thứ 8 Nội dung 3, TB = 3,88, xếp thứ 4 Nội dung 4, TB = 3,82, xếp thứ 6 Nội dung 5, TB = 3,94, xếp thứ 1 Nội dung 6, TB = 3,00, xếp thứ 12 Nội dung 7, TB = 3,29, xếp thứ 9 Nội dung 8, TB = 3,88, xếp thứ 4 Nội dung 9, TB = 3,94, xếp thứ 1 Nội dung 10, TB = 3,12, xếp thứ 10 Nội dung 11, TB = 3,82, xếp thứ 6 Nội dung 12, TB = 3,06, xếp thứ 11 Nội dung 13, TB = 3,00, xếp thứ 12
Yếu Trung bình Khá Tốt
2.5.1.6. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên
Trường đã làm tốt công tác chỉ đạo đánh giá và xếp loại khen thưởng kết quả bồi dưỡng thường xuyên GV cuối năm học. Qua phỏng vấn cho thấy trường đã tạo điều kiện cho GV môn Toán đi học tập, bồi dưỡng sau Đại học tại các trường ĐH, Viện Toán,... (xem các biểu đồ Đ2.3. Đánh giá của CBQL, GV về sử dụng PPDH môn Toán; biểu đồ Đ2.4.Thực trạng sử dụng kỹ thuật dạy học môn Toán; Đ2.5. Đánh giá của CBQL, GV về hình thức tổ chức dạy học môn Toán -Phụ lục2). Theo đó, HT cần chú ý nhiều hơn đến công tác kiểm tra việc bồi dưỡng thường xuyên năng lực dạy học cho GV. Tăng cường giúp GV cập nhật kiến thức chuyên môn và đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển NLHS. Tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các trường bạn nhiều hơn.
2.5.1.7. Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn
Biểu đồ 2.5. Thực trạng phát huy vai trò tổ chuyên môn trong quản lý dạy học
Ghi chú
Nội dung 1: Xây dựng quy định nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn.
Nội dung 2: Chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
Nội dung 3: Kiểm tra hồ sơ, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.
Nội dung 4: Khuyến khích GV thảo luận, góp ý kiến tạo không khí dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy.
Nội dung 5: Chỉ đạo việc tổ chức Hội thảo trong tổ chuyên môn.
Nội dung 6: Chỉ đạo giúp đỡ GV mới ra trường, năng cao năng lực chuyên môn cho GV trẻ.
14 15 1
3 0
3
3 2
15 14 12
14
2 0
1 0
5 0
0 0 0 0 0 0
0 2 4 6 8 10 12 14 16
Nội dung 1, TB = 3,82, xếp thứ 2 Nội dung 2, TB = 3,88, xếp thứ 1 Nội dung 3, TB = 3,00, xếp thứ 5 Nội dung 4, TB = 3,18, xếp thứ 3 Nội dung 5, TB = 2,71, xếp thứ 6 Nội dung 6, TB = 3,18, xếp thứ 3
Yếu TB Khá Tốt
Qua phân tích kết quả khảo sát ở biểu đồ 2.5 cho thấy nhà trường đã xây dựng quy định nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn, trong đó nội dung chủ đạo xuyên suốt là sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Ngoài việc sinh hoạt chung theo đơn vị tổ, còn có sinh hoạt theo đơn vị nhóm hàng tuần. Tuy nhiên, nhiều GV chưa tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến trong mỗi buổi sinh hoạt do họ là GV trẻ, còn rụt rè, không dám phát biểu nhiều, chỉ ngồi nghe và đồng ý với mọi ý kiến được đưa ra. Với các GV chưa vững về chuyên môn đều được GV khác trong tổ kèm cặp, giúp đỡ. Hoạt động Hội thảo đơn vị tổ chuyên môn còn ít, chưa hiệu quả. Còn có buổi sinh hoạt tổ nhóm chưa thiết thực, mang tính đối phó. Tổ chuyên môn cần tiếp tục năng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
2.5.1.8. Thực trạng quản lý việc khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Biểu đồ 2.6. Thực trạng quản lý việc khai thác, sử dụng CSVC, TBDH Ghi chú
Nội dung 1: Xây dựng quy định đăng kí, sử dụng, bảo quản CSVC, TBDH.
Nội dung 2: Tổ chức bồi dưỡng năng lực sử dụng CSVC, TBDH cho GV và cán bộ phụ trách.
Nội dung 3: Tạo điều kiện để GV, HS khai thác, sử dụng CSVC, TBDH.
Nội dung 4: Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc sử dụng CSVC, TBDH.
Nội dung 5: Kiểm tra định kì và đột xuất hồ sơ quản lý và công tác bảo quản, sử dụng CSVC, TBDH của cán bộ phụ trách.
Nội dung 6: Sử dụng kết quả kiểm tra việc sử dụng CSVC, TBDH để đánh giá GV.
Nội dung 7: Quản lý việc sử dụng CSVC, TBDH hợp lý, có hiệu quả.
Qua phân tích kết quả khảo sát ở biểu đồ 2.6 cho thấy: Trường tạo điều kiện tốt để GV, HS khai thác, sử dụng CSVC, TBDH hiện có và thường xuyên kiểm tra hồ sơ
4 1
14 4
14 4
5
13 14 3
12 3
10 12
0 2 0
1 0
3 0
0 0 0 0 0 0 0
0 2 4 6 8 10 12 14 16
Nội dung 1, TB = 3,41, xếp thứ 3 Nội dung 2, TB = 2,94, xếp thứ 7 Nội dung 3, TB = 3,82, xếp thứ 1 Nội dung 4, TB = 3,18, xếp thứ 5 Nội dung 5, TB = 3,82, xếp thứ 1 Nội dung 6, TB = 3,06, xếp thứ 6 Nội dung 7, TB = 3,29, xếp thứ 4
Yếu TB Khá Tốt
quản lý và công tác bảo quản, sử dụng CSVC, TBDH của cán bộ phụ trách. Tuy nhiên việc GV tích cực sử dụng thiết bị dạy học có sẵn và tự làm đồ dùng dạy học mới còn rất hạn chế. Lãnh đạo nhà trường khi phỏng vấn cũng nhận thấy công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc sử dụng CSVC, TBDH cũng như sử dụng kết quả kiểm tra việc sử dụng CSVC, TBDH để đánh giá GV chưa được tốt. Việc tổ chức bồi dưỡng năng lực sử dụng CSVC, TBDH cho GV và cán bộ phụ trách cũng còn bất cập. Hiệu trưởng phải có kế hoạch xây dựng, bổ sung và quản lý có hiệu quả việc sử dụng CSVC, TBDH theo hướng đổi mới .