Thực trạng về vấn đề sử dụng BTTN trong dạy học vật lý ở trường phổ thông hiện nay

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THÍ NGIỆM PHẦN TỪ HỌC VẬT LÝ 11 NÂNG CAO (Trang 36 - 39)

1.4.1. Đánh giá thực trạng

Qua trao đổi trực tiếp với GV và việc khảo sát tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi về vấn đề sử dụng BTTN trong dạy học vật lý trường phổ thông nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS, có thể rút ra một số nhận định sau:

Trong các giờ học vật lý, GV rất ít sử dụng TN. Điều quan tâm chủ yếu của GV là sự trình bày giảng giải của mình về các kiến thức cần dạy cho HS, sao cho đảm bảo được nội dung đầy đủ, chưa chú trọng đến những kĩ năng, hành vi mà HS thể hiện ra trong khi học vật lý hoặc đạt được sau khi học vật lý.

HS rất ít khi được trực tiếp làm TN mà chỉ được quan sát qua các TN biểu diễn của một số ít GV. Do đó, việc tiếp cận với các TN thực hành và rèn luyện các thao tác là rất hạn chế.

Hầu hết GV chỉ sử dụng bài tập định tính hoặc bài tập tính toán mà rất ít sử dụng BTTN. Các em HS chỉ được làm một số rất ít TN thực hành theo quy định của chương trình học.

Hầu hết các bài kiểm tra, đánh giá HS của các trường THPT đều không sử dụng BTTN.

Những tồn tại nêu trên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tuy nhiên có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản, đó là:

Nội dung chương trình nặng về lí thuyết, kiến thức phải nghiên cứu trong một tiết học quá nhiều nên GV không còn thời gian để làm các TN khi dạy học.

Trong một tiết học với thời lượng 45 phút, nội dung kiến thức tương đối nhiều, do đó không đủ thời gian để GV có thể vừa giúp HS hiểu được kiến thức bài học, vừa tổ chức các hoạt động như quan sát hiện tượng TN xảy ra, thiết kế phương án, tiến hành làm TN, xử lý số liệu...

Mặc dù cơ sở vật chất và thiết bị trường học đã có đầu tư nhất định nhưng nhìn chung các trường THPT vẫn thiếu so với yêu cầu đổi mới của Ngành Giáo dục như các phòng chức năng dùng cho dạy học vật lý chưa được chú trọng, đặc biệt các thiết bị TN được trang bị chưa đảm bảo yêu cầu về độ chính xác, chắc chắn...

Việc kiểm tra và thi cử chủ yếu theo hình thức trắc nghiệm cũng là một trở ngại lớn trong việc đưa BTTN vào kiểm tra, đánh giá. Bởi lẽ BTTN có tác dụng quan trọng trong việc rèn luyện các thao tư duy và kĩ năng thực hành nên không thể ra đề kiểm tra theo hình thức đưa ra các phương án lựa chọn để đánh giá HS.

Nhiều GV có tâm lí ngại làm TN vì vất vả và mất nhiều thời gian. Mặt khác, do khả năng sử dụng các thiết bị TN của GV còn hạn chế nên nhiều GV vẫn quen dạy theo lối cũ, ngại tìm tòi, ngại khai thác và sử dụng BTTN trong dạy học vật lý.

Quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THPT vẫn còn diễn ra rất chậm, các phương pháp dạy học tích cực chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được mục đích và yêu cầu của việc đổi mới giáo dục phổ thông. GV chưa chú trọng hình thành và bồi dưỡng cho HS thói quen thu thập, xử lý, truyền đạt thông tin, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

1.4.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng BTTN trong dạy học vật lý hiện nay

Trong mọi lĩnh vực, việc xác định những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện một vấn đề nào đó phải được xây dựng xuất phát từ tình hình thực tế và chúng chỉ có ý nghĩa trong một giai đoạn nhất định. Qua khảo sát một số mặt liên

quan đến QTDH của năm học 2013-2014, chúng tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng BTTN trong dạy học vật lý, cụ thể là:

1.4.2.1. Những thuận lợi

Trong năm học 2013-2014 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Vật lý cấp THPT”. Theo đó, đã điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với HS; thay vào đó, chú trọng đến các nội dung phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu giáo dục, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường. Đây chính là yếu tố để tạo ra những thuận lợi bước đầu đối với GV trong việc xây dựng kế hoạch dạy học một cách hợp lí.

Thông qua các đợt tập huấn về sử dụng các phần mềm dạy học, cách sử dụng các thiết bị TN và các phương tiện dạy học hiện đại, GV được trang bị cơ bản nhũng kiến thức, kĩ năng về cách tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại.

Trong nhiều năm qua, cùng với việc đổi mới về PP dạy học, các đợt tập huấn về đổi mới PP và sử dụng TN đã được các Sở Giáo dục triển khai vào dịp hè, nhờ đó nhiều GV đã tổ chức được các giờ dạy học theo tinh thần đổi mới với việc sử dụng các hình thức TN khác nhau.

Các tài liệu hướng dẫn về sử dụng TN được phổ biến rộng rãi đến GV và HS.

Với sự phát triển của hệ thống thông tin điện tử, GV có thể tìm kiếm, lựa chọn và sử dụng BTTN dưới nhiều hình thức khác nhau trong dạy học, nhờ đó có thể dễ dàng truyền đạt kiến thức đến HS, góp phần vào việc tích cực hóa hoạt động HS phát triển năng lực HS.

Cơ sở vật chất của các trường ngày càng được nâng cấp, trang thiết bị dạy học cũng đã được đầu tư mạnh mẽ.

Để việc đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học phải được đầu tư đúng mức. Do đó, nhiều phòng học bộ môn đã được xây dựng, nhiều phương tiện dạy học và các thiết bị TN được bổ sung. Điều đó đã tác động mạnh đến PPDH và việc đầu tư chất lượng cho mỗi tiết dạy của GV.

1.4.2.2. Những khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi đã nêu trên, việc sử dụng các BTTN trong dạy học VL ở trường phổ thông hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn cần khắc phục:

Thứ nhất, việc đầu tư cho mỗi tiết dạy học có sử dụng TN nói chung và BTTN nói riêng đòi hỏi mất rất nhiều thời gian từ khâu soạn giáo án đến các khâu chuẩn thị đồ dùng TN, làm các TN, xử lí số liệu... Trong khi đó GV ngoài những giờ dạy theo quy định (17 tiết/tuần) vào các giờ chính khóa, GV còn làm thêm nhiều nhiệm vụ kiêm nhiệm khác nữa (hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp cho HS..). Chính điều này, khiến cho nhiều GV không đủ thời gian đầu tư cho các bài dạy học, dẫn đến việc sử dụng các bài TN trong dạy học không nhiều.

Thứ hai, hiện nay các BTTN không được đưa vào trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập HS, cùng với đó là tâm lí "thi gì - học ấy" đã ảnh hưởng đến thái độ của cả người dạy và người học đối với việc sử dụng TN trong dạy và học vật lý.

Thứ ba, đa số HS còn yếu về kĩ năng thực hành TN, đặc biệt là kĩ năng thiết kế phương án TN và kĩ năng sử dụng các thiết bị TN, một số HS có tâm lí ngại làm TN. Điều này sẽ gây khó khăn cho HS khi giải các BTTN. Nhiều trường THPT chưa có phòng TN chuyên biệt và chưa có cán bộ chuyên trách TN nên HS ít có cơ hội làm TN ở phòng TN của nhà trường.

Thứ tư, khả năng sử dụng máy vi tính và nhiều phương tiện dạy học khác (máy chiếu đa vật thể, bảng tương tác thông minh...) hỗ trợ trong dạy học của một bộ phận GV còn hạn chế. Do đó, chưa khai thác hết chức năng của phương tiện dạy học, dẫn đến việc sử dụng các BTTN trong dạy học không đa dạng, không mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THÍ NGIỆM PHẦN TỪ HỌC VẬT LÝ 11 NÂNG CAO (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w