Chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đồng bộ với mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh theo hướng phát triển năng lực

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ở trường THPT chuyên Hưng Yên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 87 - 91)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG

3.2. Biện pháp quản lý dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông chuyên Hưng Yên

3.2.3. Chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đồng bộ với mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh theo hướng phát triển năng lực

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa

HT triển khai dạy học theo định hướng phát triển NLHS, tăng cường dạy học phân hóa môn Toán hướng đến từng nhóm học sinh với năng lực toán khác nhau, tạo ra sự tương tác hai chiều giữa đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá HS theo năng lực sẽ tạo cú hích thúc đẩy đổi mới PPDH và ngược lại đổi mới PPDH phải gắn liền với đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS để xem xét hiệu quả của đổi mới PPDH theo yêu cầu mới.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Chỉ đạo GV đổi mới PPDH môn Toán

+ Chỉ đạo soạn giáo án: Chỉ đạo GV đổi mới ngay từ khâu xác định mục tiêu bài

dạy. Mục tiêu phải thể hiện rõ mức năng lực mà HS cần đạt được sau bài học. Soạn giáo án phải thực hiện theo hướng thiết kế các hoạt động của HS, yêu cầu các hoạt động phải vừa sức, sát với đối tượng HS và phát triển năng lực gì của HS. Trong giáo án cần thiết kế các câu hỏi có tính gợi mở, dẫn dắt HS khám phá kiến thức, phát hiện, củng cố sâu kiến thức. Cần làm rõ kiến thức bài học vận dụng trong thực tiễn đời sống. Hàng năm mỗi GV chịu trách nhiệm nghiên cứu chuyên sâu và biên soạn một số chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi.

+ Chỉ đạo tổ chức thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực người học:

Chỉ đạo GV dạy học thông qua các hoạt động và bằng hoạt động, QL bao quát tất cả các HS trong lớp, giao nhiệm vụ cụ thể, yêu cầu HS tham gia và hoàn thành các nhiệm vụ học tập trước tập thể lớp; nhất là các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tạo cơ hội cho HS tham gia vào các hoạt động học tập, gắn nội dung dạy học với những tình huống thực tiễn.

Chỉ đạo đổi mới PPDH qua việc thực hiện hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS, kết hợp dạy chữ với dạy người, dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tạo cơ hội cho HS tham gia vào các hoạt động học tập, gắn nội dung dạy học với thực tiễn

Chỉ đạo tổ chuyên môn phối hợp với Đoàn thanh niên thành lập câu lạc bộ toán học, câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, . . . để cho thu hút HS vào hoạt động tập thể lành mạnh, bổ ích, phát huy năng lực sở trường của bản thân. Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm, Tăng cường tổ chức các hoạt động như: Hội thi thực hành giải toán trên máy tính nhanh, Thi vận dụng kiến thức toán học vào các bài toán trong thực tế, Ngày hội công nghệ thông tin, Ngày hội sử dụng ngoại ngữ, Ngày hội đọc sách toán,…

Tăng cường chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH theo hướng cả thầy và trò đều hoạt động, GV phải là người tổ chức và dẫn dắt HS, tạo ra bầu không khí cởi mở, làm cho HS tích cực, chủ động học tập. Đổi mới PPDH theo hướng chú trọng phát triển NLHS vận dụng dạy học theo tình huống, dạy HS định hướng hành động, tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý phát huy khả năng tự học cho HS.

+ Chỉ đạo GV đổi mới PPDH đồng bộ với đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng phát triển năng lực:

Chỉ đạo GV trong quá trình dạy học phải bồi dưỡng cho HS những kỹ thuật thông

tin phản hồi nhằm tạo điều kiện cho HS tham gia đánh giá và cải tiến việc dạy học.

Lưu ý GV phải chú ý cả quá trình học tập. Hướng dẫn GV trong đánh giá HS có thể sử dụng kết hợp các phương pháp như: Quan sát, phỏng vấn sâu, hội thảo, nhật ký người học, hồ sơ học tập, bài tập lớn, đánh giá thực hành, HS tự học; không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp, giải quyết vấn đề thực tiễn. Phải đánh giá mức độ tiến bộ của HS trong quá trình học ở lớp và tự học.

Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức xây dựng ngân hàng đề; chỉ đạo GV xây dựng công cụ đánh giá NLHS thông qua các đề thi, bài tập, yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn. Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận; chỉ đạo việc ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có các câu hỏi 1 lựa chọn đúng như trước đây. Tăng cường ra câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Xây dựng "Nguồn học liệu mở" (thư viện) câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo có chất lượng.

- Khuyến khích GV khai thác và sử dụng TBDH, ứng dụng công nghệ thông tin để góp phần đổi mới PPDH. Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng sử dụng TBDH.

- Tăng cường công tác chỉ đạo và kiểm tra, động viên khen thưởng kịp thời những giáo viên tích cực, đạt kết quả tốt trong đổi mới PPDH, nghiêm túc nhắc nhở, phê bình những giáo viên chưa thực hiện tốt, đưa vào tiêu chí thi đua, xếp loại GV.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá. Bồi dưỡng các kỹ năng về sử dụng các PPDH, kỹ thuật dạy học tích cực như: phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp động não... các kỹ thuật dạy học tích cực: khăn trải bàn, những mảnh ghép, bàn tay nặn bột, sơ đồ tư duy, lắng nghe và phản hồi tích cực,... Kết hợp hài hòa, phát huy những ưu điểm của PPDH truyền thống.

- CBQL cần tổ chức, chỉ đạo GV học tập thông tư qui định việc đánh giá, xếp loại học sinh để công tác kiểm tra đánh giá được thực hiện công bằng và chính xác.

Yêu cầu GV khi kiểm tra, đánh giá môn Toán ở trường, giáo viên phải xác định rõ kiến thức và kỹ năng cần kiểm tra. Mỗi bài kiểm tra tổng hợp phải kiểm tra, đánh giá theo các bậc từ dễ đến khó: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Đối với môn Toán HS viết ra được, trình bày được, tính toán được, chứng minh được, sáng

tạo được,… trong phạm vi các kiến thức mà học sinh vừa tiếp thu và rèn luyện. Đối với hình thức kiểm tra đánh giá theo bài tự luận, chỉ đạo GV ra đề theo dạng đề mở nhằm giúp HS học theo sát chương trình trong các kỳ thi tuyển. Thường xuyên nhắc nhở GV chú trọng trong việc sửa chữa, nhận xét các câu trả lời, bài làm của HS nhằm giúp các em nhận ra, khắc phục điểm yếu trong vận dụng kiến thức, phát huy những điểm mạnh trong quá trình học tập. GV cần hướng dẫn HS phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học; Tạo cơ hội cho HS kiểm tra, đánh giá lẫn nhau và tự kiểm tra, đánh giá giúp các em có thói quen tự học và rèn luyện.

Để quản lý việc GV chấm, chữa bài cho HS đảm bảo tính chính xác, công bằng, khách quan, HT phải có kế hoạch kiểm tra bài chấm của GV và giao cho Phó HT, TTCM, nhóm trưởng chuyên môn chấm xác suất. Kiên quyết xử lý những trường hợp GV chấm bài không nghiêm túc. Một số kỳ thi tập trung yêu cầu GV phải chấm đúng đáp án đã thống nhất và tạo được tính khách quan cao trong việc đánh giá kết quả dạy học môn Toán của GV và kết quả học tập môn Toán của HS.

* Chỉ đạo GV phát huy vai trò chủ thể của HS trong học tập môn Toán

Yêu cầu mỗi GV khi lên lớp cần giúp HS hiểu được rằng, trong học tập HS là trung tâm của hoạt động học, HS vừa là chủ thể vừa là mục đích của quá trình DH.

Do đó, đòi hỏi mỗi HS phải có thái độ học tập tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức. HS phải trả lời được câu hỏi về học tập và có động lực để thực hiện như: Học để làm gì? (mục đích); Học vì cái gì? (động cơ học tập); Tại sao phải học? (nhu cầu) và Học như thế nào? (thái độ). Hiệu trưởng cần chỉ đạo GV thực hiện tốt những nội dung sau:

+ GV khơi dậy ở HS nhu cầu chiếm lĩnh tri thức, tích cực hóa, sáng tạo trong học tập; Tổ chức cho HS tự phát hiện ra cái mới, cách giải quyết sáng tạo nhiệm vụ học tập; Có những trải nghiệm tốt đẹp qua học tập dần dần làm phát sinh nhu cầu của HS về tri thức khoa học, nhu cầu giải quyết các vấn đề trong học tập, ứng dụng kiến thức vào cuộc sống. Học tập dần dần trở thành nhu cầu, niềm vui không thể thiếu của HS.

Qua đó học tập biến thành động cơ và bắt đầu định hướng cho các hoạt động học tập cụ thể, là động lực thúc đẩy cho HS vượt qua các khó khăn, trở ngại trong học tập.

+ Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để HS tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực, làm cho HS biết tự học, tự vận dụng biết liên hệ với thực tiễn; làm cho HS biết làm việc nhóm, biết tổ chức, hợp tác và chia sẻ. Giúp HS có khả năng tự học để có thể học suốt đời. Tổ chức cho HS tham

gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Về vấn đề này, có thể học tập kinh nghiệm của Trường PHPT dân lập Đinh Tiên Hoàng, Hà nội: Tổ chức huấn luyện cho học sinh phương pháp học tập hiệu quả. Thông qua tìm hiểu kinh nghiệm con người đã học như thế nào? Các em có thể học tập như thế nào (thông qua các giác quan, tư duy và rèn trí thông minh cảm xúc… để biết cách chuẩn bị bài mới, học trên lớp, học ở nhà..) + Chỉ đạo GV phải kết hợp dạy chữ với dạy người và định hướng nghề nghiệp cho HS. Giúp HS phát triển các năng lực phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân. Rèn luyện cho HS năng lực tự thể hiện mình, năng lực hợp tác và tổ chức. Qua hoạt động HS hình thành năng lực tự kiểm tra đánh giá, tự điều chỉnh và vươn lên trong học tập.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Có đầy đủ hệ thống văn bản chỉ đạo hoạt động dạy học, hướng dẫn về đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá đồng bộ bao quát được các khâu của quá trình dạy học và kiểm tra, đánh giá.

Đảm bảo đầy đủ kinh phí, CSVC, TBDH, tài liệu tham khảo phục vụ đổi mới dạy học. Đội ngũ CBQL phải được trang bị kiến thức về QLDH theo hướng phát triển năng lực.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ở trường THPT chuyên Hưng Yên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)